Hai
đứa lọt thỏm giữa mênh mông màn đêm ở cơ quan phòng giáo dục. Tất cả các phòng
đều im ỉm khóa vì đang có đợt chuyên đề dài ngày ở Vinh. Ở cuối dãy nhà kí túc,
gia đình chị tạp vụ cũng đã tắt đèn. Na không tài nào chợp mắt được. Cảm giác
bềnh bồng chao đảo lắc lư khi đi trên xe vẫn chưa mất hẳn. Lũ chuột cắn nhau, đuổi nhau
chí chóe, tha những tờ giấy loạc xoạc, cọ
răng vào góc tủ rồn rột…Màn đêm là thế giới của chúng, chúng tha hồ lục lọi,tha
hồ cắn phá, tha hồ cấu véo,tha hồ vật lộn, rồi kêu chít chít loạn cả lên.
Rón
rén dậy, bật diêm thắp đèn, Na lại lấy tờ quyết định có dấu son đỏ chót ra ngắm
nghía. Dòng chữ vẫn còn tươi roi rói nét mực . Không ngờ mọi việc lại đơn giản
chóng vánh như vậy. Khi hai đứa tìm đến được phòng giáo dục đã gần năm giờ
chiều. Thầy cán bộ tổ chức đang khóa cửa để về, quay ra gặp bộ dạng lếch tha lếch
thếch của hai cô gái:
-
Giáo sinh mới đến à?
-
Dạ.
-
Ở đâu?
-
Dạ, một Diễn Châu, một Quỳ Hợp ạ.
-
Học trường nào?
- Dạ,cao đẳng sư phạm Nghệ Tĩnh ạ.
-
Môn?
-
Dạ, một toán, một văn.
-
Tốt, vào đây. May không mai tôi đi Vinh,
một tuần mới về đấy.
Thầy
lục trong tủ, lôi ra hai tờ quyết định chưa điền tên nhưng đã có chữ kí trưởng phòng và con dấu đỏ
chót.
-
Hai cô nạp quyết định của sở đây.
Yến
đưa ra tờ quyết định chung của hai đứa, thầy hí hoáy viết rồi chìa ra:
-
Đây, đi Thông Thụ nhé. Tí nữa cô Thu
(tên chị tạp vụ) sẽ chỉ phòng cho hai cô ở tạm, mai mốt có người đến đón.
Yến
rụt rè:
-
Dạ, thưa…thầy, Thông Thụ ở đâu ạ?
Thầy
nhìn cả hai đứa, cười:
-
Ở đâu đi khắc biết, trong huyện này
thôi, có qua Lào đâu mà sợ.
Thầy
quay sang khóa tủ rồi giục:
-
Thôi, lại đằng cuối nhà kí túc gặp cô Thu, giờ tôi
phải về mai còn đi Vinh. Nghe đài báo lại sắp có đợt mưa bão.
Có
lẽ đêm đã trôi qua nửa bên ngày khác.Lũ chuột thôi rúc rích. Có thể chúng đã quây với nhau
trong một cái ổ nào đó, hay chúng thấy ánh đèn mà im lặng rút lui. Na lại nhìn
ra, màn đêm đen đặc tưởng chừng như có thể xắn ra từng miếng. Na hình dung về
ngôi trường mà mình sẽ gắn bó, hình dung về khuôn mặt của những em học sinh
mà Na sẽ dạy dỗ, sẽ yêu thương, mường tượng cái bục giảng lần đầu tiên
mình lên lớp… Ừ nhỉ, thế là mình đã thành cô giáo.
Hôm biết có danh sách đi Quế Phong, thấy Na buồn, thầy thủng thỉnh hút thuốc lào,
khoan thai nhả từng vòng khói, nói chậm rãi:
-
Cái chữ cũng như hạt giống. Đã sinh ra hạt
giống là để gieo trồng. Gieo ở đâu không quan trọng, miễn là làm thế nào để nó
nẩy mầm, xanh cây, đơm hoa,kết quả.
Mẹ dừng tay nhặt đỗ, gắt:
-
Giống với chả má! Đi trên rú trên ri,
con gái có thì, qua thì rồi có ma nào rước!
Thế
là thầy mẹ lại cãi nhau. Đã bao nhiêu lần vì việc học của Na mà thầy mẹ bất đồng
như thế.Thầy tự hào về Na bao nhiêu thì mẹ lại bực bội bấy nhiêu. Hễ Na thắp
đèn hơi khuya, mẹ lại ca cẩm: “Học vừa thôi, mới mua nửa chai dầu, sắp hết rồi đấy. Học lắm có mài chữ ra mà ăn được không? Con gái lắm chữ chỉ tổ ương bướng. Rồi thì cãi
chồng xoen xoét, ích gì?” Na vặn ngọn đèn nhỏ lại như hạt đỗ xanh, che sách lại mà học. Buổi tối ngồi nấu cám lợn, ghé sách bên bếp lửa mà học. Có lẽ vì phải học sậm học sụi, học giấu học lén mà Na lại
càng khao khát khám phá thế giới kì diệu trong những cuốn sách. Na hiểu, chỉ vì cuộc sống vùng nông trang quá cơ cực. Đất trồng màu, chủ yếu là ngô, là lạc. Hoa màu chưa nẩy mầm thì
cỏ đã lún phún chen nhau. Quanh năm lo cỏ, bốn mùa lo cỏ. Cuốc cỏ đến rát mặt,
nhổ cỏ đến chai sần cả tay, ngồi bứt cỏ đến mòn cả đít. Học hành đèn sách trở
thành thứ xa xỉ. Cả xóm nông trang có ba đứa theo học cấp ba, mình Na là gái.
