Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 3

(Hôm đầu tôi kể, nhưng giờ tôi nhường lại cho Na kể  nha.)
CHỊ TẠP VỤ

    Này, giơ tay  đón lấy đi! Na không giơ tay mà xòe tà áo ra, ngước mắt lên nhìn Yến đang leo tít trên ngọn dừa.  Ném vào đây! Na bảo. Yến cười ngặt cười nghẽo, nói nhìn Na sao giống trong bức tranh dân gian quá. Bức tranh nào cơ? Tranh hứng dừa ấy. Hi hi…Ừ mà Yến ơi, mình định khi nào dạy phần văn học dân gian thì cho học sinh thi vẽ tranh minh họa đấy, được không? Được quá đi chứ, còn Yến sẽ làm một cái thước đa chức năng nhé: Kẻ này, đo góc này, đo độ dài này, và gắn cả thiết bị đo nhiệt độ nữa này, tuyệt không? Tuyệt! Nhưng nếu có thể gắn vào đầu thước một cái "cào" năm răng,  vạch một cái được ngay khuông nhạc, biết đâu được Hội đồng khoa học cấp bằng sáng chế cũng nên. He he...Ừ, Na cứ chờ đi, Yến sẽ thành người nổi tiếng đấy,  còn giờ thì  chìa áo ra mà …hứng dừa nha. Nói rồi Yến vặn một quả  to đùng quẳng xuống. Bịch! Na giật mình, mở mắt nhìn quanh.  Chiếc túi treo trên cọc màn rơi xuống ngay đầu Na. Bên cạnh, hơi thở của Yến vẫn đều đều. Hóa ra là mơ! Giấc mơ lạ kì! Nó y chang câu chuyện hai đứa đã nói với nhau trong thư viện trường dạo trước! Bao ước mơ, bao dự định thời sinh viên như những cánh chim  màu hồng cứ thi thoảng lại  bay qua trong giấc mơ của Na.
  Hình như có tiếng trẻ con khóc? Đúng thật, tiếng khóc ngằn ngặt nhưng liên tục.  À, chắc con bé nhà chị Thu. Na quay sang ôm Yến, định dỗ giấc ngủ trở lại nhưng rồi cô bật dậy…
  Căn phòng nhỏ bừa bộn bao nhiêu thứ: ghế mây , cũi nhốt trẻ, mấy cái chai  ngả nghiêng, can hai lít, can năm lít, hai cái bì nơi góc phòng, một chậu đồ chưa giặt đun dưới gầm giường…Trên giường, đứa chị khoảng ba bốn tuổi ngủ ngon lành, còn đứa em đâu gần một tuổi vừa bò vừa khóc, mũi thò lò tận miệng. Na giơ tay định bế, chợt nghe mùi thum thủm. Trời ạ, con bé ị bậy, cứt dính bết vào chiếu, quệt vào chăn, vương cả vào màn, vào gối. Chân tay nó cũng vàng khè. Cả thân áo phía trước của nó ướt đầm.  Na chưa biết làm thế nào thì nghe tiếng dựng chân chống xe đạp đánh “cạch”.  Chị Thu về, phía sau gác- ba- ga là một thùng giá đầy tú ụ, những cọng giá chen chúc nhau đội lên, đều tăm tắp, trắng nõn và mập mạp.
-         Em nghe cháu khóc, chạy đến thì nó đã…
-         Trời ơi! Con với chả cái! Sắp mưa rồi, biết giặt khi nào mới khô hả trời!
Chị Thu rít lên, cúi xuống gầm giường lôi chậu đồ đổ ra nền nhà rồi tất tả vừa xách chậu, vừa na con bé xuống bếp múc nước xoàn xoạt, khoát khoát, rửa rửa.
Đặt con vào cũi, chị quay sang cái gường bề bộn đủ thứ.
-         Dậy, dậy!Mày có dậy không hả?
Vừa nói, chị vừa đét vào mông con bé mấy cái rõ đau. Nó choàng dậy, ngơ ngác không hiểu sao mình bị đánh. Lấy tay dụi mắt,nó mếu máo khóc.
-         Xuống ngay khỏi giường để tao dọn! Còn ngồi đó mà khóc! – Chị Thu lại hét lên.
Nó vội nín thinh, lồm cồm bò xuống và đứng nép bên góc phòng sợ hãi nhìn mẹ vơ tất cả chăn, màn, gối cuộn vào chiếc chiếu.
-         Thật là đồ vô tích sự! Chồng với chả chàng! Đã bảo rồi, vứt mẹ viên phấn đi, ra ngoài cầm con dao, cầm cái cuốc mà nuôi con. Thầy chẳng thầy thời chớ, để  con nheo nhóc, khổ sở, không có nổi cái nhà mà chui vô chui ra, thầy bà gì?
Na nhìn quanh. Chẳng có ai cả. Thế có nghĩa là chị Thu đang chửi  một mình? Chị  tưởng tượng người chồng đang đứng loanh quanh đâu đó? Chị  hốt  mớ đồ giữa nhà vào chậu, tay bưng, tay ôm  quày quả ra giếng. Những thanh âm vừa cao, vừa sắc cứ xa xả:
-        -  Trồng người với chả trồng ngợm! Không có tay con này  ủ giá, nấu rượu sấp ngửa tối ngày thì phơi trắng mặt, cơm không đủ mà ăn! Đàn ông đàn ang phải biết ra ngoài đời mà kiếm sống, mà đua chen với người ta chứ, sấp mặt trong cái bảng đen, rồi lúc nào cũng chỉ trên răng dưới ca tút…
