Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

CON AI?

    Nó là một cô bé mười một tuổi nhưng thân thể đã phổng phao như thiếu nữ mười lăm. Mái tóc dài óng ả chảy dọc tấm lưng mềm mại. Nhìn phía sau dễ tưởng nó là cô giáo ngồi dự giờ vì nó cao hơn lũ bạn một cái đầu. 
  Chúng tôi dự giờ văn, cô giáo dạy truyền thuyết "Thánh Gióng".
Cô:
- Chi tiết đánh xong giặc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt để lại, cùng ngựa bay về trời thể hiện điều gì?
Một trò giơ tay:
- Thưa cô, chi tiết đó thể hiện mơ ước của người xưa: người anh hùng đánh giặc giúp dân cứu nước nhưng không màng danh lợi.
Cô:
- Chính xác là như vậy, nhưng ngoài ra còn có ý nghĩa gì khác không?
 Một trò khác:
- Thưa cô, đây còn là chi tiết thể hiện ước mơ của người xưa muốn người anh hùng trở thành bất tử ạ.
Cô:
- Em nói đúng. Các bạn có đồng ý thế không?
 Cả lớp đồng thanh: "Có ạ!"
(Xin mở ngoặc để nói thêm, học trò học văn bây giờ khỏe lắm, đã có sách "Học tốt Ngữ văn", một thứ tài liệu bán nhan nhản ngoài thị trường, nhiều em không cần đọc văn bản cũng có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách chính xác. Cô hỏi, trò trả lời vanh vách, không cần suy nghĩ.)
 Nhưng rồi cánh tay nó giơ lên quả quyết:
- Em xin hỏi...
Cô giáo cho nó nói.
- Thưa cô, tại sao một người tài giỏi như thế mà không ở lại để tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc? Sao không ở lại để góp sức mình xây dựng đất nước? Nói "không màng danh lợi" , hóa ra cứ làm vua, làm quan là vì danh lợi thôi ư? Sao người xưa không nghĩ rằng nhân dân tôn người tài lên làm vua là để họ đem tài năng của mình ra giúp dân giúp nước?
 Cô giáo nhìn nó, rồi nhìn xuống bàn các giáo viên dự giờ, mặt hơi tái đi. Nhưng thay cho lời giải đáp thắc mắc của nó, cô hỏi:
- Được rồi, em còn có ý kiến gì nữa không?
- Dạ, em còn hỏi một ý nữa ạ. nói tráng sĩ đánh xong giặc bay về trời là thể hiện mơ ước của người xưa muốn người anh hùng trở thành bất tử, nhưng em thấy trong lịch sử, ai là người có công với dân với nước đều sống mãi trong lòng nhân dân, sống mãi với non sông đất nước, đâu cứ phải bay về trời mới là bất tử? 
Cô giáo ngẩn người một thoáng, tình huống này cô chưa chuẩn bị trong giáo án. Nhưng rồi cô đã tìm ra lối thoát tạm thời:
- Thắc mắc của em là chính đáng, nhưng... lớn lên rồi em sẽ hiểu.
 Nó ngồi xuống cắn môi. Tôi liếc nhìn, thấy nó đánh một dấu hỏi thật lớn vào trang vở.
 Lúc nghỉ chuyển tiết, cô giáo cau có nói với đồng nghiệp:
- Dạy học mà cứ gặp những học trò như thế thật bực mình. Chẳng biết nó con cái nhà ai, toàn thắc mắc những điều không giống ai!
Tôi buột miệng: 
- Chắc là con bác Bu.
- Chị bảo con ai cơ? Bác Bu nào? Nhà ở khối mấy?-  cô giáo vừa dạy nó hỏi tới tấp.
  Tôi cười:
 - Bác ấy là Bulukhin, nghe bảo nhà ở Vũng Tàu.
- Chị khéo đùa! Nhà ở Vũng Tàu mà có con học ở đây sao?
Một giáo viên dạy môn khác, chưa hiểu đầu cua tai nheo gì, chen vào một câu:
- Thiếu gì người ở vùng này nhưng có con rơi con rớt ở vùng khác?
  He he...

