Ăn sáng lúc tám giờ. Na cố gắng nhai nuốt
cho xong bữa. Từ hôm trên đường vào bù cho đến giờ, ngày ba bữa xôi, ngán tận cổ.
Lại nhớ khi nhà có giỗ, mấy chị em háo hức vì sắp được ăn xôi. Đơm
mâm cúng xong, số xôi còn thừa trong hông thầy vắt cho mỗi đứa một nắm bằng quả
trứng vịt. Và cũng chừng đó thôi. Còn đĩa xôi trên bàn thờ chút nữa hạ xuống
chỉ có thầy và mấy người khách được dùng. Đứa nào đứa nấy lo ăn dành, ăn từng
chút một để nhem thèm đứa ăn hết. Thế mà nhiều hôm bị mẹ đánh đòn oan do trò
nhem thèm ấy. Và xôi luôn là thứ thèm thuồng đối với chị em Na. Có lần, chị gái
ước: “Giá mà được một cục xôi to bắng ấm tích nhỉ? Ăn cho chán!” Đứa em trai hùng hồn: “Xôi thì chán
sao được, ăn cả thúng cũng không chán!” Vào đây, Nga bảo: “
Mỗi lần có cán bộ huyện vào công tác, mang theo vài cân gạo tẻ, thế là hôm đó kí
túc như được ăn cỗ”
- Giờ ba
chị em lên kho nhận lúa về giã, còn Lục và Lan đi tìm măng nấu canh ột. – Chị Liên phân công khi Na đang lúi húi rửa bát.
Theo chế độ quy định, giáo viên vùng sâu mỗi tháng có 16 kg gạo. Xã sẽ lấy lúa nộp thuế của dân để cấp lương thực hàng tháng
cho giáo viên. Ở đây, người ta gặt cứ
đầy một tay nắm là cột lại thành một bó, phơi ngay trên rẫy, khô rồi thì
sắp vào gùi đem về. Mỗi gia đình có một cái kho cất lúa. Kho là một cái chòi cao, thường làm bên cạnh đường. Nếu kho của xã không
còn, cán bộ sẽ đưa cô giáo đến hộ gia đình nhận lương thực. Mỗi yến lúa bông
tính 8 kg lúa hạt. Mỗi yến lúa hạt tính 7 kg gạo. Hôm nay ba chị em đến kho gia
đình ông Ún nhận 50 kg lúa bông. Chị
Liên bảo: “ Na cũng tập gùi cho quen,
rồi còn lên rẫy với đồng bào.” Chị Liên
gùi 30kg, đi thoăn thoắt. Gùi của Nga 20kg. Na đi sau, láu táu : “Đưa mình
thử!” Vừa ngoắc được quai gùi vào trán, Na loạng choạng suýt ngã. Lấy thăng bằng,
bặm miệng bước. Mới đi một quãng ngắn, đầu tê rân rân, mắt hoa lên. Na ngồi bịch xuống, chiếc gùi nghiêng chực
đổ.
Na đã từng mê mẩn đứng nhìn những người phụ nữ Thái giã gạo, thấy hết sự
khỏe khoắn, mềm mại, uyển chuyển của họ. Váy quấn ngang ngực, để lộ vai trần
cánh tay trần, cả thân hình nhún nhịp nhàng đều đặn. Có khi hai người, ba người
cũng giã một cối. Chày lên chày xuống
thật đều, thật vui mắt. Có những chị cầm hai tay hai chày, cứ thế cụp…cùm…cụp…cùm.
Những chiếc chày trơn bóng hai đầu, trơn bóng chỗ tay cầm. Nhưng bây giờ, Na là người phải thực hành. Nâng thử chày. Nặng ơi
là nặng! Nga bảo: “Lấy chày này.” Hóa ra chày bằng nhau nhưng độ nặng nhẹ khác
nhau, tùy theo loại gỗ. Bước đầu tiên là bỏ lúa bông vào máng, vừa giã vừa lấy
tay trở bó lúa để hạt ra hết. Na loay hoay, thật khó. Chị Liên và Nga làm thoăn
thoắt. Những bó lúa nhỏ giờ chỉ còn là những bó rơm vàng óng. Lúa lại được bỏ
vào cối giã. Nga và chị Liên giã chung một cối, Na giã một cối khác để tập. Na
mắm môi mắm lợi giơ chày, nhát trúng
nhát trật. Mồ hôi vã ra, tay phồng rộp lên, đau đến chảy nước mắt. “Cầm chày
đừng chặt quá, giữ chày cho thẳng.” Vừa làm, chị Liên vừa nhắc. “ Trước
khi dạy chữ học sinh thì phải biết vác
nước, gùi lúa, giã gạo. Chịu khó mà tập đi.” Xung quanh cối của Na, gạo bắn
tung tóe. Nga cười: “Gà nhà chủ hôm nay được bữa nứt diều.”
Giã gạo về, thấy chị Lục và chị Lan đang làm món canh ột. Đây là một trong những món ăn đặc trưng của
đồng bào Thái. Măng xắt mỏng, luộc kĩ rồi xào lên với một ít cá nướng xin được
của đồng bào, đổ nước vào nấu sôi. Tiếp theo là bỏ bột gạo (gạo ngâm kĩ, đổ ra
cho ráo nước rồi giã thật mịn). Nồi canh sôi lục bục theo chiếc đũa quấy đều
của chị. Người nấu không quen, bột gạo có thể vón cục, gọi là “sắt óc chó”,
không chín được. Người không khéo léo có thể bị canh bắn lên bỏng mặt. Chị lại
đổ bát sả đã giã nhuyễn vào, mùi sả thơm ấm nóng cả ngôi nhà kí túc.Chị Lan
nướng xong hạt dổi, giã nhỏ rắc đều. Mùi hạt dổi béo ngậy thơm phưng phức. Bắc
nồi canh xuống, chị bỏ lá lốt đã thái nhỏ và một ít ớt muỗi ( thứ ớt rừng quả
nhỏ, rất cay), ít muối trắng, rồi quấy
đều. Thời gian nấu chỉ khoảng ba mươi phút, nhưng hai chị đã cặm cụi chuẩn bị nguyên liệu hàng tiếng đồng hồ trước đó.
