Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 9

  Gần sáng, Na chợt thức giấc vì những âm thanh rộn ràng khua động núi rừng. Thậm... thình! Thậm... thình! Na mở mắt nhìn ra. Trời đang tối, sao vẫn lấp lánh như những mảnh pha lê vỡ bắn tung tóe trên nền xanh mênh mông. Tiếng chày giã gạo cứ rộn ràng, cứ râm ran, cứ nhặt khoan như một dàn nhạc. Và theo  âm thanh tiếng chày, không gian bừng sáng dần. Đã nhìn thấy  những ngọn núi mờ xa trong làn mây bảng lảng. Tiếng chày thưa dần, thưa dần rồi im hẳn. Lòng Na lại  trỗi dậy những cảm xúc khó gọi thành tên. Có cái gì như là sự ngọt ngào, êm ái. Có cái gì như là sự trong trẻo mến yêu. Có cái gì như là sự tinh khôi, mới mẻ. Na bật dậy, mở cuốn nhật kí, ghi lại mấy dòng:
Màn đêm xuống, bóng đen tràn mọi lối
Khiến cho ta không nhìn thấy đường đi
Tiếng chày khua đâm thủng màn đen ấy
Ánh ban mai trở dậy tức thì!
   Phòng bên, Nga gọi sang, giọng ngái ngủ:
- Lò mò dậy sớm thắp đèn làm gì vậy?
- Ờ...Na dậy đọc sách.
- Sách với chả vở, ngủ đi!
- Nga này...
- Ừ.
- Mấy người lính đồn ấy...
- Ôi chà, họ nghịch như quỉ ấy mà, chấp gì. Một bọn đười ươi!
- Nhưng...
 Chị Lục chếch phòng bên gắt:
- Hai con ranh, im cho người ta ngủ!
Na lặng lẽ gấp cuốn sổ, cất vào túi. Trời đã sáng rõ. Nga đứng trước cửa với ba ống bương cao bằng đầu người:
- Thôi, ra suối đánh răng rửa mặt. Na chưa quen thì vác một ống, Nga hai ống.
-  Vác a?
- Vác nước, nàng ạ. Buổi sáng nước mới sạch.Vác nước về dùng trong ngày.
  Hai đứa theo đường mòn đi ra suối, sương đêm ướt lạnh bàn chân. Ngọn gió trong lành mơn man trên làn da làm Na thấy thật dễ chịu.
 Dòng suối trong văn vắt, nhìn thấy cả một thế giới đá cuội đủ hình thù dưới nước. Con suối này đổ ra sông Chu, con sông lớn bắt nguồn từ Lào, rồi gặp sông Mã tại ngã ba Giàng ở Thanh Hóa. Người dân ở đây gọi sông Chu là Nậm Sam. Nga nhặt một viên đá dẹt, nghiêng người ném trên mặt nước. Đá lướt êm, nhảy từng quãng sang tận bờ bên kia, để lại những vòng tròn loang dần, loang dần trên mặt nước vốn đang rất yên tĩnh. Đánh răng rửa mặt xong, Nga rủ:
- Thôi, về làm gì vội, lại đàng kia ngồi chơi đi.
 Hai đứa ngồi trên phiến đá lớn, sạch và nhẵn. Dưới mặt nước, lóc bóc  cá quẫy đuôi; trên cành cây, ríu ran chim ca hát. Một buổi sáng trong veo.
- Lúc tối đã sắp khóc chưa? Nga cười.
- Không khóc, nhưng mà tức chết đi được. Lính tráng gì mà ăn với nói ...
- Bọn nó chủ tâm trêu đấy, may mà tên Thánh hay tự ái nên rút nhanh, còn tên Diện, tên Hùng kia a, đùa dai lắm, ta càng khùng, bọn nó càng trêu, các cô gọi hai tên ấy là hai con đười ươi. Khi nào cũng nhăn răng ra mà cười. Bọn nó suýt soát tuổi mình cả nên cứ xưng ngang thôi, không anh iếc gì hết. Nói năng loẹt choẹt thế, nhưng mà tốt bụng. Na biết không, năm ngoái mình mới vào còn phải khóc với bọn ấy đấy.
- Mạnh mồm như Nga mà khóc?
- Không, đối đáp với họ thì Nga ngán gì. Nhưng đằng này, bọn nó dùng rắn dọa.
- Eo ơi! Đùa gì mà ác thế?
- Hôm đó Nga với Duyên đi hái rau dún. Muốn hái rau phải đi xa hai cây số. Rau dún mọc nhiều ở những vùng rừng ẩm, cạnh những  khe nước nhỏ. Nó là loại cây cùng họ với dương xỉ. Ngọn mới nhú cuốn tròn lại như cái vòi voi bé xíu. Luộc chấm cũng ngon, xào cũng ngon mà làm món nộm lại càng tuyệt vời. Kí túc mình thức ăn chủ yếu là  rau dún, măng rừng. Thường thì khi trời nắng, đi quá trưa một chút sẽ đỡ vắt. Nơi nào rau càng nhiều thì vắt càng lắm. Nhất là dưới những đám lá mục, nghe động chân người, lũ vắt ngo ngoe cái vòi lên như ngửi ngửi, rồi loáng một cái, bật tách lên bắp chân, lên đùi, có khi bật lên lưng, lên cổ. Nhiều bữa về nhà thay đồ, thấy có con còn lủng lẳng no tròn nơi bắp đùi ấy.
- Ừ, ở nhà mình chủ yếu là núi đá nên hầu như không có vắt, thỉnh thoảng vào rừng chặt nứa thì mới kinh khiếp với cái loài khát máu này. Người ta thường bảo "bám dai như đỉa", nhưng thực ra vắt bám dai hơn đỉa. Còn rau dún mình chưa ăn, nhưng có thấy rồi. Mà... Nga đang kể về lính kia mà?
- Ờ, ờ, cứ chuyện nọ xọ chuyện kia - Nga cười - Hai đứa mình đi trước, bọn nó đi sau. Khi đang hái thì ba thằng lù lù đến: " Đi chỗ khác, chỗ này bọn này đánh dấu rồi!" " Rau của rừng của rú, của riêng ai?" "Không lôi thôi, đi!" "Không!" "Chắc chưa?" "Chắc!" Thế là tên Diện móc trong túi quần ra môt con rắn dài loằng ngoằng, ngóc cổ lên trông phát khiếp. Hai đứa chỉ biết chạy lên đường mòn đứng khóc. Bọn nó hái rõ nhanh, loáng cái đầy gùi. Trước khi về còn cười hề hề: " Thôi, mót lại của mấy anh cho kĩ nha, về trước đây!"  Hôm đó về muộn, nghĩ thế nào  cũng bị chị Lục càu nhàu. Ai ngờ về đến nơi thì chị Liên chạy ra khen: "Được, đi bữa đầu mà biết lo lắng thế là tốt" Hai đứa trố mắt nhìn, chị giục: "Thôi, vào rửa ráy mà ăn cơm, biết gửi rau về trước, ở lại hái cho ngày mai nữa, giỏi thật đấy!" Bữa cơm hôm đó ngon ơi là ngon.  Rau ngọn nào ngọn nấy non tơ, mập mạp. Chị Liên làm món nộm, chỉ có muối trắng với thật nhiều ớt, ăn vừa giòn, vừa mềm. Trong bữa ăn, Duyên thỉnh thoảng liếc nhìn Nga, cười tủm tỉm.
- Có thế mà cũng khen là tốt, làm đàn ông ga-lăng với phụ nữ là chuyện thường mà.
 Nga cúi xuống nhặt một hòn cuội trắng và tròn như trứng chim, vân vê trong tay rồi hạ giọng:
- Ở chốn sơn cùng thủy tận này, tình người nó quí lắm Na à. Một câu trêu đùa nhau, một cử chỉ thân tình, một sự giúp đỡ nho nhỏ hay một nụ cười thân thiện đều làm ta cảm thấy ấm lòng. Có khi cãi nhau chí chóe, nhưng không bao giờ lính và cô giáo giận nhau đâu. Các cô giáo hỏng cái khóa rương, hư cái chốt cửa hay cái chân ghế chân bàn lung lay, nhờ một tiếng là lính sửa cho. Ngược lại, thỉnh thoảng lính nhờ cô giáo đính cho cái cúc áo bị tuột, sửa cho cái lưng quần hơi rộng...thì cô giáo cũng sẵn lòng. 
 Na nhìn bạn, lúc này không phải là một Nga tếu táo, nghịch ngợm nữa mà là một cô gái trầm lặng, suy tư, ánh  mắt mênh mang nhìn dòng suối đang lững lờ xuôi  về sông lớn.