Đôi tay  gầy guộc níu từng gàu nước, tấm thân càng như lép kẹp trong bộ đồ vải phin  quá mỏng. Chị bặm miệng bưng xô nước trút vào chậu  và  trút nỗi bực dọc ngập tràn trong lồng ngực ra ngoài theo từng lời nói:
-         Đã bảo rồi, thiên hạ những thằng thầy khôn ngoan, tháo vát,  nó vứt giáo án ra ngoài bờ  ngoài bụi cả đấy, đi làm thịt lợn, đi buôn bán, đi đào vàng…Làm gì  có tiền mà chẳng được. Cần cóc gì vinh quang! Lợi ích trăm năm cái khỉ mốc! Con này không lăn lộn làm thêm, không thức khuya dậy sớm trầy mày trật mặt  có mà chết đói cả lũ, ngồi đó mà lo trăm năm với chả nghìn năm.
Chị vò, chị lấy bàn chải xát mạnh, rồi vắt, rồi múc nước, lại vò, lại vắt, lại xả. Cục ấm ức lại trào ra:
-         Thiên hạ người ta chân trong chân ngoài, tranh thủ buôn cái này, bán cái kia, đằng này chỉ cắm cúi vào mấy cuốn sách, con đói mặc con, vợ đau mặc vợ, người ta nói chuyện làm ăn buôn bán cứ ngơ ngơ ngác ngác như người trên cung trăng!
Cứ thế, miệng chửi xa xả, tay làm thoăn thoắt, một đống đồ đã được chị giặt sạch, phơi giăng giăng cả trong nhà, ngoài thềm. Con bé lớn bày mấy thứ đồ hàng cũ kĩ cho em chơi trong cũi, em cầm cái ống nhựa, đập đập lên đầu chị, cười hỏn hẻn.
Yến đến, hai đứa nhón chân phơi chiếc chiếu  lên sào nứa. Chị dịu giọng:
-         Hai em  giúp chị nhé.
-         Dạ.
Giờ thì chị đang ngồi lặng lẽ cho con bú. Con bé miệng ngậm núm vú bên này, tay vân vê núm vú bên kia, đôi mắt trong veo liếc nhìn ánh mắt âu yếm dịu dàng của mẹ. Con chị đứng dựa vào vai mẹ, nhón nhén gỡ từng hạt ngô luộc, véo von:
-         Em ta hư mẹ nhỉ? Em ị bậy  thối ơi là thối!
-         Con ăn xong ở nhà trông em cho mẹ đi bán giá, nghe chưa?
-         Dạ - Con bé ngoan ngoãn đáp.  
-         Thế…sáng ra chị đi lấy giá về để bán đấy ạ?- Na bắt chuyện.
-         Đâu. Giá chị ủ đấy chứ. Sáng nào chị cũng dậy sớm để đi nhập. Nhưng hôm nay họ không lấy vì sợ mưa không bán được. Giờ lại phải vào trong làng, nhờ người ta ủng hộ cho, ghi nợ đến mùa lấy lúa. Mà cũng chẳng biết có hết không nữa. Xung quanh đây, các cô giáo hầu như đều ủ giá, nấu rượu, đi bán là cứ chập vào nhau. Mà dân thì có nhiều tiền gì cho cam. Toàn nợ là nợ!
Dừng một lát, chị nói như phân trần:
-         Trong nhà có đàn ông tháo vát thì đỡ cực, đằng này lão nhà chị là loại mọt sách, cấm có lo được việc gì. Đồng lương nhà nước chưa đủ mua hai yến gạo, không làm thêm lấy gì nuôi con? Trăm công nghìn việc đổ lên đầu, nhiều khi bực phát điên lên được.
-         Thầy dạy trường nào vậy chị? – Yến hỏi.
-         Dạy toán  trường Kim Sơn ở ngay đây, nhưng hôm nay phòng điều động đi tiếp thu chuyên đề ở sở. Nói đáng tội, chuyên môn lão cũng giỏi, nhưng thời buổi này, bạn bè đồng nghiệp lão bỏ nghề đầy ra đó, cái nghề dạy học với đồng lương chết đói, giỏi mà làm gì?
 Chị lấy tay vuốt vuốt đám tóc tơ của con bé:
- Nào, giờ thì ở nhà với chị cho ngoan, nghe không?
Con bé  cười toe toét, đưa bàn tay tí xíu sờ sờ trên mặt mẹ.
Na tò mò:
- À, chị ơi, trường Thông Thụ thì ở đâu ạ?
-         Hai đứa đi Thông Thụ a? Xa lắm, giáp Lào, đi bộ một ngày rưỡi mới đến nơi.
Na và Yến lặng nhìn nhau. Chị Thu đặt con bé vào cũi, lại dặn:
-         Ở nhà trông em cẩn thận nha con, đừng để em trèo ra khỏi cũi đấy.
-         Dạ, con biết rồi!
Chị bỏ can rượu vào làn, treo trước ghi - đông, tất tả đạp xe đi. Phía xa,  mây  như những đụn khói đen kịt đùn lên. Bầu trời thoáng chốc vần vũ, thấp dần mãi xuống. Gió thổi mạnh, những ngọn xoan  reo vù vù.  Mối bay loạn xạ, rập rờn, chao đảo trước  trận giông đang bắt đầu ập tới.    
(còn nữa)