33 nhận xét:

  1. kkkkkkkkkkkkkkk. Con Bác Bu . Há há. chú Bu ơi ! vô nhận hàng nè chú bu ui ! hì hì
    Cô trò này ...hỏi cái ngoài giáo án cho cô giáo đơ luôn. Thông minh cá tính thế này chỉ có thể mang gen chị Nhật Thành thui. há há
    Cháy nhà. em vọt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy ra cô bé học trò này vừa có gien của bác Bu lại vừa có gien của NT sao Có Khi Nào?

      Xóa
    2. Đan Thùy này, chị NT không dám đâu, ăn cơm chúa, múa tối ngày, cá tính như thế thì chỉ có treo niêu. Con bác Bu mới suốt ngày nghĩ đến lịch sử, chính trị và vạch trong sách vở tìm những chỗ vô lí như vậy.

      Xóa
    3. Bác Hiệp ơi, NT hiền lành như đất, có dám cãi lại ai bao giờ đâu. He he...Vậy nên nó chỉ mang gen của bác Bu thôi.

      Xóa
    4. Mình cũng có cùng cách phỏng đoán với Có Khi Nào và bác Hiệp đó nha

      Xóa
    5. Cả 3 người cũng nghĩ như nhau thì chắc là....đúng! "Lộng giả thành chân" mà. Hi hi...

      Xóa
  2. Hihi!
    Trông mỏi mắt chẳng có nổi một trò dám nghĩ và dám hỏi thày như thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ nhỉ, chẳng có trò nào dám hỏi thầy như thế, chỉ hỏi cô thôi! Hi hi...Thầy Sỏi làm trò sợ chết khiếp, ai dám hỏi?

      Xóa
  3. Thiếu gì người ở vùng này nhưng có con rơi con rớt ở vùng khác?: Ha.. ha... ha...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế anh nhỉ? Người Nghệ còn có câu: " Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn" (Canh tập tàng là canh có nhiều loại rau nấu lẫn nhau)

      Xóa
  4. Gọi tất cả còm sĩ nam trong nhà này đi thử ADN thì biết là con ai liền à , nghi con Hòn Sỏi lắm vì hồi xưa chả đóng quân ở trong Nghệ An
    Cô giáo dạy văn này quá kém thế mà cũng không trả lời được . Phải trả lời như vầy nè
    1 - Ông Gióng ăn một bữa ăn 3 nong cơm 3 nong cà , ăn khoả hơn voi như thế nếu ông ở lại thì lấy đâu nhiều cơm cho Ổng ăn , có mà sạch bách ngân khố
    2 - Ông to như hộ pháp như vậy thì làm sao lấy vợ cho ông được , chẳng lẽ bắt ông ở goá à .. Chả dại
    3 - Mới tý tuổi đầu mà đã đi giết người thì sau này cai trị thì mỗi khi điên lên Ổng lấy gậy sắt phang cho mà chết hết à . .. Chả khùng
    4 - Ổng không biết chữ thì là sao viết Blog được .. Chả thần kinh
    Còn nhiều nữa nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ cho Ông về trời cho nó lành , chứ thất học , võ biền thì cai trị đất nước là răng được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nay Salam khôn phết nhể!

      Xóa
    2. Công nhận anh Salam lập luận quá chuẩn luôn!
      Ăn khỏe, ăn nhiều thì chắc chắn là sẽ tham nhũng! Không tham nhũng thì làm sao...căng diều?
      Người cao hơn 3 mét, cái chi cũng dài rứa lấy vợ thì mần răng cho được?
      Người mà chỉ biết mỗi việc là đi đánh nhau thì thiên hạ khó thái bình.
      Chữ đầy mình, lĩnh vực chi cũng thông tỏ mà nỏ lập được trang blog huống hồ nỏ biết chữ như Thánh Gióng thì mần răng?
      He he....ông sui ơi, tui nói rứa ông giận đi nha! Tui nỏ biết nó con ai, nhưng nhìn mái tóc óng ả của nó thì nghĩ đến bà xã của ông đó.