Chợt Yến trở mình, nói ú ớ câu gì đó rồi cười
khanh khách. Chẳng biết cô nàng mơ thấy chuyện gì mà vui thế. Na nhớ lại hai năm trước đây…
Hôm
đó đến lượt Na trực nhật. Nghĩa là lên bếp của nhà trường chọc lò nấu cơm làm
“tiết mục đêm khuya” cho cả phòng. Trời lờ mờ ánh trăng. Khu kí túc sinh viên xây trên một nghĩa địa cũ nên nỗi ám
ảnh về những con ma làm đứa gan lì nhất cũng nhiều phen rụng tim. Thế nhưng, ma
thì chưa gặp mà bảo vệ thì gặp rồi. Vô phúc bị bảo vệ tóm được, thế là phạt đi vắt than. Vừa vắt than, vừa nghe mấy chị cấp dưỡng ca bài cải lương muôn thuở: “ Chúng bay chỉ biết ăn tàn phá hại! Buổi tối
người ta nhen lò để sáng mai có bếp mà nấu cho kịp chứ? Chọc lò sập rồi, đến 12
giờ trưa đi học về chưa có cơm, lại kêu, lại réo!Cứ bảo sư phạm là mô phạm, mô
phạm mà thế à?” “ Bác ơi, sư phạm là ăn như sư, ở như phạm đấy
ạ!” “ Được, thế mấy con phạm nhà bay ngồi đó mà vắt than đến tối” Nói thế nhưng bác lại cười thật tươi:
“Thôi, khoán cho mỗi đứa ba mươi viên, vắt nhanh còn về để học”. Phạt rồi hôm sau vẫn thế, những túi gạo quê của mấy đứa nhà ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu nấu lên mới nghe mùi thơm đã toát hết cả mồ hôi lưỡi, nhịn sao được?
Na lễ mễ bưng nồi vào bếp qua cái hẻm quen thuộc. Đặt nồi xuống, sờ soạng trong góc bếp. Đây rồi! Cái thanh sắt dùng để thông lò! Na nhẹ
nhàng gạt mấy hòn than chưa kịp bén lửa. Một khoảng rực hồng hiện ra. Chưa kịp
bắc nồi, Na lạnh người khi thấy một bóng đen lẻn vào. Ngồi thụp xuống, tim đập
thình thịch, Na nín thở quan sát. Hắn tiến đến gần ...Tự nhiên lỗ mũi Na ngứa không chịu được. "Hắt xì..." Choang! Cái nồi trên tay hắn rơi xuống. Gạo, nước đổ tung tóe. Na thầm thì: “ Tớ cũng đi nấu cơm mà.”
“ Đổ...hết rồi!” Giọng nói nghe ướt nhòe nước mắt. Hai đứa lọ mọ hốt...Chỉ cứu được độ một phần ba! Na vốc gạo từ nồi mình sang cho hắn.
“ Đổ...hết rồi!” Giọng nói nghe ướt nhòe nước mắt. Hai đứa lọ mọ hốt...Chỉ cứu được độ một phần ba! Na vốc gạo từ nồi mình sang cho hắn.
-
Chết, làm thế lỡ ra....
-
Yên tâm, tớ chuộc lỗi.
Hai đứa mò mẫm ra giếng múc nước, vo gạo...
-
Ma!?- Cả hai gần như đồng thanh, lạc cả giọng, lần mò nắm chặt tay nhau, run lẩy bẩy. Nín thở. Lấm lét nhìn về phía phát ra âm thanh đáng sợ. Tiếng ma nữ:
- Ra trường rồi biết có về được một nơi hay không? Em biết tỏng tính anh, đi đâu vui đó, rồi anh sẽ quên em ngay cho mà xem!
Tiếng ma nam:
- Chỉ được cái nói xấu cho người tốt! Dù ở đâu, anh cũng chỉ nghĩ về em thôi. Nào, cho anh thương...
- Ứ cần!- Ma nữ nhõng nhẽo.
Hai cái bóng đen dưới ánh trăng mờ quyện chặt vào nhau. Hai đứa bấm tay, cười rinh rích. Hóa ra nơi góc khuất của nhà bếp thường lưu truyền bao câu chuyện ma rùng rợn này lại là nơi lí tưởng nhất cho những cặp yêu nhau.
- Ra trường rồi biết có về được một nơi hay không? Em biết tỏng tính anh, đi đâu vui đó, rồi anh sẽ quên em ngay cho mà xem!
Tiếng ma nam:
- Chỉ được cái nói xấu cho người tốt! Dù ở đâu, anh cũng chỉ nghĩ về em thôi. Nào, cho anh thương...
- Ứ cần!- Ma nữ nhõng nhẽo.
Hai cái bóng đen dưới ánh trăng mờ quyện chặt vào nhau. Hai đứa bấm tay, cười rinh rích. Hóa ra nơi góc khuất của nhà bếp thường lưu truyền bao câu chuyện ma rùng rợn này lại là nơi lí tưởng nhất cho những cặp yêu nhau.
Bưng cơm về, Na lấy cớ đau bụng và lên giường, đắp chăn kín mít. Hà “sùng” lo
lắng:
- Đau thế nào? Mình có lọ dầu gió Trường Sơn đây, xoa tí là khỏi ngay, rồi dậy mà
ăn cơm.
- Không
cần đâu, các cậu ăn đi, mình không muốn ăn.
- Nhưng
cậu không ăn thì bọn mình nuốt sao nổi? – Mai “dói” giả bộ rầu rĩ.