-          

43 nhận xét:

  1. Chính lão cũng không biết đâu là truyện , đâu là chuyện trong phần này.
    Tác giả muốn ghi lại một thời khốn khó với cuộc sống những giáo viên vùng cao . Sự vun vén lo toan của người phụ nữ trong gia đình có chồng là thầy giáo ở vùng cao còn khó khăn nhiều lần hơn vùng miền khác. Nhưng râu ria có phần dài hơn...cằm !
    Có thể lão kỳ vọng nhiều vào chiều sâu hơn là sự dàn trải trong cách viết của tác giả.

    Trả lờiXóa
  2. Em vân đang đi đúng lộ trình đấy lão! Những ưoqc mơ dự định hão huyền của NAa sẽ bị vỡ vụn dần khi va vào thưc tế cuôc sông.Rồi Na phải hiểu ra, phải châp nhận, phải gông mình lên mà vượt qua nhưng khó khăn thách thưc trong cuộc đời.Em biêt lão nhắc nhỏ em về kĩ thuật, nhưng em lại đamg chú ý đên ý nghĩa cho tiêt.Thôi thì thông cảm cho tác gỉa nha. Cảm ơn lão thật nhiều!
    W

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (Máy tinh yếu điện kg lên đc, em bấm trên đt kg quen nên lỗi lung tung)

      Xóa
  3. Chủ nhật tươi hồng Nhật Thành nhé!

    Trả lờiXóa
  4. gác- ba- ga ? Không biết chỗ cô người ta quen nói như nào, còn tôi thì hay dùng pooc-ba-ga. Từ này có gốc tiếng Pháp porte-bagage (= cái giá dùng chở đồ phía sau xe đạp).

    Chủ nhật ghé nhà cô đọc truyện. Cô vui, khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gốc tiêng Pháp có thể như thế, nhưng từ dùng phiên âm có thể noí chệch âm: gac ba ga, gác đờ bu, đó là cách nói ở vùng xứ Nghệ.

      Xóa
    2. ah, tưởng cô vô ý nhầm nên nhắc. Còn nếu vùng ấy nói thế thì dù sai cũng nên giữ lại, vì những chi tiết trông có vẻ nhỏ nhặt này cũng góp phần thể hiện tính cách, con người nhân vật.
      Chúc cô tiếp tục viết khỏe nhé.

      Xóa
  5. Nếu là một chuyện dài thì sau hai phần đầu hơi chệch choạc chút. Có lẽ vạn sự khởi đầu nan. Đến phần này hay đấy, mạch chuyện đã ổn định anh thấy thích nhất đoạn chị Thu lảm nhảm chửi chồng một mình. Đoạn này sướng, Tác giả mượn lời nhân vật thể hiện rất gay gắt giữa lối sống lý tưởng cũ kỹ có phần thiếu thực tế của ông chồng và lối sống thực tế hành ngày cần lắm cơm áo gạo tiền, Đoạn này khá dài nhưng lại hoàn chỉnh, đắt nhất là những độc thoại nói trên nền câu dạy đời của lãnh tụ... ""Trăm năm..."" Chẳng biết ai đánh giá sao chứ anh thấy ngon rồi cứ thế là được, là thành công.
    Tuy nhiên em vẫn tham có những chỗ đọc hơi gượng. Anh vd câu thoại: '' - Em ta hư mẹ nhỉ? Em ị bậy thối ơi là thối!Em làm mẹ phải giặt đồ nhiều, mẹ nhỉ?"như anh anh chỉ để
    - Em ta hư mẹ nhỉ? Em ị bậy thối ơi là thối!
    Trẻ con thường tư duy gọn ghẽ thế, em thêm đoạn; ""Em làm mẹ phải giặt đồ nhiều, mẹ nhỉ?""
    đọc cái thấy câu này ý của người viết thêm vào, hơi phô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh đã nói chính xác dụng ý của tác giả rồi đấy ạ. Người gv .kiêp sống mòn một thời, đc ru vỗ trong nhưng ngôn từ hoa mĩ, afpo là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí, nào là con ong hút nhị hoa để truyền cho muônđời mật ngọt...nhưng " chuôt chạy cùng sào mới vào sư phạm" anh nhỉ? Em cảm ơn anh đã góp ý,em sẽ sửa sau. Còn giờ em đang viêt trên đt.