  Tuy thế, những lần sau đó, Na vẫn không thể thân thiện hơn với lính đồn mỗi khi họ xuống chơi. Câu nói đêm đầu tiên:" Này, đứa nào tán đổ con búp bê kia tao mất hai con vịt" vẫn ám ảnh Na. Mà có sao đâu, cả kí túc hơn chục cô chứ ít gì, Na muốn đóng cửa phòng đọc sách thì cứ việc.
  Cho đến một hôm...
 Na và Sử đến phiên đi hái rau. Mùa mưa, cơ man nào là rau dún. Hái xong còn sớm, hai đứa dấu rau trong bụi rồi tò mò đi theo con đường mòn. Đi mãi, đi mãi…qua một con suối thì đến một bản nhỏ. “Bản gì đây mế?” “ Huồi Đừa”. Đang ngơ ngác, Na gặp Tóc Đầm  và Tóc Vểnh đi giã gạo về. “Ơ, sao xuống đây?” “ Đi chơi cho biết.” “ Thế à? Vui quá, vậy ở đó, bọn mình đi kiếm mấy quả trứng với ép xôi về ăn”. Đợi mãi… Tối mịt, hai kẻ kia mới vác về một ép xôi to tướng. “ Phải chờ họ hông xong, quạt nguội mới lấy được”. Thôi thì ăn rồi ngủ lại chứ biết làm sao. Đây là lần đầu tiên Tóc Đầm và Tóc Vểnh có người đến thăm nên vui lắm. Các bản lẻ, mọi người vẫn đi thăm nhau, riêng hai cô can tội " xấu chơi", nên chưa ai đến cả. Số là đầu năm, Tóc Vểnh mon men hỏi thầy hiệu trưởng, biết Huồi Đừa gần nhất nên rủ Tóc Đầm vội vã xuống dành phần khi người cũ chưa kịp vào. Thế là cãi nhau, thế là giận nhau. Ở cảnh bù, khôn ranh quá thì mất bạn mất bè, biết chơi với ai?
  Đâu khoảng hơn chín giờ đêm, Na đang ngủ lơ mơ bỗng thấy lấp loáng ánh đuốc. Tiếng đập cửa. Tóc Vểnh chạy ra.“ Thấy hai cô xuống đây không?” “ Hai cô nào? Không thấy!”Tiếng khóc òa lên của Nga : “ Ôi trời ơi, thế là hai đứa bị hổ ăn thịt thật rồi!” Na và Sử hốt hoảng chạy ra, cười nhăn răng. Trong ánh đuốc rập rờn, ba khuôn mặt lính cười tươi rói: "Thôi, thế là ổn! Đi năm, về bảy, tốt rồi!" Ba cô, một thầy và ba lính lại theo đường mòn, băng rừng lội suối trở về trường. Nghe bảo, khi tìm thấy gùi rau và đám cỏ bị rạp xuống (chỗ Na và Sử ngồi nghỉ), hai cô giáo chỉ biết đứng ở đường mòn vừa rung vừa khóc, thầy Bình thì đi đi lại lại gọi ời ời: "Na ơi! Sử ơi!". Chỉ có ba anh lính không kể gai góc cào rách da, không kể vắt sên bám đầy người, lùng sục từng gốc cây, men theo từng đoạn suối, nín thở tìm xem hổ có để lại cái đầu, cánh tay hay bàn chân của cô giáo không...
  Mỗi lần nhắc chuyện, Na ngượng lắm. Nhưng từ đó, Na đã nhìn các chàng lính trẻ với ánh mắt trìu mến hơn.

