( Truyện ngắn của Nhật Thành)
Đã quá nửa tháng sáu. Hơn một giờ chiều, không khí oi nồng ngột ngạt đến
là khó chịu. Ngồi trong nhà, Nụ có cảm giác như đang ở trong một nồi hấp khổng
lồ. Chiếc quạt điện, công cụ làm mát duy nhất, cũng đang phả ra những luồng gió
nóng hầm hập. Nụ bật dậy, mở cửa bước ra ngoài. Lửa từ trên trời đổ xuống, tràn
lênh láng trên đường nhựa, chảy theo những ngõ xóm lát bê tông. Cây cối đừng im
lìm chịu trận.Thật vắng lặng. Một tiếng gà trưa cất lên rồi chìm ngay vào biển
lửa khổng lồ...
Đang định quay vào, Nụ bồng thoáng nghe một tiếng gọi ngập ngừng.
-
Cô ơi...
Nụ bước ra, nheo mắt lại vì nắng.
Đứa cháu khoảng mười một, mười hai tuổi, nắm chặt lấy tay
bà, khuôn mặt chín như gấc. Còn người bà, bối rối bỏ nón cầm tay, nhìn Nụ như
kẻ có tội:
-
Tôi ...bà cháu tôi
...xin đến nhờ cô...
Nụ nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà, gần như kéo cả hai bà
cháu bước qua khỏi cánh cổng sắt:
-
Nhờ gì thì cũng vào
trong nhà đã nào ! Đứng đây để nướng cho chín à?
Họ vào trong
nhà. Không khí đặc quánh lại trong cái nóng nồi hấp.
Cô bé cúi mặt, vân vê tà áo quăn queo . Bà cụ lại ngập
ngừng khổ sở:
-
Chả là năm nay cháu
nó đã lên lớp sáu...Thực sự thì...Thôi thì mọi sự nhờ cô...mong cô rộng
lòng...Tôi....tôi...
-
Xin cho nó học thêm
chứ gì? - Nụ cắt lời, đứng dậy rót
nước,trong lòng đã bắt đầu thấy chống chếnh.
-
Vâng, mong cô rộng
lòng giúp cho. Nó giờ như trẻ mồ côi, tội lắm!
Tim Nụ như bị ai
đó nắm chặt, không đập được nữa. Nụ muốn nói một câu gì đó để phá tan bầu không
khí nặng nề này, nhưng cổ họng nghẹn ứ. Mắt Nụ mờ dần đi, hai giọt nước lăn
nhanh trên má.
Không khí ngột
ngạt. Đứa bé sợ hãi nhìn Nụ, nắm chặt tay bà:
-
Thôi, cháu không học
đâu. Về đi bà!
Người bà uể oải đứng dậy, nói trong nước mắt:
-
Tôi cắn rơm cắn cỏ,
ngàn lần mong cô tha thứ... Đáng lẽ tôi không nên ...Thôi, bà cháu xin phép
cô...
Nụ chẳng nói được
gì, thẫn thờ nhìn theo bóng dáng liêu xiêu của hai bà cháu ngập trong cái nắng
trưa hè.
Trở vào nhà, nằm
vật ra giường, câu nói của bà cụ như vẳng lại từ một quá khứ xa xôi: “ Ngàn lần
mong cô tha thứ...Ngàn lần mong em tha thứ...” Sao mà mẹ con nhà họ nói giống
nhau đến thế?
Ngày ấy, bước
sang tuổi hai mươi, Nụ đã là cô giáo. Ra trường, Nụ được phân về công tác tại
một ngôi trường chỉ cách nhà có hơn mười cây số.
Thứ bảy, bầu trời hình như xanh hơn, gió hình như mát
hơn, ngay cả đám mây cũng trôi nhẹ nhàng hơn. Thứ bảy, đêm hình như ngắn lại.
Thứ bảy, cô giáo Nụ trở thành cô bé dễ thương với hai bím tóc dài mượt được tết
gọn, thả từ bờ vai tròn chảy xuống gò bồng đảo thanh tân đang phập phồng trong
làn áo mỏng. Mỗi tuần, anh và Nụ chỉ có một đêm dành cho nhau. Chiều chủ nhật anh
đã phải đi. Biết làm sao được. Cơ quan của anh thì ở xa...
Gom thương góp
nhớ suốt cả tuần nhưng khi gặp nhau, anh chẳng nói gì nhiều, chỉ nhìn sâu vào
mắt người yêu. “Sao anh nhìn em khiếp thế? Một tuần gặp nhau, em lạ lắm sao?”
