Vi Hồng đưa con ra học khối chất
lượng cao của huyện, cô học trò cũ nịnh:
- Ôi, cô mới dạy em đó mà giờ lại
dạy con em rồi. Thời gian nhanh quá cô nhỉ? Nhưng mà nhìn cô vẫn trẻ như xưa…
Tôi nhìn em:
- Câu đó thường người ta dùng để
an ủi người lớn tuổi rồi, phải không em? Mỗi người tự biết mình đã già đi khi
bầu nhiệt huyết của ngày hôm nay đã cạn vơi hơn ngày hôm qua, em ạ.
Em hơi ngượng, nói lảng sang chuyện khác:
- Đường vào Châu Thành giờ rải
nhựa rồi, xe máy em đi hết đúng ba lăm phút đó cô. Hôm nào em đưa cô vào thăm
lại trường xưa nhé.
Tôi bỗng nhớ đến con đường ấy, con đường mà cách đây hơn hai mươi năm
tôi đã đi lại trong suốt 4 năm trời, quen thuộc đến từng khúc cua, từng đoạn
dốc, từng bóng cây, từng hòn đá. Thế mà giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn ngạc
nhiên sao ngày ấy mình can đảm đến thế.
Hồi đó, sau bốn năm dạy học ở Quế
Phong, tôi được chuyển về Quỳ Hợp. Khi đưa giấy tờ nộp cho Phòng giáo dục, thầy
Lợi ( trưởng phòng) phán ngay: “ Cô đi Châu Thành nhé” Tôi giãy nảy: “ Thầy ơi,
em đã ở Thông Thụ (Quế Phong) bốn năm rồi, giờ cho em dạy vùng ngoài đi. Thầy
cho em vào đó thì hết cả tuổi xuân của em rồi còn gì!” Thầy ngó tôi qua cặp
kính: “ Đi Quế Phong là nghĩa vụ vùng cao của tỉnh, còn giờ đi Châu Thành là
nghĩa vụ vùng cao của huyện.” “ Nhưng...” “ Không nhưng gì cả, về chuẩn bị xe
cọ cho chắc chắn. Đây vào đó cũng chỉ gần ba mươi cây số, mỗi tuần về một lần,
có phải đi biền biệt như Quế Phong đâu.” Rồi thầy cởi cặp kính lão, nhìn tôi ra
chiều thông cảm: “ Chịu khó đi em. Thầy tin những giáo viên đã từng đi vùng cao
như em sẽ không trốn chạy giữa chừng như mấy cô sinh viên miền xuôi mới ra
trường. Trong đó bây giờ đang gay lắm em ạ. Giáo viên thiếu đến mức có lớp
không có chủ nhiệm. Hãy công tác cho tốt, khi nào có người thay thì thầy cho em
ra.” Rồi thầy cười: “ Còn trẻ chán, chưa lo ế chồng đâu!”
Phía trước ghi đông là làn đựng gạo, mì tôm, cá khô, mắm muối. Sau cái
đèo hàng là một rương to quần áo, sách vở, đồ dùng cá nhân...Từ ngoài thị trấn
vào ngã ba Châu Thành, đường khá dễ đi. Theo guồng bánh xe, đường cứ vắng dần.
Có những đoạn năm sáu cây số không có một bóng nhà, chỉ thỉnh thoảng gặp vài
người đi xe ngược chiều, loáng cái đã biến mất sau khúc quanh. Tiếng bánh xe
lăn lép nhép trên con đường lầy lội. Những trận mưa tháng tám vẫn thi nhau trút
xuống. Dù đã quàng ni lông kín người, nhưng hai ống quần tôi vẫn ướt và bê bết
bùn đất.
Từ ngã ba rẽ vào là bắt đầu con đường đất gồ ghề, lồi lõm. (Đây là con
đường lâm trường làm để vận chuyển gỗ từ rừng Quỳ Châu về) Xe và người vật lộn
với những rãnh, những vũng, những mương nước nhỏ. Nước bắn lên tận đầu, bùn
ngập lút bánh xe. Nhiều đoạn tôi phải hì hục vừa đẩy vừa thở. Hơi ra cả lỗ tai.
