Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

PHƯỢNG VÀ VE

                                 Nhật Thành - Thơ cho thiếu nhi
                                      

     “Mẹ, mẹ ơi ! Con biết
       Vì sao khi hè về
       Không gian đầy tiếng ve
       Còn Phượng thì rực đỏ.”
                     Vuốt tóc mềm óng ả
                    Mẹ bảo: “ Nói nghe nào!”
                   Ghé tai mẹ thì thào
                    Bé nói điều bí mật:
                 “ Vì Phượng kia chăm học
                     Lại luôn biết nghe lời
                    Trong suốt chín tháng trời
                    Gom đầy mười đỏ chót!
     Còn Ve – vì lười nhác
     Nên thiếu điểm nhiều môn
     Cô bảo hè phải  ôn
     Sang năm còn thi lại    
    Thế là ve đành phải
    Suốt mùa hè ve…ve…”


43 nhận xét:

  1. Nhẹ nhàng và hồn nhiên , đọc thấy...muốn cắp chiếu theo cô đi học!
    Tâm trạng lão giờ ...bộng như ống cống. Đọc bài thơ này thấy vui vui. Nói tâm trạng là muốn khen các nàng trong blog này viết khỏe. Như lão đây , viết xong một bài y như đàn bà...đẻ. Đẻ hết cả chữ trong ruột nên mệt như con cua lột.
    Thơ cho thiếu nhi , loại thiếu nhi...700 tháng tuổi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì...nhìn thấy cảnh cô đi trước, trò Tan cắp chiếu theo sau, chắc thiên hạ ối chuyện để ...nói!
      Trò Tan rút ruột để viết, còn cô thì chỉ rút...bàn phím ra thôi. Nên bài của trò có chất, còn bài của cô thì có lượng!
      Chúc cho con cua lột nằm yên đó, đừng giơ càng ra mà nhiều người khiếp nha! He he...

      Xóa
    2. Bây giờ người ta còn ước muốn loại bỏ cách chấm điểm trong các trường học , để tạo sự công bằng , để tụi sắp nhỏ khỏi mặc cảm vì bị điểm kém . Thế mà Mệ lại muốn quay lại như cách đây mấy chục năm , thật là ". Âm lịch " quá đê ... Nỏ đổi mới chi cả , trẻ con chỉ cần cho phiếu bé ngoan là được rồi . Lại còn ví điểm mười như Hoa Phượng , lại còn chê Ve Sầu nhác học .. nỏ ra mần răng cả .
      Ấu trùng Ve sống dưới đất gần 20 năm , đến mùa hè thì trồi lên mặt đất đem tiếng hát cho đời , chỉ mấy ngày ngắn ngủi rồi chết , xác thân lại hiến cho đời làm thuốc cứu người , thế mà lại nhủ Ve nhác học .. Hè hè hè

      Xóa
    3. Ờ nhỉ, ngẫm ra cũng hơi âm hộ ( í quên, âm lịch), ai thèm thi lại làm gì khi mà nhiều phụ huynh xin cho con ở lại cũng không được. He he...Thơ cứ lơ tơ mơ với thời sự thế!

      Xóa
    4. Haha, ông bà ta nói "chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", đối đáp cứ chan chát!

      Xóa
    5. Bác Hiệp sang chơi !
      Bác nỏ biết mô , mệ ni giả " Ga rù " chứ khun nứt trốc . Mệ cổ suý chấm điểm là khuyến khích tham nhũng , động viên chắc ăn hối lộ , Salam chộ rọ trò ni , đi guốc trong rọt mệ rồi , đừng lấy vải thưa che mắt Bọ
      Học sinh mà bị điểm thấp thì muốn xin cô nâng điểm thì em mô nhà giàu thì cô đòi mấy cái " Mấn Thâm " . Em mô nhà nghèo thì mệ đòi mấy " Đọi Gấu " . Còn những em nỏ có chi thì Mệ bắt đến nhà " Lông cây " hay ". Quét Cươi " đó là lý do mà Ả Hoe thích chấm điểm , nghe mà " Ngá hệt cạ lộ khu " . Salam mà gặp những cô như vầy thì đừng hòng , mơ đii nghen . Cùng lắm thì cho Mệ hai " Cồi lồ ngô " cạp dở ... Hì hì hì

      Xóa
    6. Đúng là bác Salam nói tiếng Ả Rập rồi :-)

      Xóa
    7. Anh Salam cũng âm...âm gì ấy nhỉ?
      Cán bộ to đi xe nhỏ
      Cán bộ nhỏ đi xe to
      Làm quan to ôm bồ nhỏ
      Làm quan nhỏ ôm vợ to.
      Xin điểm to phong bì nhỏ
      Xin điểm nhỏ gói quà to!
      (Gói cho cô mấy củ khoai lang thì to đùng ấy mà. He he...)