Mùi
cơm lọt qua thớ chăn, thông qua mũi, thấm vào tận từng tế bào trong dạ dày,
trong ruột non, đánh thức cơn đói trong Na trỗi dậy.
Loáng một cái, bảy bát cơm đã yên vị trong bảy cái dạ dày chúng nó. Bỗng Lan
Hương dè dặt:
- Sao cũng chừng đó gạo, hôm
nay tớ thấy...
- Xuỵt!
- Ừ nhỉ, trứng luộc còn ngót
nữa là...hi hi... Giọng Lộc “ choẹt” lè rè với cái cười đầy ẩn ý.
Chiều
hôm sau, khi Na đang ngồi ở thư viện ghi chép mấy câu tục ngữ vào sổ tay thì
Yến đến.
- Na đặt chỗ ở đây rồi hay
sao mà hôm nào cũng ngồi thế?
- Gần như vậy.- Na ngẩng lên.
- Lúc
tối cả phòng bị ăn một bữa “cơm hấp than đá” – Nó cười để lộ hai chiếc
răng khểnh xinh xinh.
- Vậy bọn nó có nói gì Yến không?
- Còn nói gì? Mình kể, cả bọn
cười vỡ bụng rồi thi nhau chén sạch.
- Cậu đọc gì?
- Mình còn cả đống bài tập,
thì giờ đâu mà đọc. Lên gặp Na một chút thế thôi.
- Ai bảo Yến thi vào khoa
toán mà học cho khổ? Bọn mình học văn khỏe re! Có đứa cứ nhởn nhơ thế mà đến kì
thi cũng đủ điểm như thường!
-
Này, không mượn cậu thương hại đâu. Bọn mình chỉ khổ ba năm, còn khi ra trường đi
dạy thì nhàn: “ dạy toán, học văn, ăn thể dục”- Yến lại cười khoái chí – Ôi chà, thật đáng thương hại cho những kẻ nhàn ba năm mà khổ cả đời, hì hì...
Na nguýt nó:
-
Dân toán là phải, chỉ được cái dùng từ ẩu! Người ta chỉ dùng từ “thương hại” khi
phải rủ lòng thương xót người khác, biết chưa? Dạy văn có vất vả thật, nhưng
đâu phải bất hạnh mà thương hại? Người dạy văn mới đúng là “kĩ sư thiết kế
vạn tâm hồn” đấy, hiểu không?
-
Triết lí nhiều quá, người choắt đi là phải - Yến lại nheo mắt cười thật duyên.
Na chìa tay ra:
Na chìa tay ra:
-Nào,
mình sẽ là bạn của nhau!
- Yến đến đây cũng chỉ để nói thế.
Hai
đứa bắt tay nhau thật chặt.
Na lại nhìn khuôn mặt của Yến. Trong giấc ngủ, nó càng đáng yêu lạ! Xô khẽ cô bạn
vào phía trong, Na nhẹ nhàng nằm xuống. "Ừ, ngày mai mình sẽ hỏi chị Thu xem
Thông Thụ nằm ở chốn nào!"
(còn nữa)
Đã đọc! Phần này được đấy!
Trả lờiXóaNhặt được ít sạn anh sẽ góp ý sau,, Hihi!
Phần này viết hay hơn nhiều so với phần trước. Phần truyện chiếm tỷ trọng nhiều hơn phần chuyện nên ít nhiều hấp dẫn hơn.
Trả lờiXóa- Những râu ria trong lan man tình tiết cũng đã được gọt bỏ nên câu từ , ngữ cảnh thoáng hơn , dễ thở hơn khi đọc ! Cách viết có kỷ thuật .
- Những mảng đối thoại trong truyện hơi gượng , chưa thật sự gần gũi với đời thường , là nhược điểm của phần này .
- Khắc họa nhân vật và lột tả trực diện hoàn cảnh là cách viết khá quen thuộc của tác giả , phần này viết có kỹ thuật hơn
Mấy lời nhận xét mang phong thái...Thầy, sau khi đọc , cho nó ...Oai !
Đã là lời Thầy, dù đúng hay sai, trò không dám cãi. Sợ thầy không cho lên lớp! He he...
Xóaquá chuẩn
Xóa
Trả lờiXóaCài từng hồi cảm xúc sao cho khớp là được, không nhất thiết phải trình tự thời gian, em làm tốt. Phần này được lắm.
Nhưng em cần chú ý :
1/ Môi trường giáo dục là môi trường trí thức. Những lời thoại của em hầu như ''nói trống không'', Thiếu chủ ngữ em ạ! VD:
- Các em là giáo sinh mới đến à?
- Thưa thày vâng ạ!
.... Hầu như tất cả các câu hỏi cũng như câu trả lời em xem lại, sửa ngay
2/ Câu văn của em chưa gọn, hơi bị lê thê .
Viết như anh là viết bông phèng cho vui thì sai xót chẳng sao, còn em nghiêm túc một chuyện dài. Anh góp ý chút thế, em xem lại nha! Nếu phật ý em thì anh xin lỗi.
Khi kể chuyện, kể bằng lời thoại bao giờ cũng kì công hơn kể bằng lời kể anh ạ. Vì kể bằng lời thoại cần chú ý đến ngữ cảnh, tính cách nhân vật, vai xã hội của người tham gia hội thoại. Thầy cán bộ tổ chức quá quen với việc tiếp nhận giáo viên mới, lại là người vai trên (cả tuổi tác và địa vị xã hội), thầy cũng là người rất có quyền hành (quyết định phân công công tác, điều tiết giáo viên, thuyên chuyển...). Chi tiết thầy có những quyết định khống phần nào lí giải thái độ của thầy trước đó.Hai cô giáo lơ ngơ, thậm chí không biết đó có phải là thầy không, ngay cả câu hỏi cuối cùng, cũng ngập ngừng trước khi gọi...thầy.