Nước mắt, mồ hôi hòa trong nước mưa, mặn chát.
Đi một quãng khá xa, trước mắt tôi là một
dòng suối cuộn xoáy, hung dữ. “ Làm sao bây giờ?” Mưa lại trút xuống. Mưa trong
đường rừng mới đáng sợ làm sao! Nó ầm ào, ghê rợn như đe dọa, như thách thức.
Tiếng mưa lẫn trong tiếng gió giữa rừng sao nghe cứ hoang dại, cứ rùng rợn vô
cùng (hay ít ra là tôi cảm thấy như thế trong hoàn cảnh thân gái dặm trường một
mình đơn côi.) Dù đã từng đi vùng sâu ở huyện Quế Phong, nhưng mỗi năm, chúng
tôi chỉ đi đường hai lần, và lần nào cũng đi cả tập thể, dù có mệt nhưng vui.
Còn giờ đây? Quay về ư? Đường về xa lắm! Nhưng đi tiếp thì làm sao qua suối? “ Bạn ơi, đời vui đang chờ ta...Giữa lứa tuổi
hai mươi, đẹp và thắm như hoa. Đoàn ta, náo nức lên đường, về với những đàn
em...” Câu hát bất chợt vang lên trong đầu như mỉa mai, như nhạo báng. Tôi cứ đứng giữa mưa mà nhìn trân
trân vào dòng suối đang chảy xiết. Bỗng giật thót người vì một giọng ồm ồm phía
sau: “ Sợ à?”. Tôi quay lại. Một chàng trai bản mặc bộ đồ nâu, bên hông đeo bao
dao lủng lẳng. Tôi chưa kịp nói gì thì anh ta xốc chiếc xe lên vai. Xe nặng thế
mà anh ta coi như không. “ Cứ đứng đó.” Anh ta lại nói cộc lốc trước khi lội
qua suối. Tôi lo lắng nhìn theo. Đến chỗ sâu, nước bị bánh xe cản lại, sôi réo.
Anh ta dò chậm từng bước, từng bước. Dựng xe cẩn thận, anh lội ào trở lại: “ Bám vào ta mà đi!” Tôi vội
vàng thực hiện ngay mệnh lệnh của ân nhân. Một tay xách dép, một tay níu chặt
áo người thanh niên, thế mà có lúc tôi suýt ngã vì đặt chân lên hòn đá trơn
trượt dưới lòng suối. Nơi sâu nhất chỉ đến quá bụng nhưng nước chảy xiết nên tôi rất sợ. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi qua
được bờ bên kia. Quần áo ướt rượt, dính bết. “ Cảm ơn anh nhé” Nghe tôi nói
thế, anh ta chỉ cười rồi sải từng bước dài lên con dốc cao.
Cất dép, xắn quần lên cao quá đầu gối, tôi è sức đẩy. Cái xe bướng bỉnh
có lúc quay ngoặt tay lái, chực ngã. Tôi phải vừa ghì, vừa giữ. Ướt đầm đìa.
Tóc dính bết, nước mưa nhỏ tong tong. Con dốc cao, mặt đường trơ ra những đá là
đá. Một bên là bạt - ta - li lở loét, một bên là vực sâu thăm thẳm. Tôi dừng
lại, thở dốc. Mệt đến gần đứt hơi. Qua một khúc quanh, dốc lại hiện ra, cao
hơn. Về sau, tôi chỉ đi được mươi bước là phải dừng. Miệng, mũi, tai thi nhau
thở. Mưa ù ù hay tai ù ù? Không biết nữa. Đến đoạn cuối, dốc dựng đứng. Tôi thở
dài ngao ngán. Nước mắt lại trào ra. Bỗng anh thanh niên lúc nãy từ trên dốc
chạy xuống. “ Dắt đi, ta đẩy cho” . “ Đồ tồi – tôi nghĩ - thế mà lúc nãy đi trước, không giúp người ta
một tay.” Vừa quẹt nước mắt, tôi vừa cười thầm, sao tự dưng lại đi trách một
người mới gặp?