      Xóa
    8. Bác Hiệp à, nói với nhà ngôn ngữ học Salam thì phải cẩn thận trong cách dùng từ, sợ anh í ...bắt lỗi!

      Xóa
    9. Bác Hiệp à ! Trong nhà ni Salam toàn dùng Nghệ ngữ , nỏ phải tiếng Arabic mô . Salam biết một ít tiếng Ả Rập và tiếng Anh , đủ để ". Khè " mấy đứa con của mình , vì chúng rất giỏi tiếng Anh và tiếng Trung
      Mệ NT ni nhìn thì rất khun , nhưng nhìn kỵ thì rất chi là ngây .. Hí hí hí
      Ả Hoe " Khun " là biết bắt học trò nỏ có chi hối lộ đến nhà " Lông Cây " . Nhưng Ả " Ngây " là nỏ biét " Lông Cây " ra mần răng cả . Ả thích ". Lông dày " nên bắt mấy đứa nhỏ trồng " Lông dày " . Nhưng trong nông nghiệp thì phải trồng ". Lômg thưa " . Vì thế nhà Ả toàn " Lông dày " không à . Đó là cái " Ngây " của Ả .. Cười chết mất thui với bác Hiệp
      Ả " Ngây " ở chộ này nựa nha , người ta " Lông thưa " thì một tháng cắt một lần ( Trồng rau muống ) để " Lông thưa " mọc khoẻ , cứng cáp và " Xanh " hơn thì lúc ấy xài mới phê
      Bác Hiệp biết hôn , ở quê Salam mỗi lần đi " Lông cây ". Đều quy định rõ ràng. : Trẻ con ". Lông thưa thưa " thanh niên thì " Lông dày " còn mấy ông bà già thì " Lông thưa thưa hay Lông dày " thì cứ thoải mái .. Hì hì hì
      Còn Ả Hoe thích " Lông dày " thì kệ Ả , Salam nỏ quan tâm vì Salam chỉ thích " Lông Thưa " mà thôi hí hí hí
      P / s Còn về vụ tiếng. Arabic thì Salam nhiều chuyện để kể khi nào rảnh rỗi . Còn Bác Hiệp muốn hiểu về Nghệ Ngữ thì có cô giáo " Ả hoe " sẽ chỉ dẫn cho Bác nghen

      Xóa
    10. Ờ, nghe nói anh Salam lông chết hết nên trọc lóc vườn rồi à! Khổ!

      Xóa
  2. Sang thăm Nhật Thành, đọc bài thơ thật hóm hỉnh, hồn nhiên, thú vị. Thật có duyên! Chẳng trách có người "muốn cắp chiếu theo cô đi học" (mà còn muốn đi đâu nữa cũng chưa biết chừng)! Chúc Nhật Thành luôn vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Ngân!
      Khi ta căng thẳng, mệt mỏi, ta thường tìm đến với thế giới tuổi thơ. Sự hồn nhiên trong sáng của chúng sẽ làm tâm hồn ta dịu lại, có những phút thư giãn tuyệt vời!
      Nói thế để Ngân hiểu rằng, NT đang đến kì cảm thấy trong người...khó ở.
      Đã cắp chiếu theo cô, khi nào cô muốn mới được, còn trò muốn thì kệ trò thôi. He he...

      Xóa
  3. * Phương án I
    Phượng chăm học, ve lười học thiếu điểm nhiều môn nên phải ôn cả mấy tháng hè… ve… ve…ve…
    * Phương án II
    Đọc thấy thương ve, bu tui nghỉ bụng, một ngày nào đó thiếu nhi lớn lên thành nhà văn, nhà sinh vật học và biết rằng ve là nghệ sĩ đích thực, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ nhân loại. Để có lời ca chào mùa hè, chào cả thế gian, ấu trùng ve đã tu luyên dưới đất đen suốt 18 năm ròng. Phượng vui mừng đón tiếp nghệ sĩ tài hoa bằng vô vàn những chùm hoa đỏ thắm…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phương àn I: bé đang còn nhỏ, ngày ngày chịu áp lực của việc học hành.
      Phương án II: bé thành nhà văn, nhà sinh học, hiểu được quá trình tu luyện của ấu trùng ve trong suốt 18 năm dưới đất đen để có vài ba tuần cống hiến giọng ca vào chùm âm thanh rộn rã của mùa hè.
      Phương án III: bé thành nhà nông, đứng trước sức tàn phá ghê gớm của ấu trùng ve (thời kì vũ hóa ) đối với cây trồng mà đành bất lực!