  Vâng, đó là chuyện về sau, còn trong buổi sáng trong veo ấy, Na lặng ngồi bên người đồng nghiệp, người bạn, người đồng hương mà ngẫm nghĩ cái tình người, tình đời qua lời tâm sự của Nga. Quả thật, Na đã vô cùng may mắn khi gặp người bạn học cùng lớp ngày xưa sau khi chia tay Yến ở bến xe. Yến sắc sảo, khôn ngoan và tinh tường; Nga hồn nhiên, vô tư mà chân chất, gần gũi. Bên Yến, Na "sáng mắt" ra nhiều điều; bên Nga, Na thấy mình được chở che, an ủi. 
- Nga này...
- Ừ.
- Sao Na thấy chị Lục và chị Liên khó gần sao ấy. Còn chị Lan thì cứ lặng lẽ, ít nói... 
-  Chị Lục đang có nỗi buồn riêng. Đáng ra năm nay chị hết nghĩa vụ đi bù. Dự định hè vừa rồi cưới chồng, nhưng bên bố mẹ người yêu chị ấy phản đối. Nga nghe loáng thoáng thế thôi, hai chị coi mình là trẻ con, không phải chỗ tâm sự.
- Còn chị Lan?
- Từ hồi học ở Tân Kì, chị ấy đã như thế. Chỉ vì hình thức...
 Na chợt nhớ đến một nhà văn nào đó đã viết, thường những người  đàn ông thất bại trong đường công danh sự nghiệp, những người đàn bà kém cỏi về nhan sắc họ không muốn giao tiếp với ai vì mặc cảm, vì thiếu sự tự tin khi đứng trước người khác. 
 Thấy vẻ mặt Na chùng xuống, Nga lại cười lanh lảnh:
- Lại buồn à? Vớ vẩn! Thôi,  múc nước mà về! 
Nga vác hai ống nước đi ngon lành, còn Na vất vả lắm mới giữ  cho ống bương trên vai không bị tuột xuống. Nước trong ống tràn ra, chảy ướt đẫm từ vai xuống tận gót chân.
(còn nữa)

  




49 nhận xét:

  1. Salam ơi mau vô đọc đi nè! Có còn đòi sửa lại đoạn mấy anh lính kéo chăn cô Na và thách nhau cưa đổ búp bê nữa không? Hehe
    CT chỉ biết chúc mừng Nhật Thành thôi chớ chả biết nói gì đâu! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cầu Tre à, nếu Salam hồi đó đi bộ đội, đóng quân gần các cô thì còn kéo ...cả quần nữa cơ, không phải kéo chăn đâu (nhưng là kéo quần mình ấy, vừa kéo vừa chạy. Ha ha...)
      Cảm ơn CT đã đọc. Viết có người đọc cho là vui rồi, không nói gì cũng được, CT ạ.

      Xóa
  2. Đừng tưởng phần 9 viết thế này là gỡ được cho phần 8 đâu nhé.
    Gỡ lại cái tem vàng cái đã - Mai mới soi.

    Trả lờiXóa
  3. Em viết như thế này là tốc độ cao đấy nhanh thật, đã phần 9 . Có cảm giác như mọ thứ có sẵn trong túi chỉ việc thò tay lấy ra vậy. Chúc mừng em!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Túi đựng kí ức vẫn đầy mà anh. Nhưng nhiều khi em chỉ muốn lang thang chứ không muốn viết. Vì viết mệt hơn đọc mà. Cảm ơn anh đã đông viên. (Hôm nay anh kiệm lời thế a?)

      Xóa
  4. Phần này Nhật Thành viết nhanh, chọn lọc chi tiết hợp lý và sâu sắc vì có sẵn vốn sống và chắt lọc từ những bài ký trước đây như đoạn Na và Sử đi hái rau ở lại bản lẻ khiến thầy cô trong trường và bộ đội biên phòng hốt hoảng đi tìm trong đêm.
    "Nga nhặt một viên đá dẹt, nghiêng người ném trên mặt nước. Đá lướt êm, nhảy từng quãng sang tận bờ bên kia, để lại những vòng tròn loang dần, loang dần trên mặt nước vốn đang rất yên tĩnh". Đoạn văn miêu tả ném "thia lia" này khá đẹp và thực, thiết nghĩ thêm từ "thia lia" vào cũng ko thừa mà nhấn mạnh nét đặc trưng của cách ném này để người đọc dễ nhớ hơn?
    "- Bọn nó chủ tâm trêu đấy, may mà hôm nay có tên Thánh hay tự ái nên rút nhanh". .. Đây là đoạn Nga nhắc lại "đêm qua" Na bị lính trêu ở phòng của mình. Vậy dùng từ "hôm nay" có thể hai người bạn đó hoặc nhiều người hiểu nhưng xét về mặt thời gian và văn cảnh thì e chưa phù hợp lắm. Nên chăng thay từ "hôm nay" bằng "lần này" hoặc "tối qua" ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Quang Thứ đọc thật kỹ cho chị lun. Vầy là vui lắm lun nè. hì hì

      Xóa
    2. Cảm ơn anh đã đọc rất kĩ và góp ý chân thành. Thôi thì em cứ tả thế, người đọc theo vùng miền có thể hình dung và gọi tên cách chơi ném đá này anh ạ.
      Em sẽ sửa lại bằng từ " lúc tối"

      Xóa
  5. Phần này thì em bắt đầu loạn vì có quá nhiều cái tên cùng một lúc. đã thế 2 cái tên Na - Nga nó cứ làm em bị nhầm hoài. Em phải đọc mấy lần á, mới xâu chuỗi hết chừng ấy cái tên để hình dung ra một khung cảnh có thật như đang diễn ra trước mặt. Em đọc rồi, chợt nghĩ, em chả thể nào viết nỗi một câu chuyện dài liền mạch và nuôi sống nhân vật mình nhiều như thế này được.
    Tự dưng đọc xong, nghe chị tả cảnh suối trong thấy thương ấy mà ước gì đc lên rừng, lội suối hái ...linh tinh một lần cho biết. hồi nhỏ em có ở rừng, nhưng lâu quá rồi, k nhớ nỗi nữa...,Hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, cứ lùng bùng thế cho em đọc nhiều lần đi.
      Mục đích HOA TRÊN ĐỈNH NÚI là viết về những cô giáo vùng cao trong một thời khốn khó, vất vả. Sẽ còn nhiều gương mặt khác xuất hiện, mỗi người một tính cách, mỗi người một hoàn cảnh, số phận riêng. Tất cả làm nên hình ảnh của thế hệ trẻ một thời. Em nói đến việc "nuôi " nhân vật làm chị nhớ một giai thoại của nhà văn nào đó viết tiểu thuyết, ông mệt mỏi vì phải cố nhớ để "nuôi" nhân vật cho phù hợp với diễn biến từ trước đến nay, ông chậc lưỡi: "Thôi thì cho nó chết quách ở đoạn này đi!". Thế là tạo tình huống để nhân vật chết.
      Em ước thế chỉ là đi theo kiểu du lịch thôi, còn phải sống đằng đắng mấy năm a? Đừng ước! .

