Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

CHỈ KHOE THÔI!




Trong cái này...


có cái này:


29 nhận xét:

  1. Tem ! Tem ! tem !
    chcú mừng chị iu có thơ pổ nhạc nha. Sướng quá rùi ! hì hì
    Mới nhìn bìa em còn tưởng hình chị hồi trẻ nữa á chứ.hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì...sướng lắm! Nó được chọn làm bài hát truyền thống của trường.
      Sướng hơn nữa là Đan Thùy cứ nhìn thiên nga tưởng vịt bầu thế làm chị vui! He he...

      Xóa
  2. "Phe" xong, nghe "phẻ" trong người, hì hì!
    Trong cái này lại có cái kia :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Phe" xong thấy "phẻ phẻ là" bác Hiệp ạ.
      Hôm nhạc sĩ gửi tặng tập ca khúc rồi bảo cho nhận xét về bài hát, NT giở ra nhìn một chút rồi nhắn tin:
      - Hay!
      - Em nói về ca từ hay giai điệu?
      - Em không nói về những cái đó.
      - Vậy vì sao hay?
      - Vì lần đầu tiên lời thơ của em được minh họa bằng những con nòng nọc!

      Xóa
  3. Rất vui vì quê mềnh giỏi quá. Năm kia Lão Trương có thơ phổ nhạc , bi giờ đến lượt Nhật Thành. Dân quê choa mó máy hay quá chừng !
    Tiếc một điều là chưa được trọn vẹn lắm . Phải chi trên dòng kênh kẻ sọc, có những con nòng nọc bơi là : Nhac: Salam - lời thơ : Nhật Thành thì quả là trọn vẹn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì...được xếp ngồi cùng mâm với nhà thơ họ Trương quả là vinh dự, cho dù chỉ ngồi bên mép chiếu!
      Nhạc Salam ghép vô thơ Nhật Thành sẽ bị vênh, vì nhạc của Sa thuộc loại kinh điển, còn thơ NT thuộc loại kinh ...trăng ( dùng "trăng" cho nó thuần Việt)

      Xóa
  4. Chu choa ! Răng mà có Ngài vừa Sọi vừa tài rứa . Rứa mà mấy Eng dân tộc nỏ biết cướp về cho đâm Ló và Náng khoai . Mấy cha Tộc ni nỏ biết ngong ngài hầy . Choa ở ngái quá chứ mà ở gưn thì biết tay , nỏ cho thoát mô hè hè hè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không cho thoát chắc bị bắt giam chắc?

      Xóa
    2. Chúc mùng , chúc mừng ! Mấy tháng không tắm mới mần được bài thơ hay ra ri , lại được phổ nhạc không có niềm vui nào lớn hơn .. Chúc mừng chúc mừng .. Hè hè hè ( PR thuốc DEP cho SL đê 10% đó nghen )
      P / s : Mệ biết hôn , nhạc sĩ An Tuyên và nhạc sĩ Giáng Son là bạn học của bà xã Salam ,vì thế hôm Bả đi chơi Châu Âu là đến chơi nhà hai Bả ,mỗi lần hai bả sáng tác một bài hát mới đều gủi ". Mấy con nòng nọc " cho SL thẩm định trước .. Gửi qua trang nhà Mệ một bài hát cũ của Mệ An Tuyên

      LỜI CỎ MAY

      Anh nói anh thương em
      Ngày về lối em qua toàn hoa cỏ tím
      Nay em về toàn hoa cỏ may
      Cỏ may níu chân người xa xứ , găm vào lời đau
      Lời đau em gửi cho anh , cỏ may em thả ra sông
      Sông Lam , Sông Lam nước mặn xanh trong
      Chảy đi sông ơi
      Ơi con sông như lòng mẹ bao dung
      Lấp lánh đôi bờ dòng sông Cửa Hội
      Lạ tiếng , lạ người trên đất lạ
      Em trở về với một giọng đò đưa
      À ơi
      Muối ba năm muối còn hãy mặn
      Vị ngọt tình quê như bóng Mẹ đứng chờ