XóaEm sẽ xem lại câu văn, nếu chưa hợp lý thì em sẽ sửa.
Tôi có ý nghĩ hơi khác với anh Sỏi về những câu thoại trong phần này. Tôi nói hơi khác vì một mặt tôi công nhận nhiều lời thoại là nói trống không chưa mang tính mô phạm. Nhưng tôi thấy cách nói trống không ấy chỉ chủ yếu ở phía cán bộ phòng chứ các giáo sinh thì vẫn rất lễ phép. Đó có thể là một thực tế mà Nhật Thành cố ý giữ nguyên đẻ nhằm khắc họa một tính cách nào đấy của nhân vật này cho phù hợp với toàn cục của tác phẩm chẳng hạn.
Trả lờiXóaVề phần này tôi mới đọc qua và cảm nhận là NT viết vẫn tốt. Tuy nhiên để nhận xét cụ thể hơn thì phải đọc lại đã. Hôm nay tạm thế NT ha!
Chị hiểu đúng ý em rồi đó. Lời thoại phần nào thể hiện tính cách nhân vật chị ạ.
XóaEm sẽ chờ những nhận xét cụ thể của chị nhé.
( Giống với chả má ! Đi trên rú trên ri , con gái có thì, qua rồi thì có ma nào rước ) . Đó là nỗi lòng chung của các bà mẹ khi con gái đi lên vùng rừng sâu nước độc . Theo tôi thì câu này để mẹ nhỏ Yến nói thì có vẻ hợp lý hơn . Bởi Yến ở Diễn Châu là vùng đồng bằng ven biển . Từ nhà Yến lên đến Quế Phong gấp đôi nhà NT . Mà gia đình NT sống ở Quỳ hợp cũng là miền núi rồi , đi lên miền núi tiếp thì chẳng có gì đáng ngại
Trả lờiXóaĐoạn trao đổi cuối bài về học văn và toán hơi bị khiên cưỡng , hơi sáo rỗng không được thật cho lắm
Hồi đó chưa có dầu gió Trường Sơn , mà chỉ có dầu Nhị Thiên Đường và Cao sao vàng , có sự nhầm lẫn ở đây
Bài viết tạm ổn , ít tự sự , những đoạn đối thoại cộc lốc như " Ở đâu " hay " Môn " rất thật vì đó là cách nói đặc trưng của dân Nghệ
Thời sinh viên là tiếp nối cửa PTTH , cho nên tính chất trẻ con vẫn còn quậy phá rất vui , ở bài viết này " Hiền quá "
- Giống với chả má ! Đi trên rú trên ri , con gái có thì, qua rồi thì có ma nào rước.
XóaMẹ nói thế, vì cô con gái đã vùng vằng không chịu về Hưng Nguyên do một nguyên nhân khác. Cuối cùng Quỳ Hợp cũng không được, phải lên tận Quế Phong. Mẹ bực mình nhiều về điều này, nhưng chi tiết ấy chưa kể ở đây.
Lời thoại mà Salam cho rằng "không được thật cho lắm" ấy lại đúng như ngoài đời đấy,Salam ạ. Thời gian sự việc này xẩy ra ( 1984), có dầu Trường Sơn rồi, quí lắm vì rất hiếm.
Đúng như Salam nhận xét, các sinh viên trong đoạn này hiến quá, thực tế thì quậy ghê lắm.
Lời thoại nhân vật thể hiện đặc trưng vùng miền, ví dụ:
- Em ơi, xoài bán bao tiền một cân vậy em? (Bắc)
- Này, xoài mấy? (Trung)
Còn ở Nam thì nói thế nào hở Salam?
Salam nói rất đúng - Thời sinh viên là tiếp nối của PTTH , nên tính trẻ con vẫn còn , quậy lắm .Cũng như nhận xét của lão về lời thoai có phần gương gạo thì Salam cho là hiền quá. Xưng hô thời sinh viên từ điển dân xứ nghệ không hề có Tớ và cậu. chỉ cóTao và mày hoặc là xưng tên gọi là mình . Tác giả có lẽ đã suy nghĩ nhiều cho phần chuyển ngữ này khi viết trước công chúng .Nên nó có phần gượng gạo. Nhưng theo lão , cứ manh dạn sử dung đúng ngôn ngữ bản địa vì sự việc xảy ra ở đây. .
Trả lờiXóa- Mình ngồi chỗ này quen rồi, Yến ạ.
- Tụi bay cứ ăn đi , hôm nay mình thấy hơi mệt .
.....
Rất đời thường , không cần chuyển ngữ mà mọi người vẫn hiểu. Đó là thời sinh viên , sau này thành cô giáo thì có thể xưng hô bằng cách khác , không tao mày được nữa là hợp lý. Nên sữ dụng ngôn ngữ cộng đồng phổ biến như kêu tên xưng mình .
Dẫu sao , phần này tác giả viết làm lão cũng...phải lòng .
Đúng là tác giả đã suy nghĩ về cách xưng hô cho nhân vật của mình, những giáo sinh ở trường sư phạm. Thực tế thì các thầy cô hồi ấy cũng nhắc nhở: Ngoài việc học kiến thức, phương pháp, kĩ năng để trở thành thầy, cô giáo, các giáo sinh cần học ăn, học nói cho mô phạm, Không chỉ học mà còn rèn luyện để tạo thành thói quen, thành phong cách nhà giáo.