      Xóa
  6. Cầu Tre ơi ! Có Salam đơi ! Không cãi nỏ phải Salam
    Qua một đêm nghỉ ngơi , sáng sớm Na và Nga ra suối múc nước xong ngồi tâm sự . Chuyện Nga kể thì chưa bàn tới , còn chuyện Na và Sử đi gặp Tóc Vểnh thì có vấn đề
    -- Chưa đủ một ngày vào Bù sao lại biết chuyện đó xảy ra ? Hay là Na có tài tiên tri biết được chuyện chưa và sắp sảy ra ? Tài tài là
    - Ở vùng miền núi các trường học cách nhau vài con Dao quăng , mà Na và Sử đi hái rau chắc cũng xa lắm thì khoảng 1km mà thôi . Mà ở đây chỉ đi một lúc , một lúc thì mọi người biết là bi nhiêu thời gian , và tốc độ đi bộ của một người là bi nhiêu mà đã gặp được Tóc Vểnh ?
    - Phần đầu chỉ mấy dòng mà ta cũng biết được Tóc Vễnh là một con người điệu đà , sành điệu thế mà ở đáy lại bắt đi giã gạo , thế có ác quá không ( Vì Salam thích Tóc Vễnh ) . Chỉ mấy dòng " đi giã gạo về " mà Salam nghe được " Tiếng chày trên Sóc Bom Bo " hình dung được Tóc Vễnh ngực để trần , mặc váy thổ cẩm hai tay cầm chày giã thình thịch thế thì còn gì là người trong mộng của Salam
    - Thế hồi ấy chế độ lương thực họ phát lúa cho giáo viên à ?
    - 23 Tuổi vào Sài Gòn Salam mới thấy được con Hổ trong Thảo Cầm Viên , thế ở đây Hổ nhiều thế à ? Sao nghe nói vùng Nghệ An " Khái " đã tiệt chủng từ hồi 1970 ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ cần nhìn thấy anh Salam là muốn...cãi! Nhưng lần này cãi lịch sự nha, cãi khi nào giáp mới thôi!
      Tác giả tài chi bằng Tố Hữu:
      "Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
      Trông đến ngày xưa trông tới mai sau
      Trông bắc, trông nam, trông cả địa cầu"
      Là tác giả kể nha, không phải Na: " Vâng, đó là chuyện về sau, còn trong buổi sáng trong veo ấy, Na lặng ngồi bên người đồng nghiệp, người bạn, người đồng hương mà ngẫm nghĩ cái tình người, tình đời qua lời tâm sự của Nga.
      Đi bao xa và hái trong bao lâu thì đã có lời kể của Nga rồi. Còn chuyện Tóc Vểnh có phải đi giã gạo hay không, giáo viên vùng sâu nhận gạo hay lúa thì anh Salam gọi điện mà hỏi nàng Tóc Vểnh theo số đt là 108.
      Anh Salam nên nhớ, đồn này là đồn lào (í quên, đồn gần Lào) nên phải có khái, Và là KHÁI LẸP!

      Xóa
    2. Cả nhà đọc câu văn sau xem nó thế nào
      (. Tuy thế Na vẫn không thể thân thiện hơn với lính đồn nỗi khi họ xuống chơi . Câu nói đêm đầu tiên " Này đứa nào tán đổ con Búp Bê kia tao mất cho hai con vịt " vẫn ám ảnh Na )
      Ta sẽ đi vào phân tích đoạn văn trên
      - Đay là phần chuyển tiếp từ 8 giờ tối hôm qua đến 6 giờ sáng hôm nay , thời gian là 10 tiếng . Những người lính đx ra về từ hồi hôm , làm sao gặp lại được ? Hay là mấy người lính chờ cả đêm trước cửa phòng ? Đọc đoạn văn trên ta có cảm giác tác giả phải gặp những người lính vài lần nữa , mới đưa ra đánh giá như vậy . Mà những người lính như tập trước mỗi tuần mới được xả trại một lần , thì thời gian Na gặp gỡ được họ cũng phải mất vài tháng . (. Tuy thế Na vẫn không thể thân thiện hơn với lính đồn mỗi khi họ xuống chơi )
      Hỏi : 10 tiếng đồng hồ thì những người lính đến chơi được mấy lần ?
      Hay là Na có máy vượt thời gian ?

      Xóa
    3. Này anh Salam!
      Chiều anh lắm tác giả mới thêm cho mấy chữ" những lần sau đó" ấy nha. Không tính được thì nhờ mèo Đô-rê-mon.
      Nếu em viết: "Lần sau đó gặp anh Salam ở Vinh" thì chắc chắn không thể là một ngày sau khi gặp anh ở Sài Gòn rồi!

      Xóa
    4. Hì hì hì ! Không cần chiều ! Không cần chiều !
      Cứ tự do mà tung tẩy ngòi bút , cứ thoải mái sáng tạo nhiều cái " Vô lý " nhưng lần sau mà bắt Tóc Vểnh địu con đi làm rẫy là không xong với Salam à nghen . Ngài mô mà ác chi ác lạ , bắt người thương của Salam đi giã gạo rồi đồ xôi , giống như mấy Mệ dân tộc mà hồi xưa đi công tác ở Sóc Bom Bo ( Bù Đăng - Bình Phước ) Salam đã từng biết .
      Có cái này trả Mệ nì , lời còm vủa mệ cho Salam khi trả lời Hải Thăng.ở bài trước " Tội nghiệp , Tội nghiệp " he he he .

      Xóa
    5. Đã thế cho Tóc Vểnh cực chết luôn! Địu lúa, gùi măng, giã gạo, ôm con, leo rẫy, lội ruộng. Làm tất, Salam xót thì đi mà giúp!
      Tội nghiệp! Tội nghiệp! Salam còn ngây thơ khờ dại thế, còn non nớt thế mà bắt làm thơ để kiếm người yêu thì thương quá! Ha ha...

      Xóa
  7. Mỗi phần sau này dần hay hơn. hay nhất là phần 3 anh lính... phần 8 t/g đưa nhân vật vào chú ý của người đọc bằng mâu thuẫn. phần này nâng nhân vật bằng hình ảnh cốt lõi khiến người đọc thỏa mãn... cùng một số chi tiết khác làm câu chuyện tăng dần sự lôi cuốn người đọc.....
    cố gắng lên nhé!....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Mưa, tác giả sẽ cố gắng trong khả năng cho phép.