      Xóa
  6. Em đọc chị, đọc mấy ngày nay rùi, mà hình dung ra mọi thứ. Nó quá mới với em. Nhưng chị viết cũng thật dễ hiểu.
    điều thú vị nhất là các anh ở đây đọc kỹ và chỉ ra cho những điều thật hay chị ạ. Điển hình là còm của anh Hòn Sỏi ở trên nè. Đọc còm nhà chị bao giờ cũng hấp dẫn em hết. Toàn kinh nghiệm quý thui. hì hì
    chờ hóng từng phần của chị. Cuối tuần vui chị nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Các anh ấy đều là bậc thầy cả đó em. Dạo này chị kg mở máy đc vì điện chỗ chị yếu lăm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. à, chỗ chị nói " trên răng dưới ca tút " á, ca tút là cái gì vậy chị ?

      Xóa
    2. Ôi ! Giời ạ! Em tôi !!!
      Em mà không hiểu được câu này anh sẽ chết, anh đi chết đây!!!
      Khộ!

      Xóa
    3. Với em Đan Thùy:
      Ca tút hoặc cat tut, (Phiên âm tiếng Pháp) để chỉ cái vỏ viên đạn đó em. "Trên răng dưới ca tút" là hiểu theo nghĩa bóng chỉ về người đàn ông nghèo ko có gì ngoài cái răng (nghĩa đen) ở phía trên để nhai, và phía dưới là cái ca tút. Hiii...

      Với Hòn Sỏi:
      Ôi, em ấy ko biết thì phải giải thích chứ sao lại toan đi chết, thiệt mình và khổ thân em, Sỏi ơi. Hiii...

      Xóa
    4. Cười chết mất thôi ! " Trên răng dướ Ca Tút " chỉ người Bắc mới hiểu thôi . Còn Đan Thuỳ là người Tiền Giang thì không hiểu là đúng rồi . Nhật Thành làm khó ĐT gồi , để salam giải thích cho dễ hiểu : Là hai quả Bần đặt cạnh cái mà Salam tính mua về làm đũa ấy , ở trong bài viết của ĐT hôm trước

      Xóa
    5. Chết là chết cười!
      HS ứ giải thích! Vì câu hỏi hay nhất trong năm của em nó! Hihi!

      Xóa
  8. Lâu nay máy tính anh bị hỏng, điện thoại bị lỗi cài đặt nên ko vào blog của mình và bất cứ của ai được. Nay máy tính vừa sửa xong, vào trả lời bạn bè và tranh thủ sang thăm em. Anh đã đọc và cảm nhận về các kỳ truyện của em nhưng chưa góp ý nhận xét trao đổi cụ thể được. Khi rảnh anh sẽ nói sau nhé...
    Anh chúc em luôn khỏe vui, hạnh phúc, viết hay và có kỳ nghỉ hè thật vui vẻ thoải mái nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He... cứ góp ý cho em thoải mái đi nha. Em có về nhà chồng thì cũng chờ anh Bu sắm đc xe hoa đã.