Chưa bao giờ Na được thưởng thức món canh ngon
đến thế. Mùi thơm hấp dẫn. Canh vừa ngọt, vừa béo, vị cay ấm nồng
trong dạ. Thấy Na cứ tấm tắc, chị Liên bảo:
-
Hôm
sau trong bản có đám cưới hay lễ “hăng vắn”, lễ “oọc cọ” ăn món canh ột thịt gà
mới sướng.
-
Họ bỏ
nhiều thứ hơn mình, chị nhỉ? –Nga nói một cách hào hứng.
Chị Lục múc thêm một bát tô, cười:
- Ngon thì ăn thêm, đỡ tốn cơm. Hôm
nay còn làm được, ít hôm nữa dạy thì
chịu thôi.
-
Lễ
“hăng vắn”, lễ “oọc cọ” là những lễ gì?- Na tò mò.
Chị Lan im lăng nãy giờ, lên tiếng:
-
Sống
lâu thì biết, cứ hỏi.
Cả năm chị em ăn canh ột đến no, chẳng ai ăn cơm cả. Hai thầy giáo
vẫn biệt tăm chẳng thấy về kí túc.
Đầu giờ chiều có thêm một thầy nữa vào
trường, sau lưng là chiếc ba lô căng tròn. "Thầy Kỳ, giáo viên Toán Lý kiêm chủ
tịch công đoàn trường." Nga nói với Na.
-
Em
vào hôm qua phải không?
-
Dạ.
-
Nói
Liên ghi tên vào bảng chấm cơm nhá.
Chỉ thế thôi, rồi thầy về phòng. Loay hoay một lúc đã thấy khóa
cửa đi vào bản.
Đêm thứ hai ở trường, Na đang mở cuốn nhật kí để ghi ít dòng thì thấy một người lùi lũi vào phòng mình. Một thanh niên đầu
tóc tốt rợp, quần ống loe lết bết quét đất. Đôi chân mốc xì với mười cái
móng không thể bẩn hơn được nữa xỏ trong đôi tông Lào màu vàng cũng bẩn như chủ
nhân của nó. Chẳng nói chẳng rằng, anh ta ngồi lên giường. Na vội kéo chiếc
chăn bông vỏ con công thơm phức của mình quấn vào người kẻo anh ta ngồi trúng.
Anh ta nhìn Na, cười cười, rồi vươn tay cầm múi chăn, kéo lại quàng lên người.
“ Cho ta với, ta cũng lạnh mà!” Na hét lên: “ Không được!” rồi giật lại. Một
thoáng ngơ ngác, anh ta xoay người, bưng
cả đôi chân gớm ghiếc ấy lên giường, xịch vào tận phía trong vách, nơi Na đang
ngồi co rúm. Chiếc chăn bông lại bị kéo mạnh ra, anh ta quàng hẳn vào người và
giữ lấy múi chăn. “ Ta một nửa, cô giáo một nửa. Chăn rộng mà!” Na đứng bật
dậy, nhảy ra khỏi giường khi vừa kịp cảm nhận mùi khăn khẳn, khen khét từ anh
ta xộc vào mũi.
Na hoảng hốt xô cửa
chạy ra khỏi phòng. Gió lạnh thốc vào mặt ngồn ngột. Ba phòng đều có trai bản.
Na lò dò theo dọc thềm đến cuối dãy nhà, chị Lan đang nằm đắp chăn ngang cổ,
tay cầm cuốn sổ ghi bài hát và eo éo như mèo ướt mưa. Thấy Na, chị có
vẻ ngạc nhiên: “Sao lại đến đây?” Na nói
rõ sự tình, chị nghe và chỉ im lặng, thở
dài.
Chị Lan vào đây đã sang năm thứ ba, nghĩa là sắp hết nghĩa vụ
vùng sâu. Chị thấp béo, bộ ngực ngồn ngộn trào ra ngoài, chiếc áo nịt ngực xem chừng quá nhỏ. Da chị đen và tái xám. Tóc trên đầu lơ phơ,
được cột túm lại một nhúm chẳng khác lông đuôi ngựa. Chị bị sốt rét nặng nên
môi vốn đã dày lại thâm sì. Cằm và ngực chạm nhau, cảm giác như không có cổ.
Chị không nói
gì thêm, Na cũng ngồi im lặng. Lâu sau, chị nghèn nghẹn:
-
Như chị, muốn có một người con trai nói
chuyện cũng khó.
-
Sao chị cứ nói thế?
- Em học sư phạm Vinh sao lên đây?
-
Chuyện dài lắm, khi nào em kể. Mà sao các thầy cứ đi vào bản mất tăm thế chị?
Chị ngồi bó gối, nói
rủ rỉ . "Thường thì đi uống rượu cần, đêm nào
mà trong bản không có nhà mở vò rượu. Thời gian này thì đi
lùng mua khỉ về nấu cao. Còn thầy Kỳ thì đi đổi hàng. Thầy mang thuốc lào, cá khô, kẹo nu-ga... vào
đổi mộc nhĩ, đổi măng khô, đổi xương khỉ, xương trăn, xương hổ...Đồng bào ở đây
thật thà, thầy giáo nói thì tin răm rắp. Hàng của thầy gói thành từng
gói, còn hàng của dân thì cân lên. Thầy lấy cân đĩa để cân, và bao giờ cũng trừ
một lạng đĩa. Khi cân, họ chỉ để ý kim đừng lệch già, còn đọc mấy
lạng mấy cân là việc của thầy, họ không bao giờ nghi ngờ. Có hôm, thầy cân mộc
nhĩ, xướng 1 lạng, chị chủ nhà đứng ngẩn ra một chút rồi thắc mắc: “Ô, thế ra
trừ bì rồi, mộc nhĩ không được lạng nào à?” Biết lỡ lời, thầy chữa: “Vì nó quá
ít ấy mà. Nhưng thôi, thầy vẫn cho 1 gói thuốc lào.” Chị ta cảm ơn rối
rít, bảo thầy tốt lắm, tốt lắm!"