      Xóa
  8. 1- Câu chuyện đã đến phần 9 nhưng Na mới ngủ ở Thông Thụ (?) hai đêm. Đêm đầu bị mấy anh lính trêu tức, đêm sau ngủ lại chỗ Tóc đầm và Tóc Vểnh, để một thầy một cô và ba chú lính tưởng hổ xơi mất hai cô rồi, phải đốt đuốc đi tìm cả đêm.
    Ấn tượng đầu tiên về phần này là được thưởng thức cảnh rừng núi hoang sơ thanh khiết và lãng mạn. Được thấy dụng cụ vác nước bằng ống bương cao bằng đầu người, được nghe tên rau “dún” rất lạ. Tiếc là tác giả không cho người đọc được biết sơ qua màu sắc hương vị của loài rau ấy. Các cô được phân công di hái ra dún, chứng tỏ nó chiếm phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của các thầy cô, của dân bản, và của đồn Biên phòng. Nhân thể nói ngay kẻo quên là nên tham khảo ý kiến của bạn Quang Thứ Trương về việc ném đá dẹt cho nó nhảy cách quảng trên mặt nước. Đấy là ném “thia lia”, cái hồn cốt tiếng Việt ta ở đó, nói ra nghe nó gần gũi thân thương vô cùng. Sự kiện các chú lính trêu tức Na phát khóc xẩy ra từ chiều hôm trước. Khi Na và Nga ra suối rửa mặt và chuyện trò thì đã là ngày hôm sau rồi. Vậy hai chữ “hôm nay” trong câu nói của Nga “may mà hôm nay có tên Thánh hay tự ái nên rút nhanh…” là không hợp lý trong cả chuỗi thời gan nghệ thuật.
    3- Câu chuyện Nga và Duyên đi hái rau dún rất cảm động. Bu tin đây là chi tiết có trong lộ trình của tác gỉa chớ không phải mới nghĩ ra sau khi công bố phần 8. Việc hai chú lính đưa rắn ra dọa cho hai cô chạy biến để quơ quàng hái hết rau và chuồn lẹ là hiện tượng không bình thường với đấng nam nhi quân tử. Vâng, không bình thường để dẫn tới một kết cục bình thường đầy tình nhân ái, tình quân dân , tình các nước. Bu tâm đắc đoạn này vì đã nghĩ ra sự việc như chính tác gỉa đã viết ra.
    4- “Mỗi lần nhắc chuyện, Na ngượng lắm. Nhưng từ đó, trong mắt Na các chàng lính trẻ thật đáng yêu”. Câu này loáng thoáng đi vào tâm lý nhân vật Na. Nhưng sự ngượng của Na có lẽ do ngủ nhà bạn để 5 người tìm. Chứ chưa phải Na thấy ngượng ngùng khi ngủ lại nhà bạn mà không có cách gì thông báo về cho chị Liên, chị Lục, chị Lan là người rất khó tính. Thời nào cũng thế, các bà mẹ Việt Nam tối kị con gái đi ngủ lại nhà bạn mà không xin phép. Nói cho cùng lí thế, chớ bu tui không muốn tác giả dài dòng lý giải tâm trạng mình tối hôm ngủ lại chỗ Tóc Đầm và Tóc Vểnh. Vâng, không dài dòng nhưng chí ít nên có vài từ nói lên cái tâm trạng đó, chớ để sau này “mỗi lần nhắc lại chuyện”… thì hơi bị muộn quá chăng!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thế anh Bu đọc chưa kĩ, cũng có thể do tác giả diễn đạt chưa rõ. Chuyện ngủ tại Huồi Đừa là chuyện của thời gian sau đó chứ không phải đêm sau. Có chỗ kết nối: "Tuy thế, Na vẫn không thể thân thiện hơn với lính đồn mỗi khi họ xuống chơi. Câu nói đêm đầu tiên:" Này, đứa nào tán đổ con búp bê kia tao mất hai con vịt" vẫn ám ảnh Na. Mà có sao đâu, cả kí túc có cả hơn chục cô chứ ít gì, Na muốn đóng cửa phòng đọc sách thì cứ việc.
      Cho đến một hôm..."
      Hồi kí được phép kể như thế, đúng không anh?
      Na ngượng là vì mình thì ăn no, ngủ ấm, để bạn bè và bộ đội vất vả tìm kiếm trong rừng như thế. Tuy rằng, lúc đấu Na không định thế, chỉ tò mò đi theo đường mòn, rồi bất ngờ gặp bản, bất ngờ gặp Tóc Vểnh, Tóc Đầm...rồi chờ, rồi trời tối. Mọi việc không theo ý định ban đầu. Mà hồi đó, tin tức chỉ chạy bằng...chân người. Phần trước đã có chi tiết: Bản gần nhất cũng cách trường chính 4 cây số (qua tìm hiểu của Tóc Vểnh ở phần 7 (ĐI BÙ), việc trở về là không thể, việc báo tin cũng không thể. Nhưng điều đáng nói hơn là Na vẫn đang tiếp tục trả "học phí" khi bước vào đời.
      Rồi em sẽ viết thêm về rau dún ở phần này. Cảm ơn anh.

      Xóa
  9. Buổi chiều đến nơi ở Na bị mấy anh lính trêu tức....Bắt đầu phần 9 tác giả viết "Gần sáng, Na chợt thức giấc" người đọc tưởng rằng sáng hôm sau liền đó. Không phải bu đâu mà có thể người khác cũng nghĩ vậy.
    Tác giả đọc anh Sa Lam cho thật kỹ mà xem "Qua một đêm nghỉ ngơi , sáng sớm Na và Nga ra suối múc nước xong ngồi tâm sự . Chuyện Nga kể thì chưa bàn tới , còn chuyện Na và Sử đi gặp Tóc Vểnh thì có vấn đề
    -- Chưa đủ một ngày vào Bù sao lại biết chuyện đó xảy ra ? Hay là Na có tài tiên tri biết được chuyện chưa và sắp sảy ra ? Tài tài là "
    Cách chuyển từ 8 sang 9 của tác giả rất dễ gây hiểu nhầm
    Nói thêm, bu tui đọc kỹ mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bắt đầu phần 9 vẫn kể theo mạch thời gian liên tục, có nghĩa là sáng hôm sau. Đúng như thế anh ạ, chỗ này không nhầm.
      Nhưng ở đoạn sau, tác giả kể theo mạch sự việc , thời gian có sự đan xen, có 2 chỗ để kết nối, đó là:
      1. "Tuy thế, Na vẫn không thể thân thiện hơn với lính đồn mỗi khi họ xuống chơi. Câu nói đêm đầu tiên:" Này, đứa nào tán đổ con búp bê kia tao mất hai con vịt" vẫn ám ảnh Na. Mà có sao đâu, cả kí túc có cả hơn chục cô chứ ít gì, Na muốn đóng cửa phòng đọc sách thì cứ việc.
      Cho đến một hôm..."
      2. "Vâng, đó là chuyện về sau, còn trong buổi sáng trong veo ấy, Na lặng ngồi bên người đồng nghiệp, người bạn, người đồng hương mà ngẫm nghĩ cái tình người, tình đời qua lời tâm sự của Nga."
      Cách kể này, tác giả Dư Khánh cũng sử dụng trong tiểu thuyết CHUYỆN CHƯA KỂ HẾT đó anh.
      Em đã sửa lại một vài chỗ, còn trò ném thia lia thì thôi, hãy cứ để như sự miêu tả qua cái nhìn của Na là được.