      Xóa
  9. 1- Những gì bu tui viết sau đây là cảm nghĩ của một người đọc làm nghề lục lộ rất xa xôi với văn chương, chớ không phải là một “anh xã”, vì “anh xã” thì lời lẽ sẽ không còn khách quan nữa. Biết đâu có người lại bảo “hai anh chị cùng phe mà” hihi. Với lại ông Salam và Lão, thương thì nói thế đến hồi tỉnh táo lại “đòi” nàng về, bu tui trắng tay… huhu.
    2- Trong đoạn trả lời Lão, tác giả nói như đinh đóng cột “Em vẫn đang đi đúng lộ trình đấy…”. Bu rất tin điều tác giả nói và thực tế cũng chứng minh như vậy. Cứ tạm xem tiểu thuyết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI là một đoàn tàu thì gữa các toa có móc nối rất chặt. Trong phần “Khởi cuộc hành trình” tác giả đã báo cho người đọc sẽ có sự ra đi bằng câu hỏi của mẹ: “…xe chạy mấy giờ”, cô con gái trả lời: “…qua ngả ba Săng Lẻ độ chín mười giờ đó mẹ ạ”. Như vậy, cô Na và cô Yến có mặt ở phòng giáo dục huyện là hợp lý, và là tác nhân làm xuất hiện cái “toa tàu” thứ hai: “Đêm chờ”. Trong phần Đêm chờ này, thầy ở phòng giáo dục nói “…đi Thông Thụ nhé. Tí nữa cô Thu (tên chị Tạp vụ) sẽ chỉ phòng cho hai cô ở tạm, mai mốt có người đến đón” . Trước khi ra về thầy nhắc lại thêm lần nữa “…Thôi, lại đằng cuối nhà kí túc gặp cô Thu”. Vậy là, nhân Vật Thu đã được tác giả báo trước để mọi người khỏi bất ngờ khi đọc phần ba “Chị Tạp vụ”. Không biết phần bốn sẽ là gì, nhưng nếu hai cô giáo lủi thủi dắt nhau đến Thông Thụ một mình, không một ai đến đón thì chí ít thầy phải có lời đính chính, nếu không, cái móc nối “toa” ba với “toa” bốn hơi bị “rơ” chút xíu. Tiểu thuyết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI không biết sẽ dài bao nhiêu trang giấy…trước mắt mới có ba phần, còn quá sớm để người đọc đánh giá thành bại của tác phẩm. Với bu tui, thấy tác gỉa kiến tạo ra ba toa tàu xinh xắn, đều tăm tắp, chạy êm thuận trên “đường ray thi pháp” truyền thống.
    3- Đặt tựa đề phần ba “Chị Tạp vụ” là tác giả đã cân nhắc nhiều lắm, và bu tui rất tâm đắc. Na và Yến đã được nhà trường XHCN dạy cho bao điều tốt đẹp về nghề giáo về nghĩa vụ trồng người. Câu nói của Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc “Chung thân chi kế mạc ư thụ nhân” (Kế trọn đời, chi bằng trồng người) là tuyệt đối đúng cho mọi dân tộc và mọi thời đại. Nhưng cô Thu, trong cơn quẩn bách đã phủ nhận ngang xương cái chân lý của họ Quản khi nàng giận dỗi đức ông chồng quá say mê nghề nghiệp: “Trồng người với chả trồng ngợm! Không có tay con này ủ giá, nấu rượu sấp ngửa tối ngày thì phơi trắng mặt, cơm không đủ mà ăn! … …sấp mặt trong cái bảng đen, rồi lúc nào cũng chỉ trên răng dưới ca tút…”. Đây là dự báo tương lai cho hai cô giáo ngày mai lên Thông Thụ nhận việc. Cái hình tượng “sấp mặt trong cái bảng đen” đúng cho nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông Quản Trọng có sống lại làm thầy giáo ở xứ ta cách nay 30 năm cũng phải chấp tay lạy dài cô Thu này, cho dù thầy vẫn biết “Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng thủng cả áo, lấy giáo án dán áo”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He... dù có rào trước đón sau thì vẫn kg dấu đc sự ưu ái của ông xã dành cho em! Yên tâm đi, nếu Lão hay Salam có đòi lại thì em vân theo chàng về dinh thôi. Em kg sợ gái Đô Lương đâu nhé.

      Xóa
    2. Vui đáo để ! cái đôi này hay đấy!
      NT hồi này đắt hàng ra phết, Salam bán đũa cũng chạy...Hihi!

      Xóa
  10. Truyện đang hay dần rồi đấy. MRC đang chờ phần tiếp theo....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoảng...1 tháng nữa nha Mưa. Nóng quá, khô hết cảm xúc rồi!