XóaHiện trong trường học bây giờ, sổ theo dõi nề nếp của Đội cũng có mục ghi lỗi về nói năng. Trên lớp học không được mày -tao mà phải gọi ban - mình. Tác phẩm viết có thể sau này cho các em học sinh đọc,tác giả là một nhà giáo, việc cân nhắc khi dùng từ ngữ là rất cần thiết.
Có lẽ sửa lại cách xưng mình, gọi tên như góp ý của Lão phù hợp hơn. Em sẽ sửa lại.
NT hiểu sai ý của SL zùi ! Ở đây tôi muốn nói những mẩu đối thoại ngắn gon , có phần cộc lốc là đặc trưng của người xứ Nghệ . Cho nên những mẩu đối thoại trong này lầ đúng , như bản chất của người vốn có của nó , không lẫn vào đâu được
Trả lờiXóaTất cả sinh viên cùng lớp đều gọi nhau là mày tao , chỉ những đôi có tình ý với nhau thì mình và xưng tên ( Nhưng chỉ riêng hai người với nhau mới gọi thế , còn giữa đám đông mà gọi thế thì chết với tụi Quỷ liền ) . Hồi trước 1978 tôi cũng học trung cấp nghề ( Hồi đó chưa gọi Cao đẳng , ví dụ như 10+1 , 10+2, 10+3 ) Bên Nghi Xuân Hà Tĩnh , từ cây Da lách vào sâu trong núi
Tụi con gái trong lớp quậy chẳng kém lũ con trai , cũng đi ăn trộm khoai , ngô, của dân . Hồi đó chưa có ti vi nên thú vui duy nhất là đêm đêm đi rình mấy anh chị lớp trên yêu nhau ngoài bãi hoặc trên núi , tụi con gái cũng chẳng vừa chúng cũng vậy , phải nói là phê lòi mắt . Bây giờ gặp nhau chúng cũng hay nhắc tới thời đó
Còn trong Nam khi mua đồ người ta hay hỏi
ĐŨA bi nhiêu một.chục Dì ? Trả lời
Mười ngàn con ơi !
Là con trai mua , còn con gái thì cho không , còn khuyến mãi thêm một đôi đũa cả dài thiệt là dài . Sướng heng .....
Ở Nghệ An có 2 trường trung cấp sư phạm, một trường ở Nam Đàn, một trường ở Tân Kì. Trước đây trường Tân Kì đào tạo cả gv cấp 1 lẫn cấp 2 (10+ 3 và 7+ 3 dạy cấp 2 còn 10+2 , 7+2, 10+1 dạy cấp 1). "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", trường sư phạm miền núi Tân Kì có giai đoạn chỉ cần làm đơn là vào học, không phải thi. Ngoài ra có trường Cao dẳng sư phạm Nghệ Tĩnh đào tạo gv cấp 2, Đại học sư phạm Vinh đào tạo gv cấp 3. Thời mà NT học, chỉ được đăng kí1 nguyện vọng để thi, hoặc cao đẳng, hoặc đại học. Điểm tuyển sinh chênh nhau 1 điểm. Trong 1 lớp có nhiều độ tuổi khác nhau, do có người thi năm 2, năm 3, thậm chí năm 4 mới đậu. Vì vậy gọi anh/chị xưng em cũng nhiều.
XóaRiêng cái vụ đi rình người ta yêu nhau thì NT rất hăng hái. Có lần đã bị ngã lăn quay do leo lên cây để nhìn người ta...hôn nhau!
Khi nào đủ tiền vé máy bay, có lẽ em sẽ vào để được anh Salam khuyến mãi đôi đũa cả. He he...
""Giống với chả má ! Đi trên rú trên ri , con gái có thì,"" Câu này trong còm của Alaykum Salam,
XóaLão Người Campuchia này, hết dọa dẫm rồi lại giương đông kích tây., kể cả chiêu thí ngon thí ngọt . Đến còm này thì lão quay ra quan tâm đến em NT chuẩn bị cho NT đến cả chục đôi đũa, cho một chuyến đi theo tua. Tuy quan tâm NT nhưng thực ra NT sẽ phải dùng đũa khi gặp Salam, ngay và luôn đấy. Rồi có đến Lão 262 thì chắc cũng tốn đũa lắm chứ chả đùa (Nhìn người thì biết) Hè hè!
Chuyến đi này của NT gian nan nhể nhể ...mà thú vị!
Có những việc mệt người thì bực bội, người ta hay nói: nhọc thì nhằn. Nhưng có những việc mệt mà lại...thích, Chỉ tội Salam tốn đũa thôi, còn NT vốn dân Nghệ, rất chịu khó, không sao cả. He he...Chắc chắn phải thử...gắp Salam trước để thử chất lượng đũa chứ!
XóaNghe phong phanh là NT tháng tới đi du lich theo đoàn vào SG - VT. Cũng nghe phong phanh lão Bu mời NT vào nhà tặng sách gì đó. Nhà lão Bu ở chung cư 27 tầng , nước làm gì đủ uống chứ nói chi tắm. Vì thế , Salam ....vót đũa từ giờ là vừa. Trước khi đi VT thăm lão Bu , Salam nên mang đôi đũa tặng NT . Nhưng theo lão , đồ tặng nên tôn tốt một chút , nghĩa là hơi chắc chắn một chút . ( Lão bu trên 70ký ) Và cho chắc ăn , Salam cứ thử...của nhà trước khi mang tặng NT .