Na há hốc mồm
nghe chị kể, vừa buồn cười, vừa xót xa.
Chị kể tiếp: "Vào
trong bản mua gà, cứ con nào to nhất, béo nhất thì bắt. To nhỏ gì cũng 5 đồng. Hôm nào không có gà to, bảo gà nhỏ thế này
3 đồng thôi. “ Ô, không được mà. Nó nhỏ thì hôm sau nó to, chưa bắt thì nó còn
sống với bạn nó đó, lo gì.” Còn mua chuối thì không bao giờ nguyên nải. Cứ một
đồng ba quả thì phải tách rời từng 3 quả một mà tính tiền. Cô giáo mua thì bán,
không thêm quả nào hết. Nhưng xin thì cho cả buồng cũng không phân vân. Gạo
thóc cũng vậy, nếu cô giáo thiếu, có thể cho cô một gùi lúa mang về mà giã. Đói
cơm thì vào bản, xem trong ép còn xôi cứ thế lấy mà ăn."
Ngồi nghe chị kể chuyện, Na nhận ra một điều,
con người ta ai cũng có nhu cầu sẻ chia, tâm sự. Nhưng vì một sự mặc cảm nào đó
mà họ phải tự thu mình lại như con ốc sên thu mình trong cái vỏ lạnh ngắt và
khô cứng mà thôi.
-
Chị
à, vậy khi nào có thể họp hội đồng được? – Na kéo đề tài về hướng mình quan
tâm.
-
Phải
chờ đủ giáo viên đã. Thường thì cuối tháng chín, nhưng năm nay chưa biết.
-
Là
sao?
-
Nghe
nói giờ vẫn chưa tìm ra người làm hiệu trưởng.
-
Ơ, hôm
trước thầy hiệu trưởng ra đón bọn em vào đó thôi?
-
Thầy
Thoại đã có quyết định nghỉ hưu rồi. Tuy nhiên, thầy nhận với phòng là giúp ổn
định cơ sở vật chất đầu năm cho trường. Người mới vào khó có thể vận động phụ
huynh làm trường được. Hôm trước thầy kết hợp ra huyện có việc rồi đưa các em
vào, còn bình thường thì cử dân quân.
Ra thế. Na tò mò hỏi tiếp:
-
Thế chẳng
lẽ phòng giáo dục không dự định nhân sự trước khi cho thầy về hưu?
-
Chuyện
ngoài kia ai biết. Nhưng làm hiệu trưởng ở đây phải là người thông thạo tiếng
Thái và phong tục của đồng bào, không dễ
đâu. Vào đây, ai cũng tính vài ba năm để ra, tội gì mà nhận làm lãnh đạo. Giáo
viên địa phương chỉ có thầy Thoại có bằng cấp hai, làm hiệu trưởng hàng chục
năm rồi. Còn mấy người nữa mới học xong cấp 1, đào tạo cấp tốc một năm, thậm
chí ba tháng về dạy học. Viết chữ còn
sai chính tả, nói năng chưa rành mạch, làm được gì?
Na đứng dậy, bước lại cửa nhìn ra. Bản làng đã yên ắng chìm vào giấc ngủ. Gió mùa thu lang
thang trong màn đêm mênh mông.
HẾT CHƯƠNG I
Bạn đọc blog yêu mến!
Tác giả chân thành cảm ơn mọi người đã chịu khó theo dõi HOA TRÊN ĐỈNH NÚI và nhiều người đã có những góp ý quí giá cho tác giả trong suốt thời gian qua. Với cách kể chuyện theo kiểu "dung dăng dung dẻ" chắc làm nhiều độc giả nóng ruột. Theo hành trình của Na trong chương I này (từ p1 đến p10), tác giả muốn người đọc hình dung rõ về bối cảnh của NHỮNG CÂU CHUYỆN TRONG BÙ sẽ kể trong phần tiếp theo ở chương II. Nếu chương I là hình ảnh cuộc sống phẳng lặng "như mặt nước hồ thu" thì chương II sẽ là "dòng sông cuộn xoáy trong mùa lũ". Có thể nhiều bạn đọc sẽ bức xúc cho rằng, hiện thực ấy không thể chấp nhận được! Nhưng xin mọi người hiểu cho, tác giả viết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI theo dạng hồi kí, mà hồi kí luôn tôn trọng sự thật, những gì người viết đã trải qua, đã chứng kiến. Trong chương I, hẳn mọi người đã nhận thấy nhiều chi tiết từng kể trong NGƯỜI MIỀN NÚI trước đây được nhắc lại là vì thế.
HOA TRÊN ĐỈNH NÚI muốn nói với mọi người rằng, cuộc sống ngoài đời không phải lúc nào cũng đẹp như lời bài hát:
" Cô giáo dạy đàn em thơ ngây
Yêu núi rừng ruộng nương quê hương
Cô giáo hiền như con nai rừng..."
Có điều dòng sông mùa lũ đi qua đã để lại bãi bồi phù sa màu mỡ!
Ý định là thế, nhưng chỉ còn một tuần nữa là hết hè. Việc trường, việc nhà bộn bề, thời gian cho văn chương rất ít ỏi. (Nếu tác giả cưới chồng nữa thì chắc là...nghỉ luôn. He he...)