Vào đến trường đã hơn mười hai giờ trưa. Như thế là tôi đi hết hơn bốn
tiếng! Trường vắng tanh. Một lúc sau, mấy người trong kí túc mới chạy ra. Chắc
trông bộ dạng của tôi lúc đó buồn cười lắm nên ai cũng trố mắt lên mà nhìn. “
Sao không để tạnh mưa hãy vào? Bọn này đang định ra đây.” Một cô có vẻ cứng
tuổi hơn lên tiếng và gọi: “ Hai thằng đâu, ra dắt xe cho lính mới kìa!” Rồi
quay sang mấy cô giáo trẻ: “ Dẫn nó ra suối rửa ráy thay đồ đi rồi xem có gì ăn
nữa không?” Nồi cơm hết nhẵn. Vừa đói, vừa mệt, tôi ăn loáng cái hết hai gói mì
tôm.
. Hồng thấy tôi vẫn lặng im, lại bảo:
-
Trường giờ xây hai tầng rồi cô ạ, nhờ vào dự án “ Kiên cố hóa trường
học” đấy. Khu kí túc khang trang lắm, nhưng vì đường đi lại dễ dàng nên các cô
chẳng mấy khi ở lại ban đêm.
Tôi nhớ hồi đó, khu kí túc là một dãy nhà tranh tre nứa lá. Phên nứa đan
tươi nên mấy bữa sau nó chỉ có giá trị đánh dấu ranh giới phòng này phòng kia,
vì nứa héo lại, có thể thò cả tay sang phòng khác mà lấy quyển giáo án. Còn mái
lá cọ cũng lợp tươi, khi héo lại, ban đêm có thể nằm trong phòng mà ngắm sao
trời! Ngày nắng còn đỡ, ngày mưa phải căng ni lông lên nóc màn mà ngủ.Tiếng lộp
bộp dội cả vào trong giấc mơ… Giường nằm là bốn cọc tre chôn chặt xuống đất,
mấy tấm liếp tre cứ kêu ọt ẹt mỗi khi trở mình. Hai dãy lớp học cũng chẳng khá
gì hơn: sau một trận bão, lớp trống toang hoác, không phên, chỉ còn lại mấy bộ
bàn ghế chôn chân là chắc chắn nhất.
Lương tôi lúc đó được 31 ngàn/tháng, nhận xong
mua 13 kg gạo hết 27 ngàn, còn lại 4 ngàn góp vào kí túc mua muối và mì chính.
Thức ăn quen thuộc là rau tàu bay. Mùa măng thì trưa măng, tối măng. Có lần,
mưa ròng rã hơn hai tuần không tạnh. Nước suối to, không thể ra thị trấn mua
gạo, cả kí túc đói! Xin sắn của đồng bào cũng chỉ được ít ngày. Vả lại, nhiều
nhà cũng đã ăn củ nâu thay cơm. Ông chủ tịch xã đến để làm “công tác tư tưởng”.
Vừa thoáng thấy ông, Hương “còi” chạy biến vào phòng, đóng kín cửa. Chả là hôm
khai giảng, chủ tịch đến dự, ông khoác cái túi vải thêu rất đẹp có quai dài,
túi nằm vị trí dưới bụng ông một đoạn. Đó gọi là túi dết. Còi ta tò mò hỏi:
“ Cái túi ấy tiếng Thái gọi là gì?”
Tôi tỉnh bơ: “ Nó gọi là cái thôống hắm”. Đợi ông đến gần, Hương quơ tay với túi, bảo: “ Bác cho cháu xem cái
thôống hắm của bác với!” Ông chủ tịch hốt hoảng né ra, mắt trợn tròn. Mọi người
cười nghiêng ngả. Chị Liên rỉ tai Hương nói nhỏ: “ Hắm” tức là tên gọi hai quả
ấy của đàn ông”. Hương đuổi tôi đấm thùm thụp, mặt đỏ như gấc chín.
