Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

CON BỐ HIỆP!

  Mới vào học được mấy phút, nó đứng dậy ôm quần nhảy tưng tưng:
- Thưa cô, cho em xin phép ra ngoài!
Cả lớp quay nhìn, một vài em che miệng cười.
Cô nhìn nó, nghiêm mặt:
- Không được! Qui định của nhà trường là trong giờ học không giải quyết cho bất kì ai ra ngoài.
Nó lấy hai tay bưng chỗ ấy, mặt nhăn nhó:
- Nhưng em buồn...cho em ra đi cô!
- Buồn gì? Vừa ra chơi xong đấy thôi? - Cô giáo vẫn kiên quyết.
- Nhưng mà lúc nãy em chưa...em chưa...giờ tự dưng...ôi, mót quá đi, cho em ra nha cô.
Cả lớp cười rần rần. Cô dứt khoát:
- Đã bảo không là không! Năm phút ra chơi, em phải lo mà đi giải quyết những thứ tồn ứ trong người, giờ không phải lúc!
Nó bước hẳn ra khỏi bàn, tư thế ...phóng. Thấy cô lừ mắt, nó khẩn khoản:
- Tại cái giờ ra chơi của nhà trường nó không trùng với nhu cầu từ hiện thực sinh học cơ thể em mà cô!
Cả lớp cười to hơn, nhiều em lao nhao: " Thôi, cho bạn ấy ra đi cô ạ. Cười chết mất thôi!"
- Thì cái "hiện thực sinh học cơ thể em" phải tập cho trùng khớp với giờ ra chơi qui định của nhà trường vậy. - Mặt cô vẫn lạnh tanh.
- Thế nếu cái hiện thực nó vẫn cứ mâu thuẫn với những gì đã được qui định lâu nay thì sao cô?- Giọng nó có vẻ bực và pha chút mỉa mai.
- Thì hiện thực đó phải thay đổi theo cái đã qui định!
Nó quay lại chỗ ngồi, giọng nghiêm túc:
- Vậy thì thưa cô, nhà trường ta cũng phải thay đổi hiện thực đấy ạ.
- Vì sao?
Nó đứng thẳng, mắt soi mắt cô giáo:
- Trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, trang 8, dòng 4 từ dưới lên có chú thích:"Tựu trường: đến trường ngày khai giảng". Vậy mà trường ta lên lịch: ngày 14/8: tựu trường. Ngày 24/ 8: bắt đầu học chương trình kì I. Ngày 5/9: khai giảng năm học mới. Vậy tựu trường đâu phải là ngày đến trường khai giảng?
 Cô ngớ ra mất 30 giây rồi giảng giải:
- À, vì đó là phần giải thích cho từ "tựu trường" trong truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh. Mà tác phẩm đó viết từ trước cách mạng. Nghĩa của từ "tựu trường"chỉ dùng trong văn cảnh đó thôi.
- Thưa cô - nó nói ngay - em tra trong "Từ điển Tiếng Việt" của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích như vậy. Thế thì nó sẽ được dùng chung trong mọi văn cảnh chứ ạ.
Cô lúng túng cầm  khăn lau bảng chấm những giọt mồ hôi trên trán làm cả lớp lại cười nghiêng ngả.
-   Thế thì...em thử về hỏi...hỏi... bố xem, nên hiểu từ "tựu trường" thế nào cho đúng nhé.
- Làm sao bố em biết được ạ?
- Em con bố Hiệp phải không?
- Dạ phải ạ. Sao cô biết tên bố em?
 Cô hào hứng:
- Cô còn biết cả họ của bố em nữa: Phạm Ngọc Hiệp, hiện đang sống ở Sài Gòn, có blog là PN - Hiệp, đúng không?
- Ồ, thế thì cô nhầm rồi! Em họ Bùi .
" Nhầm thế nào được. Con của bố này mà mang họ của bố khác là chuyện vẫn xảy ra mà." Cô thoáng nghĩ thế nhưng lại nói to:
- Thôi,coi như cô nợ em cái "tựu trường", cô hứa sẽ tìm hiểu xem chính xác nó là cái gì. Nhưng em cũng phải hứa với cô, từ nay trở đi không giở trò láu cá để trốn học tiết văn, được không?
Nó đưa tay gãi gãi cái đầu húi cua:
- Dạ, em hứa!