Chúc và mong bà con làng ta dù có yêu anh Phây vẫn luôn nhớ về cụ già Blog!
Nếu trường thiên này là hồi ký, là sáng tác thuộc thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả Na chính là tác giả, Mà trong hồi ký người ta thường xưng tôi. Chứ không phải cô gái Na được hư cấu như ở tiểu thuyết, truyện ngắn, Chuyện sẽ được kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự và chứng kiến.
Trả lờiXóaThực ra đã là hồi ký thì nó gần với nhật ký, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian. Hồi ký của Nhật Thành anh nghĩ cũng chưa ổn vì nó mang đầy đủ tư cách của tự truyện, ở chỗ một số sự kiện có phạm vi rộng lớn quá, kéo dài cả đời người. Nếu là hồi ký thì lại tập trung lột tả sự kiện. Tuy nhiên mọi chi tiết lại do chính trí nhớ của tác gỉa kể lại. Hóa ra gọi hồi ký cũng có lý. Anh thấy băn khoăn đã lâu mà không dám nói sợ ảnh hưởng đến nhiệt huyết của em. Nếu gọi tự truyện này là tiểu thuyết thì anh không ủng hộ. Tiểu thuyết khác tự truyện về mọi nhẽ. Trong đó có; Về mặt chất liệu, về tính xác thực không cần thiết và hoàn toàn có yếu tố hư cấu.
Nhìn lại cả 10 phân đoạn đã đăng anh thấy tác phẩm có sự nổi trội của Na. Nổi trội cách nhìn của bản thân người viết, cái nhìn của Nhật Thành vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại. Mang đậm tính chủ quan. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân Nhật Thành.
Em giận anh cũng cứ nói Anh đã đọc lại rất kỹ và anh thấy em thiên về kể nể. Đọc phải cố bởi nó nhàn nhạt!
Là nhà văn thì chẳng ai lại bỏ dở văn chương mà đi lấy chồng bao giờ. Thôi em cứ ế đi chứ lấy chồng thì có gì hay ho chứ. Anh gàn em đấy, em mà không nghe anh chửi đổng thì chết! Hihi!
Từ khi bắt đầu viết truyện này, chị NT đã bảo đây là truyện dài. Đến cuối phần này, chị ấy bảo viết theo dạng hồi kí, theo OM hiểu thì nó vẫn là truyện dài viết theo dạng hồi kí, chứ không phải đây là hồi kí.
XóaAnh Sỏi thân mến!
XóaNT cũng đã đọc các khái niệm về thể loại, biết thế nào là hồi kí, bút kí, tiểu thuyết...NT chưa biết cái sản phẩm này người đọc sẽ gọi là cái gì, nhưng điều người viết muốn nói ở đây là những sự kiện nhân vật trong tp được đưa vào theo dạng hồi kí (ở đây đang hiểu theo nghĩa của từ chứ chưa phải hiểu theo nghĩa của thể loại văn học) để mọi người hiểu thêm về sự thật cuộc sống của CẢNH BÙ, không thi vị hóa nó để ngợi ca như những gì mà các tác phẩm văn học trước đây đã phản ánh. Nếu nói rằng, tp này phạm vi p/á rộng hay xuyên suốt cả đời người là chưa đúng. Vì không gian phản ánh đã được khoanh lại qua những gì tác giả đã viết, vài đoạn nhớ về tuổi thơ chưa đủ nói đến một đời người. Câu chuyện sẽ chỉ kể về 2 năm đầu dạy học của Na ở bù mà thôi.
Dù là thể loại gì đi chăng nữa, cuộc sống đi vào trang viết cũng thể hiện góc nhìn của tác giả, đúng không anh?
Cách lí giải của Om là đúng theo ý đồ của người viết.
Và điều này nữa, như em đã nói, chưa bao giờ em nghĩ mình là nhà văn. Em chỉ là một nhà giáo yêu văn chương và có niềm đam mê viết. Bạn bè khuyên: nên vào hội để có điều kiện giao lưu, học hỏi nhưng theo em nghĩ, không phải cứ kết nạp vào hội là đương nhiên trở thành nhà văn đâu dù mọi người cứ gọi thế. Hơn nữa, với em, dạy học mới là nồi cơm, viết văn là lọ hoa để bàn, nó chỉ có tác dụng làm đẹp chơ đời chứ không nuôi sống mình, anh ạ.