Nhưng dù ông có nói gì, không có thực thì làm
sao vực được đạo? Mọi người bàn nhau cử người đánh liều lội suối ra mua gạo.
Tôi cùng ba người nữa xung phong đi làm nhiệm vụ. Lúc đầu ở kí túc thì hăng hái
thế, nhưng ra nhìn dòng suối cuồn cuộn chảy xiết, thỉnh thoảng cuốn theo mấy khúc gỗ đen sì, cứ tưởng tượng như mình
là khúc gỗ ấy. Ớn! Bụng đói meo, ngồi nhìn
mãi dòng nước mà không dám lội qua, chúng tôi men theo bờ suối và phát
hiện một cây vả. Không lưỡng lự, cả bọn hái trái chín ăn lấy ăn để, khen quả dù
mưa nhưng vẫn ngọt và mát. Hậu quả bị nôn một bữa ra mật xanh mật vàng! Khiếp!
Mưa vẫn trút trên nguồn nên suối càng dâng nước lên cao. Cả lũ rũ rượi
trở về như những kẻ vừa xuống thăm địa phủ lên vậy. Cũng may, ông chủ tịch
không động viên suông mà đã huy động bà con góp được một ít sắn, chúng tôi đi
đào rau má, chia ra nấu cháo mỗi bữa một ít. Thế là qua được đợt mưa lũ.
-
Cô nghĩ gì mà thừ người ra thế?- Hồng lại kéo tôi về thực tại. Tôi hỏi cho có
chuyện:
-
Vừa rồi nghe bảo xã tổ chức ngày 20/11 trong trường vui
lắm?
-
Vui cô ạ. Trường tổ chức văn nghệ, hội phụ huynh đến
tặng quà, giao lưu mãi đến hơn mười hai giờ mới ngồi cỗ.
-
Quà già hay quà non?
Nghe tôi hỏi
thế, Hồng ngạc nhiên:
-
Sao lại quà già, quà non hả cô?
Tôi cười:
- Ngày ấy, 20/
11 xã tổ chức nhưng không có tiền, ông chủ tịch nghĩ nát óc cũng không đào đâu
ra để mua quà cho giáo viên. Thế là địa phương giao cho giáo viên tự chuẩn bị
quà, giá trị khoảng 20 kg lúa, gói bọc cẩn thận để xã trao rồi đến mùa nhận
lúa. Đó gọi là “quà non” vì mua lúa non mà.
-
Vậy các cô bỏ tiền mua quà tặng mình trước?
- Tiền đâu mà
bỏ? Các cô lại “sáng kiến” gói bộ đồ cũ vào trong báo vuông vức rồi ghi tên
vào, chồng lên bàn. Buổi mít tinh cũng diễn văn, cũng phát biểu hùng hồn lắm.
Rồi tất cả giáo viên xếp hàng lần lượt nhận quà từ chủ tịch xã một cách trang
trọng và kính cẩn!
Hồng cười ngặt nghẽo: “ Thế mà hồi đó bọn em
ngồi dưới cứ thắc mắc: Chẳng biết các thầy cô được quà gì mà to thế .”
- Khổ, nhưng
hồi đó các cô cũng “hăng” lắm. Vẫn phấn đấu đạt danh hiệu trường tiên tiến đấy.
Trường vẫn có học sinh giỏi huyện, vẫn có giáo viên giỏi huyện, nhớ không?
- Em nhớ chứ cô. Em còn nhớ hồi
đó cô không chỉ chủ nhiệm mà còn dạy văn, sử, địa, công dân và kiêm cả môn kỹ
thuật lớp ta nữa. Giờ thì giáo viên không kiêm nhiều như vậy đâu cô ạ.
- Em tính, cả tổ chuyên môn chỉ có bốn người, dạy bốn lớp cấp hai. Không
kiêm thì lấy đâu ra giáo viên? Hồi đó khi vào lớp sáu là mười bảy em, đến lớp
chín rơi rụng dần chỉ còn năm em, Hồng
là học sinh nữ duy nhất chưa bỏ học giữa chừng lấy chồng, đúng không?