      Xóa
  11. Mọi người thực lòng khen các phần viết của em nhiều. Nhưng anh biết chắc em hiểu câu ngạn ngữ " Lời khen là một thứ nước hoa, chỉ nên ngửi chứ không nên uống". Nghĩa là để mình tham khảo và động viên mình trong chừng mực nhất định để cố gắng hơn nữa. Ngày xưa Nguyễn Bùi Vợi theo Xuân Diệu đi đọc thơ ở các cơ sở sản xuất. Thơ của Nguyễn Bùi Vợi được công chúng vỗ tay tán thưởng nhiều hơn là của "ông hoàng thơ tình". Xuân Diệu thấy vậy nên nhắc nhà thơ trẻ: "Cậu đừng thấy người ta vỗ tay vậy mà chủ quan làm mừng. Thơ là giản dị nhưng phải đồng nghĩa với sự sâu sắc và trong sáng.Nghệ thuật là sáng tạo và phải cao hơn thực tế". Văn xuôi tuy ko kỵ lộ như thơ nhưng mình cũng nên viết sao cho vừa phóng khoáng, vừa chặt chẽ. Anh thấy ngôn ngữ của cô Thu tạp vụ mạt sát, đay đả chồng là giáo viên rất hay. Nhưng thiết nghĩ: nếu như là hai vợ chồng đấu khẩu thì mới nên (hoặc xảy ra ) trận xả dài cái cục tức như vậy. Đằng này có một mình cô vợ độc thoại - mà có cả 2 cô giáo mới đến chứng kiến nữa thì tác giả nên cho nhân vật hãm phanh bớt cao trào lại, để dành vài câu vào một cuộc khác hoặc lồng vào trong suy nghĩ cho các nhân vật khác liên quan đến đề tài trên trong các phần trước hoặc sau của truyện.
    Anh thấy các ý kiến chê ( đúng ra là ý kiện nhận xét chưa đồng thuận của bạn đọc) với truyện của em có phần xác đáng hơn là ý kiến khen. Em nên cân nhắc và sửa chữa, điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện hơn. Anh nghĩ các phần, các bài trên và cả mấy truyện NGƯỜI MIỀN NÚI trước đây của em chưa phải là từng chương, hồi của cuốn tiểu thuyết tương lai của em sau này. Nó mới chỉ là xương cốt thôi.Từ đây tới đó cuốn sách - đứa con tinh thần còn phải nhờ sự lao tâm khổ tứ và sự chăm sóc bồi dưỡng nhiều của người mẹ mới ra đời khỏe mạnh và chững chạc được...
    Anh nghĩ gì thì nói vậy, tuy chưa góp ý đc gì cụ thể nhưng cũng chân thành nêu lên chút cảm nhận của mình. Chỉ mong rằng em và bạn đọc đừng nghĩ sai và mếch lòng về ý kiến của anh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà chà...người xưa nói có sai đâu: "lắm cha con khó lấy chồng!" Nghe chừng đứa con này...ế nặng rồi!
      NGƯỜI MIỀN NÚI mới là buôn chuyện thôi.
      Nhưng, nói gì thì nói, nếu Bùi Vợi đọc thơ thì em vẫn vỗ tay thật to. Còn Xuân Diệu mà đọc, em chỉ ngồi im lặng nghe và...thở dài!

      Xóa
    2. Có một cách là TH đẽo cày giữa đường vậy.... hiiiiiiiii......

      Xóa
  12. Sam thấy phần này không được hay lắm , vẫn còn nhiều lấn cấn
    1-- Mô típ cốt chuyện này đã có từ trước , hình như của Nam Cao hay Nguyễn công Hoan thì phải . Nhân vật nguời vợ " Thị " cũng chạy chợ nuôi con và chồng làm nghề gõ đầu trẻ . Thị cũng chao chát chê chồng vô tích sự , nhưng bản thân rất thương và tự hào về người chồng của mình . Tính nhân văn trong văn học thể hiện rất kín đáo , làm người đọc Thấy Thị rất đáng yêu hơn là ghét
    Ở đây chưa thấy cô tạp vụ thể hiện điều đó , mà chỉ mới một phần
    2-- Đoạn độc thoại hơi dài , làm loãng đi vấn đề , cần cô đọng hơn và ngắn lại
    ( Chồng với chả Chàng ) câu này nghe rất nho nhã , không hợp với ngữ cảnh khi người vợ đang tức giận , nên thay bằng câu khác với giọng hằn học hơn ví dụ : ( Khốn nạn thân tui , chồng con gì mà giống như " Đồ " của thằng Sỏi ) hế hế hế hế
    3-- Yến nhỏ nhắn xinh đẹp như vậy mà bắt trèo dừa nghe không được thanh tao cho lắm đối với một cô giáo trẻ ( Có thể cho CKN trèo vì mệ nớ hay sang Thanh Đa chụp hình mà ở đó rất nhiều dừa
    4-- NT đúng là dân Cá Gỗ xịn , trong giấc mơ mà cũng keo kiệt , tính toán , sao không cho Lão Bu trèo dừa , và Lão Tân trèo cây Hồng Xiêm . Cho hai Lão trèo , ba cô giáo và cho thêm bà tạp vụ nữa đứng dưới để hứng thì rất phê
    5-- Nghe đồn sắp đi Vũng Tàu mà viết bài nói xấu những " Mọt Sách " thì toà nhà cao 27 tầng không có ai đón , thì tìm cả tháng cũng không ra . Theo Salam thì đi Vũng Tàu xong rồi hãy viết đoạn này
    Mới đọc và nhận xét sơ qua vậy thôi , còn nhận xét sau nữa
    P/s Thấy chưa ! Ại biểu ngồi vói một người mà vẫn nhớ tới Hòn Sỏi . Salam giúp Sỏi rồi đấy nghe .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng biết ông Nam Cao ông ấy viết thế nào, vì em chưa đọc hết (Nguyễn Công Hoan thì không phải rồi), nhưng em đang kể lại chuyện thật đấy. Chị ấy vốn cũng hiền lành, dịu dàng (phần sau), nhưng giá thì ế, trời sắp mưa, chăn màn giường chiếu thì ...ôi trời, nếu là em thì em chỉ muốn chết quách cho xong. Nếu có ông chồng đứng đó, em lấy kéo cắt phăng cái giống đi cho rồi! Hơ hơ...
      Nhớ đến ai thì em lí giải bên nhà Sỏi rồi đó.