bài rất hấp dẫn
XóaHồi trước đọc đâu 3 chương , Salam đã nhận định đây là dạng hồi ký , chứ không phải là tiểu thuyết . Vì hồi ký là tác giả nhớ lại những sự việc có thật , những con người có thật . Vì thế sẽ không thể đưa những đặc tính xấu của các nhân vật , vì làm như vậy thì sẽ ít nhiều động chạm .. Salam tài tài là
Trả lờiXóaMột cuốn hồi ký hay là nêu bật những góc khuất trong bản ngã của từng nhân vật , xấu có tốt có , nhưng xoáy sâu vào những mặt xấu thì sẽ lôi cuốn độc giả hơn , vì con người vốn dĩ tò mò . Còn mặt tốt thì ai cũng viết được , đó là một khó khăn cho người cầm bút . Tại sao những hồi ký của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới chưa xuất bản mà mọi người đã háo hức chờ đọc , thậm chí còn đặt tiền trước ? Tại vì họ đã viết đúng như những gì đã xảy ra ( mặc dù cũng có hạn chế )
Bản chất của con người cũng giống như hai mặt của của tấm huy chương , mặt phải lấp lánh thì ai cũng có thể nhìn thấy , nhưng mặt sau thì ít người biết , chỉ những người trong cuộc biết mà thôi . Độc giả ai cũng mong biết điều này , không phải như những cuốn hồi ký đã xuất bản ở ta toàn một màu hồng mà thôi
Trở lại về hồi ký " Hoa Trên Đỉnh Núi " NT giận thì Salam vẫn nói , giọng văn cứ đều đều , nhàn nhạt câu chữ dài thê thê , như Salam đã nói bên nhà OM , tả chú bộ đội không nhất thiết phải đầy đủ phụ kiện , chỉ cần ước lệ là bạn đọc đã hiểu . Ví dụ như trong bài viết này cũng vậy , đoạn tả đi lấy lúa sợ người đọc không hiểu nên giải thích dài dòng
Trong hồi ký này sao tác giả là người trong cuộc sao không dùng ngôi thứ nhất là " TÔI " mà lại dùng tên " NA " , điều đó làm người Đọc có cảm giác như tác giả là người đứng ngoài quan sát mà thôi , vì thế rất dễ lẫn lộn
Cả một chương 1 dài như vậy mà mới đưa được Na vào bù , thì khi nào kết thúc được ? Nay là thời đại thông tin , mọi sự kiện cứ ào ào đến , độc giả rất ít thời gian , vì thế cũng khó thể kiên nhẫn đọc hết được
Hồi ký là một thể loại tiết tấu nhanh , mọi sự kiện phải dồn dập cô đong , không nhất thiết phải trau chuốt cáu chữ như tiểu thuyết thì mới chân thật . Trong hồi ký này tác giả nên đưa thêm cách viết hài hước vào để độc giả đỡ buồn ngủ .. He he he
P / S : Đừng nghe Hòn Sỏi , có ai thương thì nhanh chóng vồ lấy , không thì dăng bẫy mà bắt như đân tộc bẫy thú rừng dzậy . Ở chung với dân tộc mà không học được cách bãy người thì thật là quá kém . Đặt bãy ngay đi Salam chạy vào dính cho nghen
Phần 10 này chị mới viết, nhưng hầu hết những chi tiết ở đây em đã được đọc trong những bài viết trước của chị (đoạn có đám thanh niên dân tộc vừa bẩn vừa hôi và đoạn cô giáo không mấy nhan sắc buồn vì không ai ngó ngàng...). Vậy nên em không bàn về phần này nữa.
Trả lờiXóaCái mà mọi người đang mổ xẻ ở đây là tác phẩm của chị thuộc thể loại gì. Em nghĩ chị không xếp nó vào hồi ki hay tự truyện là có lí do của chị. Còn mọi người tự đặt nó là hồi kí hay tự truyện rồi phê bình tác phẩm theo hướng đó thì đấy là chủ quan! Giờ, nếu tác giả bảo nó là truyện dài thì trước mắt, khi truyện chưa đến hồi kết, ta phải tin nó là truyện dài. Vậy, đối với 1 truyện dài thì cách viết của tác giả có gì sai không? Rõ ràng chẳng có gì sai cả! Cô Na hay là "tôi" thì cũng là một nhân vật chứ không phải là một người cụ thể ngoài đời.
Ngoài ra, nếu anh nhà văn Salam tả chú bộ đội viwsi vài nét chấm phá như tranh thuỷ mặc thì chị nhà văn Nhật Thành cũng có thể tả chú bộ đội một cách chi tiết đến từng milimet như tranh cổ điển. Có sao đâu! Sao lại muốn người khác phải chọn phong cách giống mình?
Còn việc câu chuyện của chị "kể lể" (không phải kể nể) và "nhàn nhạt" thì đó là cảm nhận của từng độc giả. Bản thân em cũng thấy sự kể lể va em bắt đầu sốt ruột từ phần trước. Nhưng có lẽ dfos là do chúng ta đang đọc blog với câu chuyện bị cắt ra từng mảnh để đăng, nên chưa có cái nhìn tổng thể. Còn quá sớm để đánh giá tác phẩm vào lúc này!
(Em gõ trên di động, có một vài chỗ gõ sai, nhưng em ko quay lại sửa được, vì hễ quay lại là máy treo luôn. Tạm thế, chị nhé!)
OM ơi !
XóaKhông uỏng công Salam chờ mong ! Vào nhà NT thì cũng như về nhà mình vậy , nay đọc những lời trong comemnt. của Em , Salam phát hiện Em còn có một kiến thức về thưởng lãm hội hoạ ( Đó là điều Salam đang kiếm tìm , một người " Đồng sàng chung mộng " . .. Mong rằng sau này có dịp hai anh mình sẽ có dịp đàm luận về hội hoạ nghen ... Thân ! ... Nhớ quá đê ..
Hihi, hình như Salam không biết hồi xưa OM học ngành gì để bây giờ hành nghề gì kiếm cơm sống qua ngày.
XóaOM à
XóaSalam không biết ngày xưa Em học trường gì ! Ra trường làm việc gì , đó cũng là cách để tồn tại với đời , hiện tại Salam vẫn luôn quan tâm đến Em . Mong rằng hai chúng ta đều " Đồng sàng chung mộng .. Về hội hoạ "
Salam nhớ OM lắm .. Để cãi nhau ... về hội hoạ .. Thân ! Hì hì hì
Ôi, chỉ ngồi nghe anh Salam và Om tranh luận với nhau cũng đủ sướng, mình không cần phải tham gia vào đề tài của hai người cho rắc rối.
XóaNhưng đã chõ mỏ vào nên NT khuyên anh Salam một câu: Muốn "Đồng sàng" với Om ư? Coi chừng một cú đá té xa 7 mét! He he...Thôi thì anh cứ kê dép ngồi dưới đất mà "mộng" về nàng Om nha.