      Xóa
  10. Mạch chuyện gây lấn cấn hiểu lầm như bác Bu và Salam cũng có trong lão. Dồn nhiều chi tiết và nhân vật trong một khoảng thời gian ngắn gây nên sự nhầm này nếu như tác giả không giải thích.
    * Phần này viết hay hơn phần trước nếu khắc phục những lấn cấn trên. Người viết nên chú tâm vào tâm lý nhân vật Na hơn trong hành trình ĐI BÙ , trong lần đầu đặt chân đến miền đất biên giới rừng xanh núi thẳm . Từ tâm lý nhân vật khơi bật lên cuộc sống mới mẻ ở vùng cao này.

    Trả lờiXóa
  11. Thôi thì em en-tơ một cái cho nó rõ vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Em vẫn theo dõi các phần chị viết. Và cũng đọc hết các com cùng với rep của chị. Em tạm thời không nhận xét nhé. Điều em muốn là chị nên giữ ý tưởng của mình để mạch truyện thống nhất. Ví dụ phần 8 mọi người tranh luận về các chi tiết 3 anh bộ đội. Đến phần này chị "gỉai tỏa" hết, tự nhiên em thấy hụt hẫng và không còn băn khoăn gì về 3 anh đó nữa. Mà đây mới là khúc dạo đầu của cuộc sống trong bù. Họ sẽ đẹp dần lên khiến cho Na cảm tự đáy lòng- em thích như vậy hơn. Hì. Mong chị và mọi người đừng ném đá em nhé. Ném gạch thôi ạ.😊

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lộc Vừng ơi !
      " Giải toả " là " Giải toả " thế nào ? Có 10 tiếng đồng hồ mà " Giải toả " được là răng hè ? Em " Giải toả " dùm Salam đê ... Chỉ có Na là tài giỏi thôi , người ta hay nói ". Cởi chuông phải nhờ người buộc chuông " có đúng không hè

      Xóa
    2. Dạ. Em xin nhận gạch đá và xếp một đống để ... ngắm thôi. Chứ em không là tác giả nên "giải tỏa" hơi khó bác Salam ạ. Hihi. Chị Nhật Thành chắc sẽ hiểu từ "giải tỏa"của em đấy.vì chị ấy là tác giả mà.

      Xóa
    3. Lộc Vừng à, lộ trình của chị vần theo những gì đã vạch sẵn, không phải vì thấy anh Salam nhảy như choi choi mà chị rối đâu. He he...
      Chủ đề vẫn là hoa trên đỉnh núi, các chú bộ đội không phải là nhân vật chính, nhưng vẫn còn nhiều điều sẽ phải nói về họ trong bức tranh chung vẽ cô giáo vùng cao. Đến đây, ta mới chỉ thấy họ vừa tếu táo, nghịch ngợm mang tính trẻ con, vừa tốt bụng và ga lăng. Nhưng chừng đó đâu đã đủ để nói về người lính biên cương?
      Em thấy đấy, khúc dạo đầu này chưa có gì cả. Việc dạy học, rồi học sinh và bao vấn đề về giáo dục ở vùng cao là điều đáng quan tâm, giải quyết ở phía trước, chuyện vặt vãnh này chị không muốn kéo dài làm gì.

      Xóa
  13. "Tuy thế, những lần sau đó"
    Năm chứ ấy chưa đủ tạo ra một khoảng cách đủ dài để người đọc không nhầm.
    Hai bạn tóc Vểnh và Tóc Đỏ vốn điệu đà đã thông thuộc thủy thổ, nào đi giả gạo, nào đi hông xôi thì các cô giáo định nơi đây đã lâu. Nên chăng thay năm chữ trên chẳng hạn: "Đã mấy tháng ở Thông Thụ". ...Đã mấy tháng làm cô giáo....
    Bu tui vẫn thất tiếc khi bạn không dùng chữ ném "thia lia" của Quang Thứ Trương đề nghị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những lần nhân với 7 thì cũng hàng tháng đó anh. Nhưng giã gạo chày tay là việc các cô dù có yểu điệu thục nữ mấy cũng phải học ngay từ những ngày đầu, anh ạ. Các cô giống như người chưa biết bơi, nhưng khi bị quẳng xuống nước cũng phải vùng vẫy để ngoi lên vậy.

      Xóa
  14. Salam, Nhật thành ơi mỗi độc giả đều là thượng đế phải không? Hì hì
    Riêng CT đọc lại lần thứ 3 rùi vưỡn chả thấy Nhật thành phải sửa gì cả về trình tự kể và thêm chữ "thia lia". Chắc tại CT hay nhảy Ếch quen rồi hoặc do CT Thong minh laij còn thần tượng búp bê nữa nên chỉ cần NT viết "nghiêng người", "ném Trên mặt nước", " lướt êm", nhảy từng quãng" là biết ném thia lia rồi, nỏ cần gọi tên! Rồi những chữ "tuy thế, mỗi khi" "cho đến một hôm", "vâng đó là chuyện về sau, còn trong buổi sáng trong veo đó" cho CT thấy mạch chuyện rất suôn sẻ.. Chắc CT trùng tần số chi đó với cái cô Na ni rồi Salam ơi! Hay là CT với Na cũng giống Salam với tóc vểnh! Hehe
    Chạy thui, ma ra tông thui, rùa ơi, con thỏ nó trợn mắt kìa!...

    Trả lờiXóa
  15. Trước khi dzọt, cố nói nốt cho một thể:
    CT chả thích chữ tối nay lặp lại 2 lần! Thà vứt quách một chữ! Cũng chả thích hôm qua hay lần này chi cả!
    Lặn thôi, bơi thôi Salam ơi! Bao giờ Salam, bác Bu hay ai đó từ thiện ném phao xuống cho CT, không thì cứ ở đó nhé CT!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn CT, đừng chạy, đứng lại đi cho NT nói tí: tiêu chí của NT khi cầm bút (í quên, gõ bàn phím) là diền đạt thật dễ hiểu. Có lẽ do đối tượng hàng ngày của NT là các em học sinh. Vậy nên chỉ cần một thượng đế nào đó bảo khó hiểu là NT phải chú ý sửa ngay. Riêng cái từ "thia lia" thì đưa vào cũn chẳng dễ hiểu hơn cách miêu tả nên thôi.
      Khi đưa từ "tối nay" vào, NT đã nhận ra nó lặp, nhưng lười, không quay lại "thiết kế" để sửa. Trong phần này còn một vài chỗ cũng lặp nữa, NT sẽ khắc phục. Ý kiến của CT chính xác, bỏ quách từ ấy đi, không cần thiết, tốn mực in, đúng không?
      Sửa ngay đây ạ.