Trả lờiXóaPhàm những người hay đọc sách , thường nặng phần hạ vì ngồi nhiều quá ! hehehe
Đoản văn của LÃO chứng tỏ LÃO thông hiểu Kinh Dịch lắm.
XóaDịch nói rằng số lẻ 1.3.5.7… là dương, số chẵn 2.4.6.8… là âm. Đôi đũa của LÃO đích thị âm. Mà âm dương hài hòa thì sự vật mới tồn tại và phát triển được. Đôi đủa đã âm thì phải gắp những gì dương… chẳng hạn cục than hồng, chớ gắp đồ âm như …cục nước đá chẳng hạn thì vô duyên lắm, hihi
THƯ GIÃN
Trả lờiXóaHòn Sỏi không gạ được bà hàng xóm đi hat karaoke , nên chán đời đi tập thể hình . Nhờ chăm chỉ luyện tập nên có một thân hình vạm vỡ ( Giống Lão Quái 262 ) nên Y tự hào rất
Một hôm trong quán cà fe Sỏi làm quen được một em vô cùng khả ái , đó là NT . Xong chầu cà fe hắn rủ NT về nhà chơi , mệ đồng ý ngay ( Vì đã lâu không có ai mời )
Về đến nhà vào phòng ngủ Sỏi cởi áo và gồng tay để khoe hai bắp tay săn chắc
Em xem nè ! Hai bắp tay anh là 100 ký thuốc nổ đó
Tiếp tục Y cởi quần dài để lộ hai bắp đùi vạm vỡ
Nè em ! Hai bắp đùi anh là 1000 ký thuốc nổ nữa nè
Tiếp tục Y cởi quần xịp , NT vừa liếc qua đã hết hồn xách bóp bỏ chạy
Này NT ơi sao em lại bỏ chạy nhanh thế ? Sỏi ngạc nhiên !
NT vừa chạy ra tới cửa vừa la toáng lên như người vừa thấy ma
Ối giời ôi ! Ối làng nước ơi ! Một ngàn ký thuốc nổ mà cái " NGÒI" vừa bé vừa ngắn như thế không chạy nhanh nó nổ cho banh xác đi à
Ô chà chà! Giời ạ!
XóaHôm trước bên nha Sỏi NT nói ""Thế là hiểu rồi... Có cái gì mà gắp"" Nay Anh Sa lam lại chê ngòi vừa bé vừa ngắn...Mà có lẽ thất vọng nhất là cái ngòi này à... Chẹp chẹp ! Làm thế nào bây giờ!
Hòn Sỏi không gạ được bà hàng xóm đi hat karaoke , nên chán đời đi tập thể hình . Nhờ chăm chỉ luyện tập nên có một thân hình vạm vỡ ( Giống Lão Quái 262 ) nên Y tự hào rất
XóaMột hôm trong quán cà fe Sỏi làm quen được một em vô cùng khả ái , đó là NT . Xong chầu cà fe hắn rủ NT về nhà chơi. Nàng liếc nhìn thân thể vô cùng cường tráng của Sỏi, chợt nhớ đến chuyện ngày xưa...
Hồi đó, nàng cuungf mẹ đi nhổ lạc, gặp đám lạc rất tốt, nhưng nhổ lên củ vừa ít, vừa nhỏ. Nàng hỏi mẹ:
-Sao chỗ này lạc tốt thế mà củ lại nhỏ nhỉ?
Mẹ bảo:
- Thường là thế, tốt dây xấu củ!
- Nhưng sao tốt dây lại xấu củ hả mẹ?
- Thì có bao nhiêu mỡ màu đem nuôi dây hết rồi thì củ nhỏ chứ sao.
Nghĩ vậy, nàng thở dài.
Sỏi nhìn nàng:
- Sao em lại...
- Em nghĩ anh Sỏi nên mua thuốc...
- Thuốc gì? Ở đâu?
- Nói ra ngượng lắm, nhưng anh cứ đễn chỗ này:
http://tan262.blogspot.com/2013/01/viet-them-tuoi-chom-gia-0828-10-thg-11.html
Đọc còm của các ông các bà cười khùng khục...đóe dừng được , chết mất thôi.
XóaNT ơi không phải dùng thuốc, cũng không cần dùng đũa gắp yên tâm đi, Hú hú!
Này Sỏi ơi.
XóaChuột Chù chê Khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời - Cả họ mày thơm !
hehe - Ca rao đấy nhé.
Em vào nhà chị, đọc truyện chị xong, bao giờ cũng đọc các comment góp ý của các vị cao thủ ở đây để rút ra cho mình một kinh nghiệm viết. Thật thú vị và hay chị ạ. Mỗi người một nhận xét mổ xẻ từng cái chưa được và được, điều ấy, nhất là với những người viết như chị em mình rất quý chị hén.
Trả lờiXóaMong truyện của chị sẽ hoàn thiện cách viết hơn nữa qua từng phần.
Nhân vật bà mẹ có cách suy nghĩ y chang bà nội em. hì hì
Đây là Hội đồng biên tập đó em. Họ thông minh, hài hước và đặc biệt là tinh như...cú mèo! Hà hà...
XóaNgười mẹ nào cũng lo con ế, mẹ chị cũng vậy.
Vui nha em.
Thế côYến bây giờ thế nào ? So với Nhật Thành thì sướnghơn hay khổ hơn ? Nhật Thành có hay làm "ma nữ" ở gần bếp không ?
Trả lờiXóaAnh cứ thích lật trang cuối đọc trước thế à?
XóaEm hồi đó chỉ đi rình ma là giỏi thôi. Hi hi...