Đêm qua mình đã đọc phần NGƯỜI MIỀN NÚI 10 này và lời comment của Salam, Mình định có ý kiến giống OM (Khi đó OM chưa viết cảm nhận ở đây) nhưng vì mất điện nên đành gác lại. Tại sao Salam lại khẳng định tác phẩm của Nhật Thành là hồi ký nhỉ? Mà Salam định nghĩa "Hồi ký là một thể loại tiết tấu nhanh, mọi sự kiện phải dồn dập cô đong , không nhất thiết phải trau chuốt cáu chữ"... thì e rằng thiếu tính thuyết phục đó Lão ơi. Chả trách mà OM - và cả Nhật Thành nữa - không " đồng sàng đồng mộng" với Salam là phải. Hì hì...
XóaSaLam nói chuyện văn chương với OM thì có thể làng blog được rửa tai nghe thấy thích. Về hội họa thì OM chỉ lõm bỏm qua chương trình học thiết kế thời trang 18 tháng chắc chắn ko đủ tuổi nói chuyện hội họa với một SaLam lắm tài nhiều tật rùi.
XóaQuang Thứ à !
XóaChuyện hủ hoá , ăn trộm , lừa tình vvv nếu như xảy ra trong môi trường mà Na đang sống , thì NT có dám viết ra không ? Khi mà những nhân vật có thật đang còn sống cùng Na ... dám không ?
Nếu như là tiểu thuyết thì có thể viết thẳng , hoặc hư cấu cho thêm phần dữ dội , càng gai góc , càng bạo liệt càng tốt . Đó là suy nghĩ của Salam đây chỉ là một truyện dài viết theo dạng hồi ký , chứ không phải là tiểu thuyết mô
Còn tại sao tiết tấu phải nhanh , cốt chuyện phải cô đọng ? Đó là cách nhanh nhất để bắt người đọc không thể bỏ cuốn sách ra , mà phải đọc cho bằng hết . Giống như Lão Tân viết " Ả Hoe ra phố " ai cũng thấy tiếc sao không có phần 4 ? Nhưng bây giờ Salam nghĩ lại kết thúc như vậy lại hay , cho độc giả còn thòm thèm là đã thành công . Nếu như cho mấy Mệ viết thì biết đâu sẽ kéo dài thành 10 phần " Phụ nữ thì thích ... Dài " thì sẽ làm loãng cốt chuyên đi . Giống như rượu nước đầu khác với rượu nước cuối vậy ... Vài dòng vậy thôi
Khổ quá Salam ơi. Trước đây Nhật Thành đã nói HOA TRÊN ĐỈNH NÚI sẽ là tiểu thuyết hoặc chí ít cũng là thể loại truyện dài chứ không phải hồi ký. Mà "dạng hồi kí (ở đây đang hiểu theo nghĩa của từ chứ chưa phải hiểu theo nghĩa của thể loại văn học)". Nghĩa là tác giả bám sát theo sự kiện, nhân vật và cuộc sống mình đã từng trải làm chất liệu chính cho tác phẩm. Và chính vì là tiểu thuyết hoặc truyện dài nên tác giả có quyền hư cấu và sáng tạo để đối tượng mình phản ánh được mở rộng và đa chiều hơn, sâu sắc hơn. Và dĩ nhiên ko phải là hồi ký nên "chuyện hủ hóa, ăn trộm, lừa tình". v. v... của Na hoặc các nhân vật khác quanh cô ko xảy ra, hoặc xảy ra nhưng đó là chuyện và nhân vật mang sắc thái của tiểu thuyết. Không giống với hồi ký BẤT KHUẤT của Nguyễn Đức Thuận, YÊU VÀ SỐNG của Lê Vân, ĐÈN CÙ của Trần Đĩnh hoặc HỒI KÝ Nguyễn Đăng Mạnh... Mà giả dụ NT hoặc ai đó có viết Hồi ký thì họ có quyền ko đưa những chuyện xấu ko có lợi cho họ vào cũng chẳng sao cả. Hồi ký cũng là một thể loại văn chương, gần như là tự truyện nên có thể viết ở tiết tấu thong thả theo tuần tự thời gian và cũng cần chau chuốt ngôn ngữ để sao cho vừa giản dị vừa trong sáng, hấp dẫn và lắng đọng trong lòng người đọc. Mình nghĩ thế...
XóaNhưng nói gì thì nói, đây là quan điểm của riêng của chúng ta khi nhận xét và góp ý cho Mệ Nhật Thành. Đúng sai gì cũng bỏ qua cho nhau chứ đừng vì Mệ nớ mà anh em mình lại "đánh nhau toạc đầu" thì khổ. Hì hì...
đúng đó
XóaKhông có máy tính nên em gõ trên điện thoại vậy. Mong là không bị out.
Trả lờiXóaEm đồng ý với ý kiến của chị OM là không bàn xem nó thuộc thể loại gì và chưa thể đánh giá được về nội dung, vì tác phẩm mới là khúc dạo đầu.
Bổ sung thêm là em thấy hơi tiếc vì phần này hình như thiếu cảm xúc của Na, trước những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ (gùi lúa, giã gạo... hoặc là chuyện thầy giáo tranh thủ làm kinh tế....).
Chắc đến đây Na mệt rồi, LV ạ. He he...
XóaChuyện thầy giáo làm kinh tế và những "mặt trái" của hình ảnh người thầy một thời khốn khó sẽ được kể trong phần sau em nhé. Phần này chỉ gợi ra thế đã.
Ủa, mà tên tác phẩm này của chị là gì nhỉ?
Trả lờiXóaTên tác phẩm và nội dung tác phẩm rồi sẽ còn phải thay đổi Om ạ. Đây đang là bản thảo, cứ viết thế đã, xong rồi hãy chỉnh sửa, thêm bớt. Có khi cắt cả phần, có khi thêm vài trang vào giữa. Lâu lắm.
XóaỒ, chị biết rồi, sẽ sửa ngay!
XóaCười chết với OM thôi !