      Xóa
  16. Dạ. Vì thế nên em mới nói em không là tác giả mà. Em sẽ chờ đọc các phần tiếp theo đã. Còn ví dụ em nêu trên chỉ là cảm giác của riêng em thôi. Hì. Trong cảm giác của em họ đã đẹp lên hơi nhanh là do chị chọn cách viết lướt qua đoạn này - nhưng không phải là nhanh về thời gian ở bù nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị hiểu. Nhưng vì đã đẩy chi tiết lên đoạn cao trào ở phần trước (lời thoại của mấy anh lính) nên phần này tập trung giải quyết thôi. Hoe Vy viết tiếp bài mới đi.

      Xóa
  17. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  18. Ui, đọc mấy lời bình, thấy anh Bu bình kỹ ghê... Lại có cô Lộc Vừng ở đây nữa...
    À, hôm trước, Salam nói LB qua đây thăm NTH và thăm ảnh luôn, hôm nay mới qua được (bận làm nhà!, hihi...)

    P/s:
    1) Có Khi Nào viết hay lắm, LB khen
    2) Lời bình của NTH sẽ được đưa vào trong entry chính thức, 15' nữa qua xem nghen.

    TM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NT biết NGLB bận mà, nên dù hay sang đọc cũng chỉ đọc xong rồi im lặng về. Điều nữa là chủ nhà kiểm duyệt ghê quá, ngại com.
      Sẽ sang đọc đây ạ.

      Xóa
  19. Truyện chị viết rất giàu hình ảnh. Người đọc như được xem một cuốn phim quay đẹp với những góc máy mãn nhãn. Em thích cái màu trong veo của buổi sáng khi hai cô gái trẻ măng ngồi tâm sự với nhau. Có cái gì đó vừa lãng mạn lại vừa rất đời thực mà có lẽ chỉ có người trong cuộc mới diễn đạt được trọn vẹn như thế.
    Tuy nhiên, cuốn phim của chị mới chỉ đừng ở những góc quay đẹp, giống như ta xem những phim tài liệu giới thiệu một vùng đất đẹp với những con người đẹp. Qua 8 phần rồi, đến phần này thì người xem bắt đầu đòi hỏi những yếu tố "phim truyện" xuất hiện. Trong đầu người xem (đọc) sẽ xuất hiện những câu hỏi đại loại: "rồi tiếp theo là sao nữa, sao chưa thấy chuyện gì, chưa thấy nút thắt kịch tính nào xảy ra? Các cô trẻ chưa chồng hơ hớ thế này liệu có chuyện tình tay ba tay tư gì không..?" Túm lại là có mầm mống sốt ruột rồi đây!

    Và nữa, phim đang bị ngắc ngứ với cái đoạn "nhảy vọt" về thời gian mà vài bạn ở trên đã nhắc nhở. Em nghĩ chị NT thử xem lại đoạn này. Có cần thiết phải "nhảy bổ" vào một đoạn như thế không hay là cứ để đến hồi sau kể?
    Có nhiều tác phẩm mà tác giả chủ ý viết không theo mạch thời gian thông thường - Thủ pháp này cũng không có gì xa lạ. Tuy nhiên, nếu viết theo kiểu ấy thì tác giả phải nhất quán ngay từ đầu chứ không để đến phần 9 mới lòi ra 1 đoạn như vậy.

    Trả lờiXóa
  20. Còm xong rồi, nhưng nghe chừng mình nói chưa đã miệng, nên còm lại phát nữa.
    Với thể loại truyện ngắn, đôi khi không cần có một cốt truyện với những nút thắt, những xung đột kịch tính mà tác phẩm vẫn cứ là truyện ngắn. Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là một ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, với truyện dài thì không thể không có những yếu tố kể trên. Độc giả OM đang khẩn thiết kêu gọi tác giả Nhật Thành cho thấy cốt truyện "Hoa trên đỉnh núi" được kết bằng cái nút thắt lớn mang tên là gì? Từ cái nút thắt lớn ấy mới đẻ ra các nút thắt nhỏ. Còn ở đây, độc giả OM mới nhìn thấy một vài nút thắt nhỏ:
    - Mâu thuẫn giữa Na và Yến, cũng chính là mâu thuẫn trong chính bản thân Na.
    - Mâu thuẫn giữa một bên là lý tưởng, một bên là cuộc sống thật.
    - Mâu thuẫn giữa Na và mấy anh lính. Cái này thì độc giả cũng đoán được đó không phải là mâu thuẫn.
    Với vài nút thắt như thế, liệu câu chuyện có thể diễn biến một cách hấp dẫn không hay tiếp tục dàn trải kể chuyện ban ngày múc nước, hái rau, ban đêm buồn, suy nghĩ mông lung? Tiếp nữa chắc sẽ là chuyện dạy học, các cháu dân tộc học dốt, không chịu học, bố mẹ các cháu thì không hiểu tầm quan trọng của cái sự học, vân vân...

    Em hi vọng là truyện của chị sẽ xuất hiện những điều mới mẻ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì...Nóng ruột thật!
      Cứ dềnh dàng thế này thì bao giờ mới leo lên đỉnh bù?
      Những phần đầu chị đặt tên, nhưng đến p8,9 không đặt nữa. Bới khi hoàn thành chị sẽ chỉ đặt tên chương. Từ p1 đến p 10 sẽ là chương 1, qua nhân vật Na để người đọc làm quen với cảnh bù.
      Chương 2 mới đi vào phần trọng tâm, chị sẽ kể theo từng chuyện một, mỗi chuyện được xây dựng như một truyện ngắn khá hoàn chỉnh nhưng các truyện ấy vẫn được xâu chuỗi với nhau trong hệ thống nhân vật. Những điều như em dự đoán thì có nhiều nhà văn đóng cửa phòng, bật điều hòa cũng viết tốt, viết hay rồi, họ không cần dẫm một bước chân nào vào bù đâu. Qua mấy phần, có một số độc giả vẫn góp ý với tác giả là phải thế này, phải thế kia mới hợp lí, vì họ chỉ là người suy đoán, còn tác giả là người đã "nếm mật nằm gai đâu phải một hai sớm tối" ở cuộc sống vùng cao.
      Chị "nhảy bổ" vào vì không muốn kéo dài khi nói về nhân vật phụ. Và mục đích không hẳn ca ngợi người lính, mà nói về những thay đổi trong nhận thức của Na khi đối mặt với cuộc sống, buộc Na phải sống bằng thực tê chứ không phải bằng trang sách.
      Hây dà, nhưng tự nhiên thấy mệt mỏi Om ạ. Sắp tới có lẽ viết xong chương 1 rồi nghỉ đã.