51 nhận xét:

  1. Chỉ vì ngại học văn mà thằng bé nghĩ ra chiêu độc phết, Vậy nhỡ em học trò ấy có nhu cầu... nó bĩnh ra quần thì cô ân hận chết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghề dạy học anh biết rồi đấy. Ngoài nắm vững kiến thức còn phải nắm rõ tính nết từng học sinh của mình. Lơ mơ là làm trò cười cho chúng ngay. Học trò vốn từ xưa đến nay luôn nghĩ ra những trò quái đản.

      Xóa
    2. Các cụ xưa nói cấm có sai: " Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò"
      Cứ đà này thì NT sẽ tìm ra con (kí gửi) của tất cả các đấng tu mi chơi blog mất thôi

      Xóa
    3. Đúng thế chị Thu. Những em nghịch như quỉ sứ lại thường rất thông minh. Và những em đó thầy cô nhớ lâu nhất.
      Em cũng tìm thấy khá nhiều con kí gửi của các đấng mày râu trong xóm ta, chỉ chưa tìm thấy em nào giống Đỗ tiên sinh thôi. Giờ mà tìm ra một trò yêu thích cái công việc dịch thơ chữ Hán nghe cũng khó. Lỗi này là do tiên sinh nhà ta không chịu ...truyền giống vậy. He he...

      Xóa
    4. Thì tìm những em dịch Anh văn giỏi cũng đúng mà. Nếu tìm ra rồi thì cho địa chỉ để anh chị vào đón hai mệ con hắn nha

      Xóa
    5. Dạ, thế thì để em tìm xem. Nếu thấy thì em đưa về nuôi lấy tí giống nha chị? He he..

      Xóa
  2. À mà cậu Học trò cãi giỏi như thế chứng tỏ nó lắm ""văn"", thật ra là giỏi ''Văn'' Thì cho cậu ta ra ngoài thoải mái đi. Cách gì thì anh cũng cho nó ra ngoài, không giữ. Biết chắc nó nói dối anh cũng cho...Không cần có điều kiện! Hihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn thì nó không giỏi vì nó không thích học. Nhưng khi học tiếng Việt thì nó nghĩ ra đủ chỗ để bắt bẻ. Ví dụ học "Các phương châm hội thoại", có phương châm về lượng: Nói không thiểu không thừa; phương châm về chất: nói đúng, nói có bằng chứng cụ thể. Có một bài tập trong SGK thế này:
      "Vận dụng phương châm về lượng để chỉ ra lỗi sai trong câu: Én là loài chim có hai cánh"
      Một bạn gái phát hiện: câu đó thừa cụm từ "có hai cánh" vì đã là chim thì có hai cánh rồi.
      Nó đứng phắt dậy: Không đúng! Có loại chim không có cánh!
      Bạn gái vừa trả lời đỏ cả mặt. Cô nhìn nó: " Nếu em không đưa ra được bằng chứng cụ thể thì em vi phạm phương châm về chất!" Cả lớp vỗ tay, cu cậu đỏ mặt ngồi xuống.

      Xóa
    2. Người có nhiều chiêu , trò , thủ đoạn thì được gọi lóng để nhạo là người lắm ''Văn'' ý anh là thế chứ ko phải anh khen nó giỏi ...Hihi!

      Xóa
    3. Ồ, cái vốn tiếng lóng của em nó nghèo nàn lắm. Hôm nay biết thêm một từ anh Sỏi cung cấp thật hay. Cảm ơn anh.

      Xóa
  3. Thằng nhỏ lại dại thía không biết , phải trả lời như vầy nè " Thưa cô mỗi lần tắm cho con mẹ con hay nói : Ôi cục cưng của mẹ , con Chim của mẹ bé nhỏ xinh đẹp ơi là đẹp ". Thế con hỏi cô đó là con Chim giề ?
    Học sinh bây giờ tiếp cận được rất nhiều kiến thức ngoài sách vở trong nhà trường , thầy cô mà không bồi dưỡng thêm kiến thức thì sẽ nhiều lần bị cà lăm vói chúng đấy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì em phải nói rõ, mẹ nhìn vào chỗ nào để nói câu đó?
      Thầy cô cũng phải đa năng anh Salam ạ.

      Xóa
  4. Tra từ điển Hoàng Phê thì giống, nhưng cái "láu cá" thì không giống tôi đang nhìn quanh quẩn tìm xem, ngoái cái "gien" bố Hiệp còn có gien của ai khác? Hí hí!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ như Đan Thùy nói ở entry trước mà suy ra thì;
      Đích thị Gien của bố Hiệp và mẹ đẻ nó là Nhật thành...
      Bác không cãi được vì mẹ nó mới biết bố nó là ai . giờ chỉ đích thị Bố Hiệp rồi .