“Anh muốn soi mãi bóng mình trong đó để hình bóng anh luôn trong mắt em.” “Ngốc ạ. Em phải cất giữ hình anh trong tim
chứ. Để trong mắt, người khác nhìn vào thấy đẹp trai quá rồi lại yêu mất thì
sao?” “Ừ nhỉ, nhất là yêu bộ đồ xanh công nhân này này!”
Cả hai cùng cười. Rồi im lặng. Triệu triệu vì sao trên
trời nhấp nháy theo từng nhịp đập của hai
trái tim đang yêu.
Anh hơn Nụ ba
tuổi, nhà ở ngay xóm trên. Vốn là bạn chăn trâu từ nhỏ, Nụ mến anh vì luôn được
anh bênh vực mỗi khi có “nội chiến” trong đám trẻ chăn trâu.Càng lớn, Nụ càng
xinh đẹp, một vẻ đẹp đài các, khác hẳn với đám bạn trong làng.
Xóm nông trang
của Nụ ngày ấy thường con cái chỉ học xong cấp hai là nghỉ. Thứ nhất, vì trường
cấp ba quá xa. Thứ hai, đất sản xuất thì nhiều, lại chủ yếu là đất khô, làm
màu, công việc đồng áng gần như quanh năm không bao giờ hết. Thế là, thay cho
ngày hai buổi mài đũng quần trên ghế nhà trường, các cô cậu tuổi mười lăm, mười
sáu đua nhau mài đũng quần trên nương ngô, bãi lạc.Nghỉ học sớm, rồi đua nhau
lấy vợ lấy chồng từ lúc mười sáu, mười bảy tuổi.
Anh xin bố mẹ cho
học lên, rồi đi trung cấp cơ khí. Lúc anh đi học nghề, Nụ bắt đầu vào cấp ba.
Anh ra trường đi làm, Nụ vào sư phạm. Kể cũng lạ, suốt mấy năm học ở trường, Nụ
bỏ ngoài tai những lời tán tỉnh, dửng dưng trước mọi sự quan tâm của các chàng trai, đến nỗi, họ đặt cho Nụ cái biệt
danh: “tim gỗ”. Vậy mà trái tim gỗ ấy đã rung lên khi nghe lời tỏ tình vụng về
của anh công nhân trong hè cuối cùng chuẩn bị làm cô giáo.Yêu nhau đã khá lâu,
nhưng anh vẫn không dám tiến xa hơn ngoài cái nắm tay thật chặt trước khi ra
về. Nụ còn nhớ, đêm ấy trăng sáng lắm. Trăng thả sợi vàng xuống mặt ao, trăng
dát ánh bạc lên vòm lá, ánh trăng lả lơi cùng gió đùa giỡn trong vườn ngô.
-
Thôi, khuya rồi, về
đi anh!
Anh lại nắm chặt
tay Nụ, nhìn sâu vào đôi mắt người yêu:
-
Em, trong bài hát “ Tình yêu bên cửa sổ” có câu: Tạm biệt
rồi còn đọng lại những...”
Nụ trừng mắt. Anh vội nói thật nhanh:
-
Tạm biệt rồi,còn
đọng lại ánh mắt em. Thôi, anh về đây.
Vào giường nằm,
Nụ bật cười một mình. Anh chàng cũng láu
cá thật!
Thế rồi , hè
năm ấy, anh quyết định đi xuất khẩu lao động. Trong thời gian chờ học tiếng
trước khi bay, hai đứa cùng đi xem phim, xem ca nhạc. Những đêm ngồi bên nhau
khuya hơn.Nghĩ đến ba năm đằng đẵng, lòng cả hai đều trĩu nặng. “Thôi, phải bứt
phá em ạ. Lương nhà nước ba cọc ba đồng, đến khi nào cho đủ ăn, đừng nói là làm
giàu. Thời buổi này, nghèo quá người ta khinh. Lúc về, có vốn, anh mở xưởng hẳn
hoi. Em ở nhà quản lí công nhân cho anh, anh trả gấp mười lương dạy học của
em”. “Thôi đi ông tướng. Đi thì cứ biết đi. Ai biết về có còn là của em không.”
“Anh chỉ sợ em thay lòng đổi dạ. Còn anh, mãi chẳng bao giờ hết yêu em !”
Anh quàng tay, ghì
chặt Nụ vào lòng, môi tìm môi, gắn chặt.