1- Nhiều bạn bảo phần này hay hơn phần trước. Mới đọc qua, bu tui có vẻ đồng tình như thế, nhưng xem kỹ, lại phân vân. Trong cả hai phần thấy cảm hứng sáng tạo của tác giả như nhau, năng lực thể hiện như nhau. Phần “Khởi cuộc hành trình”, sự việc khuôn lại trong ngồi nhà nhỏ. Cô gái - nhà giáo tương lai - chợt tỉnh giấc, không ngủ tiếp được, ngồi dậy xem Thầy lụm cụm hơ lá chuối gói cơm. Nhìn Thầy làm, trong cô trào dâng niềm thương vô hạn. Cô bùi ngùi nhớ lại những nắm cơm gói bằng lá chuối năm nào của thầy để cô mang về tận Vinh. Thành công của tác giả ở đây là tạo ra được một không gian nghệ thuật tinh khiết, tĩnh tại, dịu ngọt từ không khí cây vườn ban mai, cho đến thâm tình phụ tử.
Trả lờiXóa2- Phần hai “Đêm chờ” hoàn toàn khác phần một. Tiết tấu sự kiện đã dồn dập hơn, kịch tính hơn, cô giáo hôm nào ngồi bó gối xem thầy gói cơm đã đối diện với những tréo ngoe của hoàn cảnh. Đêm lạ nhà không ngủ được, lại bị lũ chuột quấy rầy, cái địa danh Thông Thụ nghe lạ hoắc, hỏi, thì thầy chỉ nói không phải bên Lào. Cô giáo miên man nhớ lại kỉ niệm xưa với những chỉ tiết trinh thám: trèo cây rình “ma” yêu nhau, lại gặp “ma” trong bếp, vì cái hắt hơi mới biết “ma” là bạn Yến cũng đi nấu cơm cho “tiết mục đêm khuya như mình…Những gì bu vừa nói tuần túy là trần thuật, được cái tác giả dẫn chuyện lưu loát có duyên. Nhưng nỗi niềm tác giả làm réo rắt người đọc chính là chi tiết giả bộ đau bụng trùm chăn nằm. Hơi cơm gạo ruộng của các bạn đưa lên từ Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu thơm lừng lọt vào chăn làm cô giáo cồn cào cả ruột non ruột già nhưng cô nghiến răng chịu đói, vì đã vốc bớt gạo cho bạn…Dẫn giải ra thế để thấy mỗi phần có một cái đinh đóng vào cảm nhận của người đọc. Không chắc gì phần nào hơn phần nào thua.
3- Đoạn đối đáp giữa thầy ở phòng tổ chức với cô giáo, bu tui thấy không có gì phải bàn.
- Giáo sinh mới đến à?
- Dạ.
- Ở đâu?
- Dạ, một Diễn Châu, một Quỳ Hợp ạ.
- Học trường nào?
- Dạ,cao đẳng sư phạm Nghệ Tĩnh ạ.
- Môn?
- Dạ, một toán, một văn.
- Tốt, vào đây. May không mai tôi đi Vinh, một tuần mới về đấy.
Thầy nói ngắn gọn vì đang gấp khóa tủ về chuẩn bị cho cuộc đi Vinh ngày mai. Với lại trong tiểu thuyết và truyện ngắn lời thoại thoại chủ yếu là khẩu ngữ chớ không phải văn tự. Chẳng hạn hai anh hàng xóm thân nhau gặp nhau. Một anh hỏi anh kia “ăn chưa”, anh kia bảo “ăn rồi”. Như vậy là đủ, chớ không thể hỏi theo kiểu văn bản “Bạn đã ăm cơm chưa” và người kia “Tôi đã ăn cơm rồi”. Nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập gần đây cho ra lò: Bạn văn, Kí ức vụn, Chuyện đời vớ vẩn…toàn một lối văn khẩu ngữ, ban đầu đọc thấy lạ nhưng càng đọc càng khoái.
4- Nhân nói đến ngôn ngữ và câu cú, bu tui tỏ lòng bái phục ba nhà ngôn ngữ kiệt xuất nước Nam đều người xứ Nghệ. Ông Phan Ngọc (Yên Thành) ông Cao Xuân Hạo (Diễn Châu) ông Nguyễn Tài Cẩn (Thanh Chương). Ngọn núi Thái Sơn Nguyễn Tài Cẩn bu tui kính nhi viễn chi. Chỉ dám mon men đến Cao Xuân Hạo (Con trai cụ Cao Xuân Huy – Lão tử việt Nam- hậu duệ cụ Cao Xuân Dục, đại thần, Tổng Tài Quốc sử quán triều Nguyễn). Trong quyển sách “TIẾNG VIỆT, VĂN VIỆT, NGƯỜI VIỆT” (382 trang, nxb Trẻ 2001) ở trang 16 GS Hạo viết “Sở dĩ việc dạy ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường của ta hoàn toàn thất bại là vì nội dung đem ra dạy chính là ngữ pháp tiếng Pháp, được miêu tả theo lối cổ lỗ, chứ không phải ngữ pháp tiếng Việt, tuy dùng toàn thí dụ tiếng Việt…”, GS Hạo phản đối câu “chủ -vị”, và kể chuyện rằng, ông có người bạn là GS Ivó Vasiljev người Tiệp Khắc cực giỏi tiếng Việt. Một hôm ông Hạo đố bạn giải thích câu “Chó treo mèo đậy”, ông GS Tiệp nghĩ nát óc cả 10 ngày và giơ tay đầu hàng. Tại sao vậy? Vì ông ta bị câu “chủ - vị: châu Âu ám ảnh. Chó là chủ ngữ, treo là vị ngữ, mà chó đi bốn chân làm sao treo được, mà nó treo cái gì….