      Xóa
    2. Cô giáo ơi
      Làm cho trẻ nhỏ hiểu đúng thế giới tự nhiên cũng là giáo dục. Nội dung còm của bu là vậy ,
      phương án là cách nói thôi.

      Xóa
    3. Đang buồn, trêu anh xã tí thôi mà.

      Xóa
  4. Hôm qua anh thấy báo Blog HƯƠNG NGÀN có bài HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 11 nên sang đọc nhưng sau đó ko thấy nữa mà thay bằng bài PHƯỢNG VÀ VE này.
    Bài thơ ngộ nghĩnh hồn nhiên và mang tính giáo dục nhẹ nhàng hợp với tuổi thiếu nhi. Nhưng suy nghĩ thêm một chút thì thấy cháu bé trong bài đã già giặn và từng trải. Bởi cháu đã nghĩ hoặc sáng tạo ra được cả một câu chuyện về Phượng chăm học nên quanh năm gom được đầy hoa điểm mười đỏ chót. Còn Ve thì lười nhác nên thiếu diểm, mùa Hè phải học ôn ra rả...(Tất nhiên trong cuộc sống cũng có những em bé thông minh sáng tạo đc những ý thơ, lời nói, câu chuyện như trên nhưng số này hiếm lắm). Nên chăng tác giả nên xây dựng những điều trên bằng câu chuyện mà mình thông qua bài thơ VIẾT CHO THIẾU NHI ( TRUYỆN THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI ) thì nó mang tính khách quan hơn. Hoặc nếu như để em bé trong bài thơ kể điều bí mật với mẹ thì những điều đó thể hiện Bé được biết từ sách vở hoặc qua người khác truyền đạt lại ?...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HOA TRÊN ĐỈNH NÚI sẽ chỉ để lưu kho, không xuất bản nữa, vì như thế là hành hạ người đọc, nhà thơ ạ.
      Có phải nhà thơ đang nói theo cách thể hiện xưa nay: mọi lời giáo huấn của bà, của mẹ cứ trút vào cho trẻ. Những câu chuyện theo kiểu bà (mẹ) kể cháu (con) nghe?
      Nhưng theo phương pháp giáo dục đổi mới hiện nay: không nên biến đầu óc trẻ thành cái "bồ" để người lớn trút những lời giáo huấn của mình, mà hãy gợi cho trẻ phương pháp quan sát, nhìn nhận cuộc sống và từ đó đưa ra nhận xét, suy nghĩ. Yêu cầu này có thể hơi cao với một số trẻ nhưng nhiệm vụ của người lớn là phải tìm cách kích thích trí sáng tạo của các em, không nên nói hộ các em mà phải gợi cho các em nói. Nếu để em nói lại điều mình đã nghe, đã đọc thì vô tình biến các em thành loài nhai lại vậy. NT có một số bài thơ khác viết cho thiếu nhi cũng theo hướng để trẻ nói từ quan sát của mình:
      KIẾN NGUY HIỂM QUÁ!
      Ông trời nổi giận
      Gầm gừ...gầm gừ...
      Mặt vừa tươi tỉnh
      Thoắt nặng như chì!

      Bè nhìn đàn kiến
      Tất tả ngược xuôi
      Khúc khích bé cười:
      “Mẹ ơi hay quá
      Kiến đi vội vã
      Húc cả vào nhau
      Nếu đi xe máy
      Nguy hiểm biết bao!”

      SÁNG SỚM
      Chim chích chòe dậy hót
      Thánh thót trên bụi tre
      Trên cây rơm, chú gà
      Ò...ó...o vui vẻ.

      Bé cũng ngoan đấy nhé
      Dậy thể dục cùng anh
      “Ô kìa đám cỏ xanh
      Dậy khóc nhè xấu thế!”

      Chị Gió xoa nhè nhẹ
      Nước mắt cỏ ráo rồi
      Phía xa ông mặt trời
      Nheo mắt cười với bé!


      Xóa
    2. Sửa lại: Bé nhìn đàn kiến.

      Xóa
  5. Phương án II tôi thấy bác Bu nêu ra rất sáng tạo và nhân văn. Ve là nghệ sỹ nhân loại đã tu luyện từ ấu trùng suốt hàng chục năm dưới đất để tạo nên bản hòa ca tuyệt vời khiến Phượng giăng cờ hoa đón chào náo nức. Và khi Ve mất đi, xác của nó hóa thành "thuyền thoái" làm một vị thuốc đông y rất hiệu nghiệm chữa bệnh cho con người...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái xác được tu luyện ấy nếu đốt chắc lại thành "xá lị" cũng nên ấy nhỉ? He he...