      Xóa
  13. Salam đơi ! Salam đơi ! Sạn đây ! Sạn đây !
    Chiều nay mới đọc sơ qua , nay đọc lại có mấy nhận xét thêm
    Tâm lý chung của những người mới đi nhận việc thì rất lo lắng và bất an .( Sợ từ ông bảo vệ ) . Thường thường thì phải " Ba cùng " với những người mới biết , cái này gọi là " Dân vận " Lão Bu rất rành về điều này . Mà ở đây ba cô giáo trẻ ( Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu ) , đứng nhìn bà tạp vụ mà không giúp gì , đó là điều không chấp nhận đươc
    - Salam cũng từng lên Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp , cũng biết giếng ở miền núi thì rất sâu ( Không phải cạn như cái " Giếng Làng " của Hòn Sỏi ) . Hãy đọc đoạn văn này rồi các Enh các Ả hãy cảm nhận
    ( Đôi tay gầy guộc níu từng gàu nước , tấm thân càng như lép kẹp trong bộ đồ vải phin quá mỏng . Chị bặm miệng bưng xô nước trút vào chậu và trút nỗi bực dọc ngập tràn trong lồng ngực ra theo từng lời nói ) . Con trai khoẻ mạnh kéo được gàu nước từ cái giếng sâu như thế còn thở hơi ra đằng tai . Có một sự ngây thơ ở đây là : với đoạn văn miêu tả như trên liệu Bà tạp vụ có thể còn hơi mà chửi ông chồng hay không ??? Nên chăng đoạn nay cho Đan Thuỳ vừa kéo nước vừa chửi ( Cả tông ty ba họ ) . Bởi vì Mệ nớ vừa xinh đẹp vừa khoẻ mạnh , lại trèo dừa giỏi ..hế hế hế
    Còn một cục sạn nữa ngày mai Salam sẽ đưa ra , quan trọng là Hòn Sỏi có can thiệp vào hay không
    P/s " Ngồi với ai không quan trọng bằng đang nghĩ về ai " . Salam giúp Sỏi hai lần rồi đó nghen , trừ đi 5% hoa hồng được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời trời... Cái anh Salem nì. Sao tự dưng khúc làu bàu bực dọc ấy lại kêu em dô hả ? Em hiền khô mà.
      À, ngày xưa em có lần được quay nước giếng ở vùng sâu. Cái giếng nào giếng ấy chắc sâu... mấy chục mét lun quá, em k thấy đáy luôn mà. Quay một hồi đúng là... đuối thiệt.

      Xóa
    2. Không phỉ giếng nào cũng sâu đâu, đừng mất công nối sợi gàu dài! Ở miến núi có những cái giếng chỉ độ 5-6 m là có nước, trong văn vắt. Cái khổ là hồi đó ròng rọc cũng không có, cái gàu thì bằng xô, bằng thùng tôn. Của ai người ấy dùng.
      Chị tạp vụ cũng đang ở nhờ kí túc đấy. Yến và Na không phải "ba cùng" đâu. Chuyện đó còn chờ phần sau, khi vào đến nơi dạy học cơ.

      Xóa
  14. Về văn của NT mỗi người góp ý một hướng. Sỏi đã đọc rất kỹ phần 3 này. Sỏi rất tin vào sự thành công của cuốn chuyện. Theo Sỏi vậy là chuẩn rồi, đúng hướng ngon ngẻ rồi. chỉ có vài tý lỗi do tác giả tham câu tham chữ thôi. cái đó sửa sau. NT tin anh đi cứ vậy mà phang...Làm sao có hình ảnh của anh Salam trong tác phẩm ...Để mà làm gì...Nếu có thể bẹo cho phát!
    Mà không biết sao lại lôi Đan Thùy vào đây chứ! Sang bên nhà Đan Thùy xin ít cặc bần về làm đũa đi anh(Xem chú thích ảnh tìm chữ cặc bần)
    p/s Ối giời chẳng phải Mệ nớ nghĩ về Sỏi, mụ nỏ nghĩ mô, bám chặt anh Bu thế rùi, có chăng sayr ra thì đến anh Salam . Chẹp chẹp! Sỏi làm gì có chỗ! Thôi về đi chết đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ...cũng mong gả được chồng cho đứa con này. Nhưng xem cừng hơi khó, anh Sỏi ạ. Khoan chết, rán thêm thời gian nữa để đọc và...nghĩ về em chứ!