      Xóa
    2. Bác Hiệp ơi, nó giống bố nó cái đam mê đọc từ điển, còn giống mẹ nó cái tính láu cá. Mẹ nó là ai thì bác cố nhớ xem. Hi hi...
      Nhưng mà bố Hiệp phải chịu trách nhiêm giải đáp thắc mắc của con về cái tựu trường chứ nhỉ?

      Xóa
    3. Anh Sỏi nói cũng có lí. Nhật Thành "đẻ" ra nó qua mẩu chuyện vui này mà.

      Xóa
  5. Trường hợp nêu trên của Nó trong giờ Văn cô giáo dạy là "Tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp". Nghe ra thì cô giáo cũng đa năng và cao tay thật. Nhưng xử lý như vậy thì mất nhiều thời gian và hơi cứng nhắc, tính sư phạm chưa cao. Theo anh thì cứ cho em ấy ra ngoài và sẽ tìm cách "trị" sau. Hì hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu cho nó ra ngoài là vi phạm nội qui đó anh. Và mục đích của nó cũng chỉ để ra ngoài, trốn cái môn học mà nó không thích. Dù mất thời gian nhưng buộc nó phải nhận lỗi, phải hứa, để hôm sau không còn tái phạm.
      Đối với trò cá biệt, cô cũng phải cá biệt mà. He he....

      Xóa
  6. Nó khôn thế chắc gì đã là con bố Hiệp. Nhật Thành chả bảo "con tập tàng thì khôn"mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì đấy, nó con bó này lại mang họ bố khác, thế không tập tàng là gì? Chắc phần của bố Hiệp vài chục phần trăm anh Thái ạ.

      Xóa
  7. Hú hồn nó là con trai nên không phải con của Salam vì mình gien con gái nhiều hơn bằng chứng là 3 công chứa và một hoàng tử đấy thây .. may quá , chắc là con Hòn Sỏi đây vì Chả gien con trai nhiều ... chúc mừng chúc mừng Hòn Sỏi .. Hì hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ tưởng Salam sang đây cũng làm thơ cơ chứ...
      Sỏi có liên quan gì đâu, sau này thì không biết chứ giờ chưa có . Mấy lão hay ăn ốc rồi dúi cho Sỏi đi đổ vỏ...Chẹp chẹp! Về mặc quần chật cho chết mẹ nó trym đi. hết oan. Hứ hứ!



      Xóa
    2. Ông sui thanh minh là tự thú rồi! Nguyên nhân chỉ có một hoàng tử là vì bị rơi rụng bên ngoài hết còn đâu? Hay là thằng bé có một nửa của ông sui nhỉ? He he...

      Xóa
    3. Anh Sỏi ơi, NT thật lòng can ngăn anh đấy. Đừng giận Salam mà chém...ấy ấy như thế, nguy quá!

      Xóa
    4. Cảm ơn em đã can ngăn , anh coi đó là ý kiến quý báu! Hè hè

      Xóa
  8. Ở đời nên chấp nhận những trường hợp ngoại lệ, cô giáo nên cho cậu kia ra ngoài hơn là để đuối lý trước nó, làm trò cười cho cả lớp. Bố Hiệp hiền lành không có thằng con ma mảnh như cậu này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc cho học sinh ra ngoài trong 45 phút của tiết học là cấm đó bác Bu. Nhất là đối với học trò cá biêt lại càng không. Vì khi chúng ra, chắc chắn sẽ đi gây rối ở các lớp khác. Trò gây rối chủ yếu của chúng là bám vào cửa sổ, trêu ghẹo các em gái lớp dưới, cô thầy có nhắc nhở thì văng tục.
      Còn chuyện đuối lí thì chắc chắn rồi. Câu chuyện này phần sau NT thêm vào chủ yếu để trêu đùa bác Hiệp cho vui thôi còn thực tế nhiều khi cô thầy đuối lí vì giáo dục trò những điều mang tính sách vở, còn thực tế ngoài đời hoàn toàn khác. Trong xã hội hôm nay, nhiều vẫn đề sách vở trở nên lỗi thời, không dễ gì mà làm cho trò tin được đâu bác Bu ạ. Tuy nhiên, nhân vật cô giáo trong bài viết cầm khăn lau bảng chấm mồ hôi thì chỉ xảy ra với những giáo viên mới ra trường thôi, NT với 30 năm trên bục giảng thì dù tình huống nào cũng vững như bàn thạch!