      Xóa
  6. Hưởng ứng bác Quang Thứ Trương

    Con ve sầu từ Hán Việt gọi là Thuyền hoặc Thiền 蟬
    Khi ve lột, xác nó dính chặt thân cây đông y gọi là
    Thuyền thoái 蟬 退 (hoặc thiền thoái) cũng có khi gọi Thuyền xác 蟬 殻 (hoặc thiền xác).
    Xác ve chữa cá bệnh viêm phế quản, ho mất tiếng, sởi, trẻ con khóc đêm. Tuổi thọ ve đến 17 năm.
    Ca sĩ mùa hè rất hữu ích cho nhân gian.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hưởng ứng điều gì cơ? Hưởng ứng theo y học thì được, còn theo giáo dục học là em phản đối đó nha. Không ủng hộ em, em viết đơn li hôn đấy! Ha ha...(Li hôn: hai cái chén hôn nhau, có nghĩa là xin...cụng li anh xã một cái!)

      Xóa
    2. Là bu nói về chữ nghĩa và đông y chớ không bàn gì thơ thẩn cả.

      Xóa
    3. À, thế thì anh xã vẫn ...đáng yêu! Hơ hơ....

      Xóa
  7. Ý của Anh ko phải là giáo huấn, vì chức năng giáo dục trong Thơ là nằm trong cái đẹp của Thơ rồi. Các cháu sẽ cảm nhận được điều đó thôi. Ý của anh là mình nên có những bài thơ hoặc truyện VIẾT CHO THIẾU NHI hoặc VIẾT VỀ THIỀU NHI thật tự nhiên mang đúng tâm hồn, ngôn ngữ của các cháu.
    Những câu thơ Bé nói trong bài:
    "Vì Phượng kia chăm học
    Lại luôn biết nghe lời
    Trong suốt chín tháng trời
    Gom đầy mười đỏ chót!
    Còn Ve – vì lười nhác
    Nên thiếu điểm nhiều môn
    Cô bảo hè phải ôn
    Sang năm còn thi lại
    Thế là ve đành phải
    Suốt mùa hè ve…ve"
    Theo anh, đó là lời của người lớn kể cho các cháu nghe thì hợp hơn, vì nó vừa trí tuệ vừa như câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn để giải thích cho các cháu về đặc điểm bản chất của Phượng và Ve chứ Bé thì khó sáng tạo ra những điều trên đc. Chắc Lão Tan nói: "Thơ cho thiếu nhi , loại thiếu nhi...700 tháng tuổi" cũng có ý nói lời trẻ thơ già giặn quá chăng?
    Ví dụ bài thơ BÓC LỊCH của Bế Kiến Quốc:
    Em cầm tờ lịch cũ:
    - Ngày hôm qua đâu rồi?
    Ra ngoài sân hỏi bố
    Xoa đầu em, bố cười:

    - Ngày hôm qua ở lại
    Trên cành hoa trong vườn
    Nụ hồng lớn thêm mãi
    Đợi đến ngày tỏa hương

    - Ngày hôm qua ở lại
    Trong vở hồng của con
    Con học hành chăm chỉ
    Là ngày qua vẫn còn...
    Câu hỏi của trẻ thơ này ngây ngô và có vẻ hơi trừu tượng ko dễ trả lời và dễ hiểu. Nhưng nhân vật bố đã giải thích cho con ko cứng nhắc giáo điều mà mang đầy ý nghĩa thuyết phục: Ngày hôm qua ko mất đi mà vẫn ở lại với thời gian, với những việc làm có ích, cành hoa, nụ hồng lớn lên tỏa hương, trên trang vở hồng con học hành chăm chỉ...
    Bài thơ KIẾN NGUY HIỂM QUÁ và bài SÁNG SỚM của Nhật thành thì OK, khá hay và tự nhiên. Các câu:"“Mẹ ơi hay quá/Kiến đi vội vã/Húc cả vào nhau/Nếu đi xe máy/ Nguy hiểm biết bao!” và câu: "“Ô kìa đám cỏ xanh / Dậy khóc nhè xấu thế!” thì đúng là quan sát và ngôn ngữ dí dỏm ngộ nghĩnh của trẻ thơ rồi. Nó khác với bài PHƯỢNG VÀ VE...
    Là anh góp ý theo cảm quan mình vậy thôi. Đúng sai ko dám khẳng định mà mang tính đàm luận giao lưu để gợi ra một điều
    gì đó có ý nghĩa bổ ích...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, đàm luận cho vui, đúng sai không quan trọng nhưng quan trọng là mình phải ...đúng! He he...
      Em nói rõ rồi đấy, thay cho việc mình nói hộ con trẻ, hãy để con trẻ nói những suy nghĩ, cảm nhận của mình. Người lớn thường có suy nghĩ trẻ luôn ngây thơ, hồn nhiên, điều đó trong thực tế hiện nay không đúng! Những đứa trẻ ngày xưa khác, bây giờ khác. Nếu anh tiếp xúc với thế giới học trò hôm nay, anh sẽ thấy chúng già dặn trong suy nghĩ và nhạy bén trong tư duy lắm. Đứa trẻ trong KIẾN NGUY HIỂM QUÁ và SÁNG SỚM là sự ngộ nghĩnh của trẻ mầm non, còn PHƯỢNG VÀ VE thì đã ở tuổi học phổ thông. Nếu anh được đọc những bài văn chúng viết thì sẽ thấy PHƯỢNG VÀ VE không hề già trước tuổi.
      Và em xin nói lại một lần nữa rằng, dù là mượn lời của ai thì cũng đều là lời của tác giả. Nhưng mượn lời con trẻ để nói thì mới phù hợp với nguyên tắc và phương pháp giáo dục hiện nay. Ngôn ngữ trong bài thơ không hề là ngôn ngữ người lớn!