XóaSuốt ngày mải lắc bên PB nên chẳng nhớ gì hết , đọc hết 10 phần của chương 1 mà cũng không nhớ tên chuyện là giề . Sam chỉ cho Em nè , tên chuyện của NT viết là ÔM SALAM ... He he he
Om nhắc đúng rồi anh Salam. Hôm qua tác giả đánh nhầm.
XóaTrong một tác phẩm dài cứ một chương thì có thể đặt một cái tên để thể hiện chủ đề tư tưởng . Còn ở đây nhân vật Na xuyên xuốt từ đầu đến giờ , thì vẫn là " Hoa trên đỉnh núi " mà thôi . Điều đó rất dễ nhận ra với những người đã theo dõi từ đầu . Giống như lần trước NT đăng một chuyện mà Hòn Sỏi nhầm là " Hoa trên đỉnh núi " làm Salam cười gần chết
XóaThôi, anh Salam muốn "đồng sàng" với Om thì trao đổi chuyện khác đi, Trang HƯƠNG NGÀN là nơi để mọi người cãi nhau (í quên, tranh luận) cho thoải mái xoay quanh các vấn đề thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Chủ nhà sẵn sàng pha trà tiếp khách, nha.
XóaVới chất liệu cuộc sống này có thể viết hay ở nhiều phần , nhiều khúc đoạn trong chương 1. Vẫn thiếu tính văn chương mà dư thừa về thể ghi nhật ký nên nó sàn sàn , lan man , kể lể.Viết thiếu tính văn chương là tự mình dẫn người đọc đến sự chán nản . Phụ nữ có thể ngồi xem phim tập lê thê , nhưng đàn ông thì lướt qua đã thấy ngán.
Trả lờiXóaCả một chương 10 phần kéo dài quá mức cần thiết làm người đọc thấy nhạt dần không hồ hởi đón nhận như ban đầu , cho dù phía trước hứa hẹn cuộc sống của người vùng cao nhiều lạ lẫm , thú vị.
Cả một chương 10 phần nhưng chưa hề có khúc nào thật sự sắc sảo, chưa có chiều sâu nào trong cách viết về các nhân vật. Chưa hề có một khúc đoạn nào tả cảnh núi rừng mà lôi kéo người đọc( điều này nằm trong tầm tay của người viết) .
Cả một chương 10 phần như một cuộc hành quân đơn thuần vào vùng sâu mà sự trăn trở , tâm lý nhân vật rất mờ nhạt. Ít thấy những tiểu tiết diễn biến về tâm lý nhân vật. Và cũng chưa thấy đâu những gút thắt mở cho tương lai phần tiếp theo.
Cách viết thật sự làm mỏi mệt và nóng lòng người đọc.
Biết rồi, khổ lắm, sẽ sửa sau. Đừng cau có thế mà lắm ngoặc đơn ngoặc kép!
XóaEm cũng muốn " ngứa mồm" như chị NT để chõ vào nhắc bác Salam: muốn dị sàng đồng mộng với chị OM thì bác nên tìm hiểu thêm tí đi ạ.
Trả lờiXóaHì...tìm hiểu thêm rồi lại "ốm lăn ốm lóc cho Sa trọc đầu" mất thôi LV ơi.
XóaĐể hiểu sơ sơ còn kê dép ngồi, còn hiểu kĩ thì xách dép chạy, đúng không Om?
LV và NT ơi
XóaBản chất của đàn ông là thích tìm tòi và khám phá , mà OM là một ẩn số , vì thế rất là thích . Hai người giúp Salam nghe , rồi sẽ lần lượt bao 2 người ... Cafe võng Thanh Đa hì hì hì
Hì. Chị ơi mặc kệ Na mệt. Nhất định tâm lý của Na phải được lột tả phần nào ở đoạn kết của chương này - đó là kỳ vọng của em và em nghĩ chị hoàn toàn có thể làm được. Có điều, vì chị đang viết theo ý tưởng đã sắp xếp rồi nên người đọc bọn em do chưa biết nên cứ nhấp nhổm sốt ruột.
Trả lờiXóaToàn chương có 28 trang A4, như thế là quá dài. Chị sẽ sửa lại sau, mặc dù sửa lâu hơn viết.
XóaPhần cuối chương cho Na dừng lại ngẫm nghĩ như sau một chặng hành trình con tàu dừng sân ga. Đúng không Hoe Vy? Chị sẽ tiếp thu ý kiến của em và mọi người để điều chỉnh cho phù hợp giữa sự việc, tình, và cảnh.. Cảm ơn em.
1- Năm giờ sáng 26.7.2015 bu tui đọc thấy tựa đề “NGƯỜI MIỀN NÚI 10” (anh Quang Thứ Trương cũng thấy như vậy). Bạn OM thốt lên “Ủa, mà tên tác phẩm này của chị là gì nhỉ?”. Đến chín giờ vào đọc lại thấy tựa đề “HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 10” Sự việc này chứng tỏ tác giả còn chập chờn trong việc định tên tác phẩm. Chính tác giả thừa nhận điều đó khi trả lời bạn OM “Tên tác phẩm và nội dung tác phẩm rồi sẽ còn phải thay đổi Om ạ. Đây đang là bản thảo, cứ viết thế đã, xong rồi hãy chỉnh sửa, thêm bớt. Có khi cắt cả phần, có khi thêm vài trang vào giữa”. Nếu vậy thì tác giả nên hoàn chính bản thảo, sau đó vừa đưa nhà xuất bản, vừa đưa lên blogspot để bạn bè đọc và góp ý. Cũng có thể xong phần hoàn chỉnh bản thảo , đưa lên blogspot thăm dò dư luận …
Trả lờiXóa2- Cho dù bản thảo đã ổn định, mà mới chương I thôi đã có tới 10 phần. Ý kiến người đọc trong 10 lần đó chắc chắn không phản ảnh đúng chương I, huống chi tiểu thuyết của bạn có rất nhiều chương…Nghĩa là những độc giả ảo góp ý kiến từng phần ảo cho một tiểu thuyết ảo.