Khi bắt đầu vào
năm học mới cũng là lúc anh đi Hà Nội học tiếng. Vì bận chuẩn bị khai giảng, Nụ
ở lại trường ngày chủ nhật. Anh xuống, hai đứa đã thức trọn đêm bên nhau. Nụ đã
trao anh tất cả. Tự nguyện hiến dâng, không nuối tiếc. Anh đã khóc. Những giọt
nước mắt biết ơn. Những giọt nước mắt thương yêu. Những giọt nước mắt của niềm
hạnh phúc...Nụ còn nhớ, mẹ như ngất đi khi phát hiện lông mày con gái dựng
ngược lên, nước da xanh tái.Kinh nghiệm và linh tính của người mẹ đã làm bà
đứng không vững nữa, giọng lạc hẳn đi:
-
Chết thật rồi con
ơi! Có phải con đã...
-
Sao hả mẹ? - Nụ lo
lắng nhìn mẹ.
Mẹ khuỵu xuống,
mặt cắt không còn giọt máu:
-
Hỏng rồi con ơi! Con
bôi tro trát trấu lên mặt bố mẹ rồi!
Hoảng hốt, Nụ gọi anh về. Anh quyết định ngay:
-
Thế càng tốt, anh sẽ
bảo bố mẹ đến dạm hỏi và cưới ngay trước khi anh đi.
“Vợ con gì? Dẹp! Làm thằng đàn ông phải biết lo sự nghiệp
trước đã. Anh định lo cưới vợ rồi bỏ lỡ mất chuyến đi này sao? Anh có biết mẹ
phải chạy vạy, lạy lục người ta khổ sở như thế nào mới vay đủ tiền cho anh đi
không?” Mẹ đã quát lên như thế khi nghe anh đòi cưới vợ.
-
Nhưng cô ấy đã....
-
Biết rồi, nó có thai
chứ gì? Bảo nó phá đi. Hết bao nhiêu tiền mẹ lo !
-
Con xin mẹ ! Mẹ đừng
nói chuyện thất đức ấy. Con của chúng con có tội gì đâu!
Mẹ anh vẫn kiên quyết:
-
Nghe hay không thì
tuỳ. Mẹ chưa thể làm đám cưới cho anh được.
-
Được, vậy con cũng
có quyền của con. Con sẽ không đi xuất khẩu lao động nữa.
Biết tính anh con trai út, mẹ hạ giọng:
-
Thôi, để mẹ tính.
Theo kế hoạch của mẹ, anh vẫn tiếp tục học tiếng cho
xong, ở nhà mẹ lo liệu các thứ rồi trước khi bay, làm thủ tục cưới nhanh, chủ
yếu báo với bà con xóm giềng, ở nhà mẹ có trách nhiệm chăm cho hai mẹ con. Khi
nào anh về, sẽ làm đám cưới thật to.
Anh trình bày kế
hoạch của mẹ với gia đình Nụ. “Thôi, lỡ thì theo sự lỡ vậy. Con cái khôn ba năm
dại một giờ, biết làm sao!”- Mẹ Nụ thở
dài, nói với chồng.
Còn hai ngày nữa
anh kết thúc đợt học tiếng . Đang nóng lòng chờ anh thì mẹ anh xuống tận kí
túc. Nụ ngạc nhiên:
-
Ô, bác ! Bác xuống
có việc gì thế ạ?
-
Cháu khoẻ không? Bác
cắt được chén thuốc dưỡng thai, nghe bảo uống tốt lắm. Nồi đâu, bác sắc cho.
Nụ cảm động:
-
Cháu cảm ơn ạ. Bác
chu đáo quá ! Thôi, bác cứ để đó, tối cháu sắc cũng được.
-
Người ta dặn phải
sắc đúng cách, cháu ạ. Để cháu làm bác không yên tâm. Thôi, lấy nồi đây cho
bác.
Mùi nước thuốc hăng hắc, nhưng nghĩ đến tấm lòng mẹ chồng
tương lai, Nụ cố uống một hơi hết cả bát cho mẹ vui lòng.
Tối ấy, đang ngủ,
Nụ bỗng thấy bụng nhói đau. Rồi cơn đau ngày một dữ dội. Nụ gọi cô đồng nghiệp
phòng bên cạnh. Khi chạy sang, Minh kinh hoàng: giường chiếu, chăn màn bê bết
máu. Cả kí túc náo loạn lên. Kẻ chuẩn bị xe, người thu dọn đồ đạc đưa Nụ đi cấp
cứu.