      Xóa
  8. Thiếu nhi... già sang đọc thơ cho Thiếu nhi trẻ, hì hì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách đây mấy mươi năm, ta hãy còn thơ bé!

      Xóa
    2. "Cách đây mấy mươi năm, ta hãy còn thơ bé!"
      Nay đã già nhưng có khác chi
      Tóc đã bạc nhưng tâm hồn còn trẻ
      Nghe ve kêu chẳng biết nói năng gì...

      Hì hì, nghe ve của cô giáo viết cho học trò nó thành được... vè!

      Xóa
    3. Tâm hòn trẻ thì chi chi cũng trẻ
      Chỉ lo rằng cái cần trẻ lại già tom!
      bác Hiệp hè.

      Xóa
  9. ui cha. Chị làm em bất ngờ vì bài thơ trong trẻo này á. Em đọc cho nhóc nhà em nghe. Nó nói :" vậy là con biết sao con ve nó kêu quái rùi. Tại cô bắt nó học bài thi lại, nó k đi chơi đc, nó phải học bài á ". Bài thơ dễ thương quá chị ui ! Đúng cái cách trẻ con lun. hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học ra rả như ve thì mệt lắm. Nói với nhóc là bác viết ra để ...có chuyện cãi nhau thôi, đừng lo. He he....

      Xóa
  10. Còn Ve – vì lười nhác
    Nên thiếu điểm nhiều môn
    Cô bảo hè phải ôn
    Sang năm còn thi lại
    VN tiểu học có nợ môn & thi lại môn từ bao giờ thế?.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chi tiết nào cho Mưa biết đây là học sinh tiểu học nhỉ?

      Xóa
    2. PHƯỢNG VÀ VE
      Nhật Thành - Thơ cho thiếu nhi

      Xóa
    3. Thiếu nhi là một từ ghép, bao gồm thiếu niên và nhi đồng. Trước đây tròn 14 tuổi là hết tuổi thiếu niên, bây giờ qui định tròn 15 tuổi mới được tháo khăn quàng, Mưa à.

      Xóa
  11. Mình nghĩ thơ là sản phẩm của trí tưởng tượng nên nó có thể thậm vô lý mà vẫn hay nè. Có ai dùng dải yếm bắc cầu đâu nhưng trong ca dao cô gái vẫn " Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi" đấy thôi. Vì thế ở đây ve có thể là một biểu tượng của người nhác học nên phải ôn bài lại suốt mùa hè. Hoặc giả cũng có thể là chú bé chăm học, dù nghỉ hè vẫn học bài. Hay là một nghệ sĩ dương cầm tuyệt vời hát ca khúc mùa hè huyền diệu đều được cả.
    Tuy nhiên mình cũng còn chút thắc mắc giống bạn mưa là học sinh tiểu học có phải học để thi lại đâu nên cảm nhận trên của thiếu nhi có vẻ xa thực tế chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiếu nhi được tính từ 6 đến 15 tuổi nha chị.
      Hì...em viết cho vui mà cãi nhau ấy mà chị. Nhà thơ QT cãi vài lần, sợ em khùng nên...tự nhường!
      Gán cho loài vật một biểu tượng nào đó là tùy vào tưởng tượng của người viết, có thể vô lí, có thể hợp lí. Nhưng thế mới là thơ! Phải không chị?

      Xóa