      Xóa
  15. Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
    Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
    Lợi danh như bóng mây chìm nổi
    Chỉ có tình thương để lại đời

    Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
    Chỉ có tình thương để lại đời
    Chắt chiu một chút tình thương ấy
    Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường

    Còn gặp nhau thì hãy cứ " Chơi "
    Bao nhiêu thú vị ở trên đời
    Vui chơi trong ý tình cao nhã
    Cuộc sống còn thêm nét tuyệt vời

    Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
    Cho tình thêm thắm ý thêm tươi
    Cho hương thêm ngát , đời thêm vị
    Cho đẹp lòng tất cả những Ai

    Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
    Giữa miền đất rộng với trời cao
    Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
    Lấy chữ nhân tình gửi tặng nhau

    Còn gặp nhau thì hãy cứ say
    Say tình say nghĩa bấy lâu nay
    Say thơ say nhạc say bè bạn
    Quên cả không gian lẫn tháng ngày

    Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
    Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
    An nhiên tự tại lòng thanh thản
    Đời sống tâm linh thật diệu kỳ

    " ST: Tôn nữ Hy Khương "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ theo Binh pháp mà luận - Một cú đấm bao giờ cũng gơi ý theo một cú đá !
      Tự nhiên Salam lại muốn gom thơ tặng NT ? (Có lẽ trong mình trong mẩy thấy thích ...thơ rùi ! hehe.) Thả thơ trước , thả...thả Dê sau , xưa nay không có chi lạ! HƠHƠ...

      Xóa
    2. Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
      Vui cho đời mình hết lui hui
      Mong sao tất cả còn ...dê được
      Hết dê...thì hết cả cuộc đời!

      Xóa
  16. Câu thứ 6 chép lộn , phải là:
    Tình người muôn thửa vẫn còn vương

    Trả lờiXóa
  17. ( Thầy dạy trường nào vậy ? Yến hỏi . Dạy toán trường Kim Sơn ở ngay đây )
    Những người giỏi toán rất nhanh nhạy trong tính toán , rất năng động trong làm ăn , thời nào cũng vậy . Họ tính toán rất nhanh ví dụ :
    50000đ một ký thịt thì hỏi 75000đ mua được bao nhiêu ký ? Họ sẽ tính nhanh là 1,2kg , tại sao như vậy ? Vì mấy bà bán thịt hay cân điêu , một ký chỉ còn 800g
    Còn những người giỏi văn thì hay sống nội tâm , hay thả hồn vào hoa với bướm , nhiều lúc cứ ngơ ngẩn như thằng bị mất sổ gạo , nói chuyện thơ văn , hò vè thì như cá gặp nước , nổ như bom . Còn bàn về chuyện làm kinh tế thì lơ ngơ như bò đội MẤN . Giờ thử hỏi mấy ông giỏi văn thơ ví dụ : 3 thằng Tèo đi trước , 1 thằng Tèo đi sau , hỏi có mấy thằng Tèo ? Thì họ suy nghĩ cả năm cũng không ra , không khéo lại bị chập mạch cũng nên
    Theo Salam thì nên thay chồng bà tạp vụ bằng Lão Tân dạy môn văn . Đoạn đối thoại có thể thay bằng : Thầy dạy trường nào rứa chị hè . ? Yến hỏi . Lão dạy văn trường Kim Sơn chộ tê tề , Yến đưa mắt dõi theo tay chỉ của chị . Được cấy hiền và mần thơ rất hay , tau cụng vì mấy bài thơ của lão mà khuyến mãi đời con gấy 36 cục lịch cho lão , vừa nói mệ vừa cười , Yến chộ thấy ánh lấp lánh trong đôi mắt của Mệ ( Nhân văn chưa)
    P/s Lão quái 262 làm biết bao bài thơ , bài viết tặng Mệ NT mà nỏ được chi cả hè ,răng mà tội chi lạ . Cố gắng lên , Lão cứ làm thêm vài trăm bài thơ nữa thế nào cũng được Hế Hế Hế

    Trả lờiXóa
  18. sang thăm bạn, đọc truyện hay, nên sang hoài. chúc bạn buổi tối vui.

    Trả lờiXóa
  19. Em cảm ơn ạnh Mẫn. Chúc anh mọi sự tốt lành!

    Trả lờiXóa