Anh về. Chết lặng khi
nhìn thấy người yêu đang chìm mê mệt trên giường bệnh.
Đám cưới đã không diễn ra.
Người ra đi mang theo nỗi đau không thể sẻ chia.Người ở
lại ôm nỗi buồn một mình cay đắng.Hai gia đình trở thành kẻ thù của nhau...
“Ừ, bà cho nó uống thuốc phá thai đấy, thì sao nào ? Cháu
bà, bà không muốn nuôi thì bà phá. Nó định dở bài dùng con để cản trở sự nghiệp
của con trai bà ư? Đừng hòng! Mẹ con nhà bà cũng đừng ngồi đó mà chờ hưởng của.
Bà mất gần trăm triệu bạc, chẳng lẽ khi về, nó đem vun vén cho vợ con nó sao?
Thôi, con gái có thì, tuổi nó cũng kha khá rồi đó, xem chỗ nào vừa đôi phải lứa
thì gả đi. Bằng tuổi ấy, con nhà người ta đã tay bồng, tay dắt rồi đấy.”
“Đồ giết người! Quân ác nhân! Bà cầu cho trời tru đất
diệt nòi giống nhà mày. Con bà dù có hoang thai năm lần bảy lượt, bà cũng không
thèm gả cho nhà mày, biết chưa? Hả?”
Nụ chết lặng đi
trước cuộc đấu khẩu rợn người.
(còn nữa)
Tranh thủ vơ vội cái ngàn vàng!
Trả lờiXóaAnh nhìn em thấy "lông mày của em đang dựng ngược lên, nước da xanh xám...". Thôi khỏi cần phải đi bệnh viện để khám hay mua que thử để thử...Em chịu khó ăn uống, bồi dưỡng nhiều nhé!
Chúc em ngày chủ nhật bình an!
Em nhớ rồi. Thực ra thì que thử đa năng của anh nhiều khi cũng không cần thiết lắm đâu ạ.
XóaGửi cho em mấy đôi gà bồi dưỡng nha. He...
Hình ảnh Nụ đó đây nhiều lắm ở vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước ....Nhưng giờ đây đọc câu chuyện của chị thấy sao sao ấy, tình người, đạo đức .... bị cám dỗ của vật chất nó đè bẹp khỏa lấp hết rồi chăng? Em chờ đọc tiếp chị ạ!
Trả lờiXóaChờ chị nha, dạo này công việc hơi bị nhiều nên chưa nói chuyện nhiều. Nhưng em yên tâm, trong truyện của chị bao giờ tình người cũng quẫy đạp để không bị đè!
XóaTem vàng cho bài thơ rất ý nghĩa của anh
Trả lờiXóaMÙA XUÂN ĐÂU CÒN NỮA
Mùa xuân mùa xuân
Mùa xuân đâu còn nữa
Nhớ thương ơi lòng thấy lạnh lùng !
Mùa xuân mùa xuân
Mùa xuân đâu còn nữa
Nhớ thương ai nằm ngũ trong mùng !
Xuân ơi ta mãi yêu người ....
Ta yêu chúa xuân yêu cả bầu trời
Mùa xuân ơi ! mùa xuân ơi !
Ta yêu Việt Nam
Ta yêu tất cả mọi người trong cuộc đời...
Mùa xuân ơi ! Mùa xuân ơi !
Ta yêu từng khóm hoa mai nở trong lòng tôi
Ta yêu ánh chiêu dương rạng rỡ mặt trời
Ta yêu tất cả loài người
Đang sống trong một kiếp con người..!
Trong biển trời xanh mát
Từ rừng sâu mênh mông bao la bát ngát
Cho đến những núi đồi
Hoang vu thắm tươi
Với những bông hồng rực rỡ rạng ngời
Ôi biển trời chơi vơi...
Hoa nở trong lòng tôi
Với muôn ngàn sắc thắm
Ôi mùa xuân của tôi
Ồ ! không đâu !
Chúa xuân là của muôn người
Tô điểm núi non đất trời xanh tươi
Với những loài hoa biết nói tuyệt vơi
Mùa xuân ơi ! Mùa xuân ơi !
Mùa xuân đâu còn nữa
Mùa xuân đã đi rồi
Cho tôi ngồi đó
U buồn mình tôi...!
Tôi để hồn chơi vơi...
Nhìn ánh mặt trời
Trên những cánh đồng xinh tươi
Hay trong những vườn hoa muôn sắc
Trong những đêm
Có ánh trăng xanh
Mĩm cười với tôi
Và với mọi người
Cùng chung trong một bầu trời
Đẹp lắm người ơi !