      Xóa
  9. Cậu này thông minh quá, hihi, em đọc đoạn đối thoại mà buồn cười thú vị. Cuộc sống đôi khi là những mảng màu sắc đầy tiếng cười, cũng pha lẫn chút trải nghiệm vậy đấy, chị nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó thông minh, lém lỉnh và ương bướng nữa đó em. Em nói rất chính xác, cười nhưng là để có chút nhắc nhở khi ta trải nghiệm cuộc sống.

      Xóa
  10. Thua luôn thầy trò nhà này. Thoạt đầu em còn ấm ức sao cô k cho hắn đi, lỡ hắn mắc thiệt thì sao. đọc xong chỉ có nước cười khì phán câu của chị :" dúng là con bố Hiệp "
    Dạo này mấy bác cao thủ nhà ta nhiều con rơi thế chị hén. Hết chú Bu, giờ tới bác Hiệp. hổng biết khi nào tới mấy trùm chân rệp khác đây. hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những học trò như vậy mà trêu cô Đan Thùy thì cô khóc là cái chắc! Bác Bu, bác Hiệp rồi đến mấy bác nữa, nếu chịu khó để ý chắc tìm ra con rơi của họ ngay thôi! He he...

      Xóa
  11. sang thăm bạn, đọc và ngẵm. chúc bạn luôn thành công nhé.

    Trả lờiXóa
  12. Sao em đi dạy đã đến năm thứ 25 mà chưa từng gặp trường hợp như thế nhỉ? Câu chuyện thú vị quá chị ạ!

    Trả lờiXóa
  13. Sao em đi dạy đã đến năm thứ 25 mà chưa từng gặp trường hợp như thế nhỉ? Câu chuyện thú vị quá chị ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học sinh đổ tuổi 14,15 được coi là ương ách nhất phải không em? Cấp 1 thì còn dại nên ngoan, cấp 3 khôn rồi nên biết sợ. Học sinh cấp 2 dở dở ương ương, nhất là lớp 8, lớp 9. Con cái dễ hư nhất cũng ở tuổi này.

      Xóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. Em click vô trên kia trả lời tiếp mắc gì mạng k cho. kỳ ghê. đành chui xuống đây vậy.
    Em k đi dạy đc đâu chị iu. Em dạy mỗi thằng con em mà em phờ lun. Em mà gặp trò như vầy em...kêu nó lên dạy thế em lun quá. hì hì
    Em ủng hộ chị iu truy tìm con rơi của các bác nhà ta á. hí hí

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con em bây giờ chưa "trổ mã", chờ ba bốn năm nữa coi. Trai đẹp lúc đó mới khẳng định cho mẹ thấy!

      Xóa
  16. Ừ nhỉ, hóa ra đây là một góc diễn đàn NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY. Em ơi cứ khai thác cái này hay đấy, anh cũng ủng hộ he he!

    Trả lờiXóa
  17. "Nhất quỷ - Nhì ma" hai đối tượng này không có thực nên đối tượng ba học sinh lên hàng nhất.
    Chúng nghịch bực lắm nhưng nghĩ lại ngày xưa mình nghịch dại còn quá nó NT nhỉ?
    Mình thích mảng đề tài này NT ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là chúng rất lắm trò. Nhiều khi bực lắm nhưng nghĩ lại cũng buồn cười anh nhỉ?

      Xóa
  18. E cười chảy ra nước mắt chị ơi! có tình cảnh như thế này hả chị: "Tựu trường" trong truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh. Mà tác phẩm đó viết từ trước cách mạng. Nghĩa của từ "tựu trường"chỉ dùng trong văn cảnh đó thôi." Ước gì trong đời chỉ một ngày đi dạy, em có được như vầy. Hạnh phúc quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà chà..."Ước gì trong đời chỉ một ngày đi dạy, em có được như vầy. Hạnh phúc quá!" Nghe mà sung sướng cho cái nghề gõ đầu quỉ quá đi, AN!

      Xóa
  19. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lâu sang nhà NT mà nỏ muốn nói chuyện răng anh Hải Thăng?

      Xóa
    2. Câu tiếng Nghệ trên thiếu hai từ: "là ra".
      Muốn nói chuyện lắm và đã nói chuyện rồi nhưng thấy khuya quá sợ chủ nhà mất ngủ nên xóa đi.
      Viết tiếp dạng truyện nàynhẹ nhàng mà hóa hay Nhật Thành ạ

      Xóa
    3. Tiếng Nghệ nói rứa là ri:: Không muốn nói chuyện sao anh Hải Thăng?
      Em cũng nghĩ nên chuyển thể viết ngăn ngắn anh ạ. Nhưng thời gian này em còn bận chút việc.
      Anh không sang động viên là em mất hứng luôn đấy.

      Xóa