3- Điểm xuất phát, tác giả cho biết sẽ viết tiểu thuyết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI. Nhưng sau10 phần của chương I thì tác giả lại viết “… Mọi người hiểu cho, tác giả viết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI theo dạng hồi kí, mà hồi kí luôn tôn trọng sự thật, những gì người viết đã trải qua, đã chứng kiến”. Về việc tác giả nhận là mình đang viết hồi kí chỉ xẩy ra sau khi nhiều người cho rằng tác đang đi vào thể tài này. Vì nếu là ngay từ đầu của hồi ký sao người nhớ lại không xưng là tôi. Rõ ràng người viết đang nói về Na chớ không phải đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
4- Tác gỉa viết “NT cũng đã đọc các khái niệm về thể loại, biết thế nào là hồi kí, bút kí, tiểu thuyết...NT chưa biết cái sản phẩm này người đọc sẽ gọi là cái gì, nhưng điều người viết muốn nói ở đây là những sự kiện nhân vật trong tp được đưa vào theo dạng hồi kí (ở đây đang hiểu theo nghĩa của từ chứ chưa phải hiểu theo nghĩa của thể loại văn học)”
Về đoạn này, bu tui xin nói ngay:
NT chưa biết …người đọc gọi nó là cái gì ?
- Nếu bạn viết đúng thể tài tiểu thuyết thì không người đọc nào gọi đó là hồi ký, hay một thể loại khác.
- Nếu bạn viết đúng thể tài hồi kí thì không người đọc nào gọi nó là tiểu thuyết, hoặc một thể loại khác.
Tác gỉa phân biệt “nghĩa của từ” với “nghĩa của thể loại văn học” thì rất lạ.
- Học giả Lại Nguyên Ân và Giáo sư Huệ Chi dùng đến 4950 chữ để diễn giải thế nào là Tiểu thuyết (Từ điển Văn học bộ mới, trang 1716). Rõ ràng nghĩa của từ là “tiểu thuyết” còn nghĩa của thể loại được diễn tả trong 4950 chữ, cả hai khác nhau về hình thức nhưng nội dung là một mà thôi.
5- Cũng phải nhận rằng tác giả đã gửi gắm nhiều cảm xúc trong các phần đã đưa lên blog. Người đọc được gặp nhiều nhân vật đầy ấp tâm trạng, nhiều sự cố, nhiều cảnh vật khá ấn tượng. Những gì đáng nói bu tui đã nói. Với lòng quý mến tác giả bu tui chờ tác phẩm hoàn tất, sẽ đọc kỹ và có lời nhận xét một thể luôn. Rất mong tác gỉa chèn vào blog chuyện ngắn, tản văn để bu tui có dịp nói một đôi lời.
Anh Bu ơi,
XóaHôm qua khi viết tên nhan đề, do bị ám ảnh NGƯỜI MIỀN NÚI nên tác giả đánh nhầm, không phải chập chờn trong việc định tên tác phẩm. Có điều, HOA TRÊN ĐỈNH NÚI đã phải là tên chính thức hay chưa thì em đang suy nghĩ, nhưng nó chắc chắn không phải NGƯỜI MIỀN NÚI. Mỗi khi viết xong một phần, em đăng lên tham khảo ý kiến mọi người, Bạn đọc blog nhiều người rất am hiểu văn chương sẽ cho mình những góp ý quí báu để chỉnh sửa bản thảo. Còn khi đã đưa nhà xb rồi thì chẳng nói làm gì vì góp ý lúc đó có sửa được nữa đâu? Có những người không chỉ góp ý phần đã viết mà còn định hướng cả phần sẽ viết (tất nhiên là định hướng về phương pháp, bạn blog thật chân thành, đúng không anh?
Em đang nói về nghĩa của hồi kí:là " ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc", còn bàn về thể loại thì nó nhiều vấn đề hơn. Chính vì vậy mà em nói là "dạng hồi kí". Lúc đầu mới viết, em kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng "tôi", nhưng sau em đổi lại. Điều này chẳng ảnh hưởng gì cả vì em sẽ bổ sung đoạn đầu tiên để tạo bối cảnh cho nhân vật Na nhớ lại những năm đầu bước vào nghề dạy học.
Và viết xong, độc giả cho nó là cái gì thì nó là cái ấy. He he...
Để HƯƠNG NGÀN không "tra tấn" bạn đọc vì HOA TRÊN ĐỈNH NÚI, người viết sẽ chèn vào những câu chuyện nho nhỏ, và quan trọng hơn là được đón anh xã sang thăm đều đều. He he...
Thú thiệt, ban đầu đọc là vì bài của chị iu là em đọc, bất kể chị viết về vấn đề gì. Do lần đầu tiên em qua blog chị, em đã mê cách chị kể chuyện rồi.
Trả lờiXóadù 10 phần, có những phần nh6an vật xuất hiện một lúc nhiều quá, những cái tên na ná nhau làm em hơi rối, nhưng nếu đọc chậm chút, thì hình dung cái cuộc sống thời ấy rõ lắm. Tuy có lan man hay gì gì đó, nhưng thú thiệt, có nhiều đoạn đoạn rất thích. Thì viết dài nhiều kỳ như thế, chắc chắn không phải lúc nào cũng hấp dẫn được rồi.
Em không biết gì để có thể góp ý cho chị như các anh đc, nhưng với tư cách một độc giả theo dõi đọc chị iu thường xuyên, em vẫn mong chờ những diễn tiến mới hấp dẫn hơn trong những phần kế tiếp của chị.
Dù sắp khai giảng lại rồi, nhưng rảnh, viết tiếp cho đỡ buồn nghen chị iu.
Không quên người tình Blog này đc đâu chị iu ui !