Bu dài dòng chỗ này để chúng ta thấy rằng ở đời không có cái gì là chân lý tuyệt đối để ta cứ theo cho đến cùng… hihi
Cảm ơn "anh xã" thật nhiều ( không phải em nhận vơ đâu anh xã nhé, Salam và Lão Tan đặt đâu thì em...nằm đó thôi. Họ sắp xếp cho em và anh xã một đôi ở bên nhà Sỏi ấy)
XóaBao giờ anh cũng rất cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết và cố gắng tìm những "hạt vàng" trong bãi sa mạc để nâng niu.
Em cứ viết thế, chỗ nào cần sửa thì sẽ sửa sau. Như em đã nói với Hòn Sỏi, kể bằng lời thoại bao giờ cũng dụng công hơn. Chi tiết nói về lũ chuột cũng chứa ẩn ý, nhưng giờ viết phải kín đáo như thế.
Ờ mà lạ, dân Nghệ răng rành lắm người tài! Có lẽ vì khổ quá nên ham học chăng? He he...
LB qua thăm Nhật Thành, mới biết sơ là cô giáo Văn (!), truyện đã đọc, lời bình cũng đã đọc, nhưng khi nào bị 'cảm', thì LB sẽ bình nghen. Cám ơn NT đã ghé nhà, TM.
Trả lờiXóaCảm ơn NGLB, mời nhà xã hội học sang chơi thường xuyên nhé.
XóaZui quá zui quá ! Xin lỗi NT , ngoài những bình luận ngiêm túc như phần đầu . Sau đó là thư giãn chờ phần tiếp theo , trong lúc này Salam và thằng em zợ 262 và Hòn Sỏi trao đổi với nhau
Trả lờiXóaHòn Sỏi đểu lắm ( N T phải xem lại ) . SL về tế nhị mà biếu Đũa mà thằng chả cũng khui ra , tệ nhất là trong trang nhà , hắn dẫn dụ gái đoan trang như NT vào đọc ( Kenh kịa ) . Không biết Sỏi và Lão Quái 262 còn dở trò gì nữa đây ? Choa nỏ ngạn enh mô ạ mô
Có trang này đọc được NT , nói về bà Trần thị kim Châu hiệu trưởng trường THPT Trà Lân huyện Con Cuông với bà Nguyễn thị kim Chi giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An
Http:// nguoi dong bang . Blogspo ( người đồng bằng )
Anh Salam ơi, trang của Nguyễn Quốc Túy NT vẫn vào đọc các bài đấy. Thạc sĩ Vật lí viết văn khá hay, đặc biệt là chỉ cần một cái cớ rất nhỏ, Quốc Túy có thể khái quát thành một vấn đề có tính xã hội. QT là người có vốn hiểu biết rộng về mọi lĩnh vực. Trước khi anh Salam "mách" cho Sỏi về bài đăng mới nhất ấy thì NT đã đọc rồi. Bài viết một lần nữa thể hiện sự am hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học...của thạc sĩ, từ dùng chuẩn, dẫn dắt hợp lí. Tuy nhiên, trong bài có đưa ra một câu tục ngữ chưa đúng: cha ông ta có câu "tai lá mít, đít lồng bàn" là nói về kinh nghiệm chọn trâu. Ngoài ra, nếu trích dẫn thơ thì lấy thơ của Bùi Đình Tám hay hơn nhiều. NT đọc và cảm nhận bằng con mắt của người đọc tác phẩm văn chương, còn đề tài thì...xin không nói đến vì...rầy lắm!
XóaCòn bài viết về tin nhắn "độc" ấy NT đọc trên 24h.com. Vấn đề đã được bàn luận sôi nổi ở trường vào hôm qua, các thầy cô xoay quanh việc đánh giá cách xử lí của cô giáo Kim Chi. Con người này chuyên môn không giỏi, NT tiếp xúc rồi. Giờ mọi người lại bảo cô ta dại quá, sao lại đưm chuyện làm rùm beng lên ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của một tân giám đốc. Ngưới lại bảo Kim Châu dại, làm thế rồi bị trù dập thì sao. Riêng NT đánh giá: Cả 2 chắc đã quá hiểu về nhau, hoặc là bạn học, hoặc là đồng nghiệp cùng công tác với nhau, hoặc biết đâu chung một....người đàn ông trước đây. ..Và Kim Chi không thể đối mặt giải quyết riêng với Kim Châu được, đành mượn pháp luật "xử" cho nó đàng hoàng. Tóm lại, dù là giám đốc hay thủ tướng chính phủ, họ vẫn chỉ là những mụ đàn bà nông nổi!
Thời gian này NT bận công việc cuối năm, chưa viết tiếp được, anh Salam và mọi người chờ lâu lâu nhé.
Thơ của Ông Bùi Hoàng Tám chứ! (Không phải Đình)!
XóaHihi!
Ờ nhỉ. NT nhớ nhầm!
XóaCảm ơn NT về nhận xét về bà Kim Châu và bà Kim Chi , nhận xét của NT rất chuẩn , y chang suy nghĩ của Salam, hai Bà này có học thức , có chức vụ nhưng sử lý với truyền thông không tốt , nên đẩy sự việc đi quá xa , làm trò cười cho thiên hạ
Trả lờiXóaSL hiểu NT mà , chuyện ( K K) chỉ để chọc Hòn Sỏi và lão Quái chơi, bọn tôi hiểu nhau rất