Ôi ! Mùa xuân sẽ còn mãi mãi trong lòng tôi
Ai ơi.........................................................!
Thơ yêu
Thơ buồn thơ viết tặng anh
Chúa xuân mắt biếc long lanh nắng vàng
Tình ta là ánh hột xoàng
Ngọc kim cương đó huy hoàng đời ta
Mùa xuân có én bay qua
Chim rời khõi tổ chim sa vườn hồng
Vui xuân nhấp chén rượu nồng
Yêu xuân hôn mãi môi hồng của ai
Bình minh ánh nắng ngập đầy
Áo mùa xuân thắm trên vai ngọc ngà
Chiều vàng nắng đổ sương sa
Cho ai ngồi đó đậm đà sắc hương
Rồi ta yêu suốt đêm trường
Bởi ta ngây ngất vì hương ái tình
Mơ màng một đóa môi xinh
Vườn yêu mọng đỏ cho mình lâm ly
Tình yêu là cõi lòng si
Cho ta say chết những gì của ai
Môi yêu giờ đã ngập đầy
Bởi hương tình ái ngất ngây cả lòng !
Anh còn yêu nữa hay không
Còn tôi tôi mãi nghe lòng bâng khuâng...! (10 phút thận tặng NgTrong)
MỘT TẤM LÒNG SON
Ta mãi còn đây với sắc son
Còn trời còn nước với còn non
Còn mùa thu chết trên tàng lá
Rồi đến đông về lạnh héo hon...!
Ta vẫn còn đây với lạnh lùng
Của hoàng hôn xuống gió mênh mông
Rồi mùa đông chết theo màu nắng
Trên khói sương bay thấy chạnh lòng !
Ta vẫn còn đây ngọn gió chiều
Bên hàng tơ liễu lạnh đìu hiu
Với từng chiếc lá tung bay ấy
Trong cõi hoang vu lạnh rất nhiều !
Ta vẫn còn đây trong nắng mai
Mây buồn liểu rủ tợ sương phai
Và trong màu nắng lung linh ấy
Ôi gót phong trần ta nhớ ai...
Ta vẫn còn đây ngọn gió đông
Mưa thu buốt giá lạnh vô cùng
Rồi mai hết nắng là mưa tới
Mưa của bao đời thương nhớ mong !
Rồi mùa xuân đến ngập trần gian
Mưa đã ra đi biệt ngút ngàn
Chợt thấy nắng hồng đang chiếu rọi
Trong trái tim yêu quá muộn màng..!
Em cũng xuân và tôi cũng xuân
Trong vườn hoa nở ngập đầy sân
Mai vàng rực ánh ban mai đó
Khoe sắc hương thơm cõi địa đàng !
Ta mãi còn đây với bạn lòng
Bốn mùa thay đổi lúc qua đông
Rồi xuân mặc áo muôn màu sắc`
Ta uống cùng ai chén rượu nồng !
Thơ tình tuôn ngập lối đi
XóaHỏi rằng Bảo Lộc cớ chi lại buồn?
Lão thích truyện này và chờ đọc. Nhưng lão xin gửi thông điệp - Nụ ơi , thằng kia có cao chạy xa bay thì ...Lão tan đây lọ mọ chậm chạp vẫn mở cổng đón em ! hehe
Trả lờiXóaDạ, để tác giả nói với nhân vật nha.Nếu cô ấy còn trái tim chắc sẽ rất cảm động trước tấm chân tình của lão.
XóaTuần này công việc ngập đầu, sẽ cố gắng đăng tiếp lão nha.
Viết tiếp đi chị ơi.
Trả lờiXóaHì. Cái câu chưởi cuối cùng ấy, một lần em cũng chứng kiến ở bên hàng xóm rùi. Đúng là ....rợn người chị ợ.
Thế mà chị lại khoái nghe họ chửi nhau mới lạ! Những lúc đó, ngôn từ của họ phong phú, cách đối đáp vừa nhanh, vừa thông minh.He...
XóaTiếp đi cô!
Trả lờiXóaRồi, để cô nhớ lại đã nha.
XóaTruyện đang hay bỗng dưng xin chờ
Trả lờiXóaphải chờ thôi
chúc em an vui sk nhé
Dạ, em gái sẽ kể tiếp đây ạ.
Xóalâu ngày không gặp thăm em được đoc chuyện chúc vui nhé
Trả lờiXóa