      ST : Thiệt lòng mà nói , vào nhà Mệ Salam cứ như dzề nhà mình ..có giề sai lầm .. Thì cứ chửi thẳng cánh

      Xóa
    3. NT biết Salam đa tài mới xấn vô đòi làm thông gia bằng được chứ. Người ta bảo "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem...bố" mà. Bố nó giỏi thì chắc nó cũng siêu, đúng không? Để dành con trai đó nha.Hai năm nữa NT "bưng" con gái vô cho. He he...
      NT không chửi, chỉ "chăm sóc" ông thông gia thôi.

      Xóa
    4. Hai năm sớm quá chưa được mô , để thằng Cún học xong đại học đã ( Vừa rồi thi đậu vào ĐH khoa học tự nhiên rồi , mừng muốn chết ) 5 năm nữa Salam sẽ lôi nó về Quỳ Hợp cho Mệ chăm hai bố con một thể hè hè hè

      Xóa
    5. Không được, hai năm nữa là con gấy tui học xong cấp 3, tui gả cho ông nuôi học đại học luôn!
      Chúc mừng Cún nha. Mừng con dê nhà mẹ!

      Xóa
    6. Không phải tuổi Mùi , thằng Cún tuổi Tru ( 1997 ) chỉ có Bố nó tuổi 35 thui hì hì hì

      Xóa
    7. Cô con gái làm ở công ti nước ngoài, một hôm dẫn bạn trai về nhà ra mắt bố mẹ. Bạn trai của cô là một chàng mắt xanh tóc vàng.
      - Tôi chao mè.
      Mẹ cô gái ngạc nhiên:
      - Sao anh lại chao mè?
      Cô con gái vội đỡ lời:
      - Anh ấy nói tiếng Việt chưa thạo mẹ ạ. Là anh ấy bảo : "Tôi chào mẹ" (vì tiếng của họ chỉ có đại từ "tôi" nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít)
      - Nhưng sao lại gọi tôi là mẹ?
      Chàng trai gãi đầu, lúng túng:
      - Tôi muôn làm con dê của mẹ.
      Cô gái lại nói ngay khi thấy mẹ tròn mắt:
      - Anh ấy bảo: "Con muốn làm con rể của mẹ"
      Chàng trai gật đầu tỏ ý là "đúng như thế", rồi muốn lấy lòng mẹ vợ tương lai, anh ta mạnh dạn:
      - Tôi muôn mời mè ăn buồi tôi.
      (Đấy là sự tích "con dê nhà mẹ" nha ông sui)

      Xóa
    8. Nói thêm không ông thông gia lại bảo là bà thông gia hay nói bậy:
      Lúc này mẹ cô gái nghe hơi quen tai nên hiểu ngay là chàng rể mời ăn buổi tối. Rồi bà cũng thân thiện hỏi chàng trai:
      - Thế định mời mẹ ăn gì nào?
      Chàng trai rất hiểu món ăn người Việt ưa thích nên đáp:
      - Buồi tôi có lông lôn.
      Lần này thì mẹ cô gái chịu, vì chẳng biết thêm dấu gì vào mấy từ phát âm chưa chuẩn của con dê.
      He he...Chuyên sưu tầm nha.

      Xóa
  5. NT giỏi quá ta. Thơ được minh họa bằng bao nhiêu con nòng nọc. Sướng quá hè! Bao chừ thơ tui mới được rứa?
    Chúc mừng nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị ơi, thơ hay không cần minh họa, vì bản thân lời của nó đã "họa" rồi. Thơ dở mới phải minh họa bằng nòng nọc đó chị.
      Cảm ơn chị iu nha.

      Xóa
  6. Chúc mừng em có thơ phổ nhạc được chọn in vào tập ca khúc HỒN QUÊ của NXB Âm nhạc. Mong rằng bài hát truyền thống về nhà trường này được vang lên, bay xa mãi!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó là bài hát truyền thống nên ca từ cũng "truyền thống" lắm anh ạ. Vừa mòn vừa sáo!
      Cảm ơn nhà thơ!