Hồng cười:
-
Và năm bạn lớp chín của cô giờ có ba bạn là giáo viên,
một bạn là bác sĩ, một bạn hiện đang là bộ đội đó cô.
-
Ừ, giá như một dịp nào đó các em gọi nhau về được thì
cô trò ta sẽ vào Châu Thành một chuyến, Hồng nhỉ?
-
Được chứ cô. Em sẽ a lô cho các bạn ngay, cô đi nhé?
-
Nhất định rồi !
Lão núp đây để chờ lĩnh tem vàng đấy nhé!
Trả lờiXóaSự khó khăn một thời làm lão rưng rưng cảm động. Lão biết , thực tế còn cơ cực hơn nhiều như thế . Bao nhiêu tuổi xuân rực rỡ các cô đã gửi hết vào rừng xanh , núi thẳm. Những cô giáo thiếu thốn từ những cái nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày và những lá thư sống trong thấp thỏm đợi chờ cả tháng ròng...
Lão rất xúc động những trang viết về một thời của em và xin mấy lời chia sẻ .
Không phải lão núp mà lão đi buôn chuyện chán chê rồi, thi ca nhạc họa đủ thứ rồi định về ngủ thì gặp em lù lù bưng bài lên. Thế là lão chộp tem vàng. Rất vui được tặng lão nhé.
XóaCảm ơn lão thật nhiều, thật nhiều vì đã thấu hiểu và đồng cảm.
Hèn gì chị NT viết về vùng cao là số dzách.
Trả lờiXóaChuyện về vùng cao chị có cả kho em ơi. Nhưng viết nhiều cũng buồn lắm.
Xóahóa ra bạn cũng người nghẹ an ta chào đồng hương nhé
Trả lờiXóaChào nhà thơ. Nhà thơ bây giờ mới biết, NT biết là đồng hương lâu rồi.
XóaQuế Phong rồi lại Châu Thành
Trả lờiXóaTuổi xuân bỏ lại...nên đành xa nhau...
Tự động viên: Đã già đâu
Chỉ vài sợi tóc trên đầu bạc thôi!
Khó khăn chẳng nói bằng lời
Nghoảnh đầu nhìn lại: Nửa đời trôi nhanh!
Xin báo cáo với lão là lúc ra trường Năng khiếu, em 28 tuổi, vẫn xuân chán. Nhiều người tưởng em mới ra trường cơ.Nhưng giờ thì già rồi.GIÀ RỒI THÌ MÌNH BẰNG LÒNG LÀ GIÀ, CÒN LÀM GÌ MÀ BUỒN?HÌ HÌ...
XóaÔi, đúng là ngày ấy nhiều gian khổ quá chị nhỉ.
Trả lờiXóaNhưng mà vẫn thi đua, vẫn vui vẻ. Thời đại tạo nên cảm hứng thi đua và phấn đấu không vì một mục đích riêng tư.
Ngày nhỏ, em thỉnh thoảng hay đọc trộm nhật ký của mẹ em về những năm tháng mẹ em đi dạy học. Có chii tiết mà em nhớ: đó là đến tháng không có lương nên được cấp xăm xe đạp trừ vào lương. Bởi vậy giáo viên toàn phải làm thêm đủ thứ nghề để sống.
Ngày ấy, người ta định nghĩa giáo viên: những người có nghề chính là ủ giá, nấu rượu, nuôi lợn và nghề phụ là dạy học.
XóaSao em đăng bài rồi xóa đi vậy?
Đọc đến cái "thống hắm", em bật cười một mình. Sao mà khổ thế hả chị? Hóa ra em sướng quá chừng luôn đó. Từ bé đến giờ có biết khổ là gì đâu.
Trả lờiXóaKhổ thế mà không có được chút hài hước vui vẻ thì chỉ có nằm mà khóc thôi em.Bọn chị nghịch hơn quỉ đó mà.