      Xóa
    2. Không cần phải viết ngay đâu chị ạ. Mệt thì mình nghỉ. Trong lúc nghỉ vẫn suy nghĩ trong đầu, giống như chờ cho cái trái trên cành chín vậy. Bao giờ chín hẳn thì ta hái xuống, bảo đảm ngon hơn hái trái ương ương rồi bỏ vào thùng gạo.
      Mà nếu chương 2, chị viết được mỗi câu chuyện như 1 truyện ngắn hoàn chỉnh thì tuyệt đấy! Muốn viết được như vậy, em nghĩ tác giả phải chắc tay.

      Xóa
    3. Ừ, chị sẽ để nó chín mọng như trái ở ĐỊA ĐÀNG của em vậy.
      Chương 3 sẽ là Na của thời hiện tại.
      Khi nào có cảm hứng chị sẽ viết. Sự nhận xét, góp ý của mọi người trong làng ta quyết định một phần không nhỏ về sự thành công (nếu được) của tác phẩm. Chị rất vui khi nhận dược những nhận xét trái chiều, vì như thế mới tạo nên một sân chơi thú vị.

      Xóa
  21. Đọc HTĐN 8 và HTĐN 9 mình thấy chóng mặt về sự thay đổi về tính cách (180 độ) của mấy anh biên phòng. Từ những con quỷ sứ trở thành Bồ tát và tất cả những tình tiết bỏ ngỏ mà mình cho là bất hợp lý đã được giải quyết. Có nhất thiết phải là như vậy không? Như thế có vội vã không? Theo mình với thể loại tiểu thuyết hay truyện dài tác giả giải quyết vấn đề "nóng vội" như thế sẽ mất đi yếu tố khêu gợi trí tò mò và đợi chờ của độc giả. Tác giả đừng sợ dài độc giả đánh giá là miên man và hãy sợ viết không kín kẽ thiếu tính thuyết phục.
    Về các tình tiết mình thấy thế này:
    - Tình tiết Nga kể chuyện bị lính biên phòng dọa rắn là một tình tiết rất hay phù hợp với bản chất tinh nghich của người lính trẻ vừa rời ghế nhà trường phổ thông(Tại sao biết: Vì già thì đã là sỹ quan).
    - Tình tiết hai cô giáo đến bản Huổi Đìa cũng là một tình tiết hay Tác giả rất có lý khi để nhân vâth Nga sợ hổ báo ăn thịt bạn mình. Năm 1971 mình là bộ đội lái xe bên Lào, nhiều sáng phát hiện vết chân hổ báo trên đường tuyến, có đơn vị săn được gấu, mình đã dương súng nổ 31 viên AK vào ba con nai chụm đầu vào nhau mà không con nào bị thương.
    Tuy nhiên lý do để hai cố đến bản Huổi Đìa là chưa ổn. Rau dun nhiều nơi gọi là rau dớn rất giống cây dương xỉ, mọc nhiều ở bờ suối và nơi đất ẩm. Hái loại rau này thường không phải đi xa chỉ loanh quanh gần bản. Người Thái là người “Ăn cơm nắm, tắm cởi chuồng” và họ tiếp xúc với nền văn minh lúa nước lâu đời, họ biết trồng rau ăn, việc kiếm rau rừng là phụ thôi. Hai cô lang thang đi hai ba tiếng đồng hồ để gặp bản Huổi Đìa là không thể có. Hai cô lang thang mà đến được đó thì chả cần cố giáo cắm bản.
    Hai cô vểnh để hai bạn mình ở nhà đi xin cơm từ trưa đến tối là không thực tế; dàn dựng như thế là chưa khéo. Không có cólý gì chờ lâu như thế mà không có cô nào về tiếp bạn Và ai chứ cô Na chắc không chịu ngồi nhịn đói chờ như thế. Để hợp lý tác giả nên có đôi dòng miêu tả tâm trạng hai cô giáo nhịn đói ngồi chờ để thuyết phục độc giả chứ.
    Tác giả kiệm lời quá không?
    - Trong dàn cảnh trên tác giả lý giải tại sao hai cô xuống bản ngay buổi trưa hôm đó là không thuyết phục. Theo mình biết các cô giáo “Cắm bản” có hai nhiệm vụ chính là dạy các lớp học sinh nhỏ chưa đến được trường trung tâm và vận động phụ huynh cho các học sinh các lớp trên đến trường trung tâm học. Giáo viên này thường cố định địa bàn, thường họ phải gắn bó với nó suốt thời gian làm nghĩa vụ. Đưa một giáo viên lên miền núi đã khó, việc làm này liệu có giữ được giáo viên gắm bó với địa bàn không. Công tác tổ chức, BGH năng lực thế nào...
    ...
    Thôi thế nhé!
    Hì hí viết thì chả viết được lại hay tinh tướng. Thế đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hải Thăng đọc không kĩ nên soi nhiều chỗ không chính xác.
      - Việc đi hái rau bao xa và đi lúc nào đã có lời kể của Nga.
      - Truyện không nói đến việc đi kiếm rau của dân làng.
      - Đi từ quá trưa, hái rau xong, tò mò đi mãi theo đường mòn (phần trước đã có chi tiết bản gần nhất cách trường chính 4lm), đi hái rau 2 km rồi, tò mò đi thêm 2km nữa chẳng có gì khó hiểu.
      - Sau khi hái rau xong, còn ngồi nghỉ dưới gốc cây. Xuống đến Huồi Đừa lại chờ mãi...không bị tối mới là lạ. Chi tiết nào nói với độc giả là hai cô đi xin cơm từ trưa đến tối?
      - Anh bảo "theo mình biết" nhưng cái biết đó nó không phải ở vùng này, với một BGH ở đây, những điều chưa được kể ra. Muốn biết thế nào thì buộc người đọc phải theo dòi tiếp để tự lì giải cái vô lí ở phần này.
      Nói tóm lại, như em đã tâm sự ở bài trước, tiểu thuyết này mang tính hồi kí, mà hồi kí thì tính chân thật của sự việc được người viết quan tâm. Vấn đề là cách nhìn nhận, phán xét về những sự việc đó của người viết!

      Xóa