      Xóa
  7. Hợp tác thơ và nhạc để thăng hoa.
    Hợp tác hai chữ "Th..."để thông gia.
    Chà chà! Ghê Waaaa!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phen này ông thông gia toát mồ hôi ra
      Nuôi 4 con rồi nuôi thêm du gia
      Ha ha ha....

      Xóa
  8. 1- Mắt mũi kèm nhèm không chộ chi cả, phải dùng kính lúp thiệt mạnh mới đọc được lõm bõm. Cũng phải nhận rằng nhạc sĩ nào đó chịu khó phổ nhạc bài thơ có chữ “thị trấn” hihi. fa xi xi = “thị trấn mến” (ô nhịp thứ 3). May mà sang chữ “yêu” (ô nhịp thứ tư) vớ được nốt la (trắng) nên ca sĩ nào có tài mà tấu lên nghe cũng xuôi được. “Nó là bài hát truyền thống nên ca từ cũng "truyền thống" lắm anh ạ. Vừa mòn vừa sáo!”. Tác giả ca từ nói rất thật lòng và rất đáng yêu (cho dù không thể yêu được, hehe)
    2- Nhạc sĩ ghi “Sôi nổi- thiết tha” là khó cho người hát. Vì đã sôi nổi thì khó thể hiện sự thiết tha trừ phi ca sĩ xịn. Để cho sôi nổi nhạc sĩ đã dùng gam rê trưởng (fa# đô# kết chủ âm rê). Và để cho thiết tha nhạc sĩ kết ba ô nhịp có trường độ 5 nốt rê đen và một dấu lặng đen. Sự kéo dài chủ âm phần kết trọn này có hiệu quả khẳng định cái trường thị trấn ấy sao mà đáng yêu thế, đáng yêu vô cùng.
    Về phương diện hòa âm, tác giả tiền hậu như nhất, rất chặt chẽ. Mở đầu: “hát về trường” rê fa la, kết thúc : “Quy Hợp em yêu” fa la đô rê trong 4 nốt này cũng có rê fa la, mà rê fa la là hợp âm chủ đạo của gam rê trưởng.
    3- Cái này hỏi nhỏ, cô gái đôi nón cười nửa miệng kia có phải người phổ nhạc không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thì chịu, không hiểu mô tê chi mấy con nòng nọc cả.
      Bài hát truyền thống nên phải dùng cảm hứng ngợi ca, muốn lãng mạn thì cũng kiểu lãng mạn cách mạng. Ca từ nó cứ sáo mòn theo kiểu " Đảng cộng sản muôn năm!" Anh xã yêu thì cứ mạnh dạn mà yêu, không có gì là không thể! He he....
      Mà này, bên nhà anh xã treo cái "Cũng là bốn chấm..." dành tặng cho cô nào đó em xã đã ghen sắp chết, giờ lại còn ngó ảnh và hỏi nhỏ: "cô gái đội nón cười nửa miệng kia có phải người phổ nhạc không?" thì em xã chỉ còn nước nhảy... vũng trâu đằm tử tử thôi!
      Xin thưa, Bá Đạt là một nhạc sĩ gần 70 tuổi, quê Bắc Giang. Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông có nhiều giải thưởng về âm nhạc.

      Xóa
  9. Ả Hoe đem nhạc ra "khoe"
    Lá là la mí đồ rê pha sòn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoe rồi cứ nhảy lon chon
      Đồ rê mi phá la xòn si si

      Xóa
  10. Một thành công đáng tự hào - Xin chúc mừng tác giả.
    Xin tặng tác giả đôi vần:
    Của em mang ra khoe
    Làm bao người vui thích
    Của anh mang ra khoe
    Làm bao người chết khiếp.

    He! he! Hạ nhiệt! Hạ nhiệt! Không nguy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em khoe cả cái mặt cười
      Anh thì giấu mặt cho người tương tư!

      Xóa