XóaSáng nay rảnh - lão mới hoàn tất lới hứa.Chắc em phải vui lòng chờ , khoảng một tuần gì đó. Mong là góp chút niềm vui mặc dù hơi áy náy là quá ư cũ kỹ.
Trả lờiXóaTrước thềm năm mới - lão chúc em niềm vui và may mắn !
Chẳng sao đâu mà, chỉ cần đọc được chữ. Sách cũ ngày xưa nhiều cuốn viết chất lượng hơn giờ anh ạ.
XóaMong rằng sẽ đến trước ngày nghỉ tết. Chúc anh trọn niềm vui.
Hay hè! Giá miềng được vô gặp mấy "mụ giáo" hồi đó hì.
Trả lờiXóaThì sao nào? Có ăn cháo sắn nổi 1 bữa không nhỉ?
XóaNhật Thành Hồ13:43 Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Trả lờiXóaƠ...anh Hai giả bệnh ấy mà
Để cho các ẻm (em) đến nhà thăm nom
Thăm rồi thì lại phải còm
Còm nhiều thì mới thấy xôm câu hò...
Ơ...anh Hai quả thật khôn ghê ơ hò...
Trả lời
Hai Lúa21:49 Ngày 14 tháng 01 năm 2014
HÒ ...Ơ..Ớ...
Cái cô NHẬT THÀNH thật là táo tợn
dám nói anh HAI giả bệnh... mè nheo
văn bằng có giả,chân cẳng có khèo...(CHÂN THẬT,CHÂN GIẢ)
chứ anh mà giả bệnh...ơ ...hò...
HÒ...Ơ...Ớ...
anh mà giả bệnh...vợ treo...bếp liền...
eg cô giáo thân mến !HAI đọc một mạch truyện ngắn này không khỏi bùi ngùi xót xa cho 1 ký ức hãi hùng của 1 thời kỳ khó khăn của đất nước thời đó.những gì eg kể HAI không xa lạ lắm,vì thời gian a2 tại ngũ cũng từng đóng quân ở 1 xã ktm vùng sâu,vì là 1 xã mới nên ub,trường học đều co cum tập trung 1 chỗ,và nhiệm vụ của trung đội anh là bảo vệ an ninh cho cả khối ấy gồm cả giáo viên của trường cấp 2 của xã,y tá của trạm xá, mậu dịch viên cửa hàng buôn bán htx,..cho nên đã có những tháng ngày chung sống với nhau tình như thủ túc,HAI rất hiểu rất rỏ những nỗi khó khăn, thiếu thốn của
Xóacác cô thày...mà cánh lính của tụi anh thì có hơn gì,song do được giáo dục tư tưởng hằng ngày là phải biết hy sinh chịu đựng vì lý tưởng cao cả, vì đất nước,vì nhân dân phục vụ ,sống ,học tập theo gương BÁC HỒ,chiến đấu đến giọt máu cuối cùng,nên cấm có kêu than,chỉ tội các em giáo viên ...vốn là dân thành thị,lại mới ra trường đi vùng sâu phải va chạm với khổ cực thiếu thốn trăm bề..giai đoạn này,nhiều cô thày kg chịu nỗi phải bỏ nghề...
Rồi, chuyện xưa kể lại cho vui. Nhưng anh 2 nhầm. Đây là chuyện thật, như kiểu hồi kí của anh 2 dạo nọ ấy. Không phải truyện ngắn vì không hư cấu.
Xóahic...người ta quen chấm bài cho học trò nên cũng méo mó nghề nghiệp ,xét nét rồi đó nghen...hehehe...thật hay giả cũng là chuyện em kể...dài thì a2 gọi là truyện dài...ngắn thì HAI gọi là truyện ngắn..hehehehe...thưa cô giáo...dù sao thì học trò MIÊN THƯỢNG vẫn luôn xem ý cô là ý trời...hihihihi.
Trả lờiXóaNè?... tết nay TH đã có quà Già hay quà Non chưa đấy? .....
Trả lờiXóahiiiiiiiiiii...... chưa có qua MRC tặng Quà non nhé!...... hiiiiiiiiii.......