      Xóa
    3. Dạo này Salam khủng bố anh Sỏi nhiều nên anh có vẻ nhún nhường Sa lam quá!

      Xóa
    4. Thương anh ta tàn tật cái chân đậu phụ chứ! Từ ngày anh ta bị bà xã đét đít cho thương quá cơ.

      Xóa
    5. Ờ, nghĩ nhiều khi thương ông sui quá đi, mấy lần tính gọi điện hỏi thăm nhưng cứ sợ ...bà xã nghe thấy thì khổ ông sui băng bó thêm lần nữa!

      Xóa
    6. Bà Sui ơi ! Hòn Sỏi dạo này được Salam " Chỉ dạy " cho đến nơi đến chốn nên bi giờ " Ngoan " rồi . Ngựa bất kham thì phải có kỵ sĩ giỏi mới huấn luyện được , đúng không bà Sui ?
      À vùa qua dân mạng còn xôn xao vụ Thánh Gióng đánh giặc xong bị thương , Ổng còn ăn bánh tôm xong nhảy xuống Hồ Tây tắm rồi mới về trời nữa kia kìa . Để bữa mô một ngày đẹp trời Salam sẽ cho Ổng ăn Cháo Lươn và bánh Mướt xứ nghệ luôn và ngay

      Xóa
    7. Phải nói thế này: từ khi có Salam xuất hiện, mọi người mới thấy Hòn Sỏi "chưa là gì" so với Salam. He he...Vì Sỏi quậy cũng chưa đến mức bị bà xã chặt tay như ông sui mà.
      Quanh vụ người anh hùng đánh thắng giặc còn nhiều chuyện lắm. Ví dụ đánh thắng giặc, nước hòa bình rồi thì cho anh hùng đi quản lí chị em sinh đẻ có kế hoạch chẳng hạn.

      Xóa
    8. Người xứ Nghệ đó anh Thái.

      Xóa
    9. Người Vinh hẳn hoi đấy em, người thành phố mà.

      Xóa
    10. Một anh bạn mình còn làm thơ về ông Gióng, bài thì dài mà mình nhớ mỗi câu:
      "Nếu không có họa gặc Ân
      Thì rồi Gióng cũng nông dân suốt đời"
      .....
      mình thấy phải, thời thế tạo ra anh hùng mà. Salam và cả nhà thấy sao?

      Xóa
  5. Có học sinh còn hỏi cô giáo: "Mẹ Thánh Gióng mang nặng đẻ đau và nuôi nấng công lao chăm sóc Ngài như vậy, sao khi dẹp giặc xong ông không ở lại phụng dưỡng Mẹ già mà bỏ mặc bà sống một mình? Phải chăng Thánh Gióng không thương và không đáp đền ơn Mẹ?...
    Câu hỏi này không phải không có lý và đáng để chúng ta suy ngẫm và tìm cách trả lời sao cho hợp lý. Ngoài TRUYỆN THÁNH GIÓNG, dẫu sao các truyện cổ tích và truyền thuyết của nước ta như TRUYỆN ĐẺ TRĂM TRỨNG, TẤM CÁM...vẫn còn nhiều điều đáng bàn lắm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Trong một bài viết nào đó quả là bu tui có nói đến lý do Thánh Gióng đánh thắng gặc Ân thì vù về trời, cô bé 11 tuổi kia đọc được và hỏi khó cô giáo chăng. Cô ấy có thuộc dòng giống bu hay không thì hỏi mẹ nó. Bu chưa từng đến Qùy Hợp nhưng mẹ nó có đến Vũng Tàu… mà biết đâu lại không phải con gái của PNH, thôi tốt hơn cả là đi thử DNA
      2- Ông Gióng về trời để lại cõi nhân gian bao nhiêu thắc mắc đồn đoán. Mẹ ông nghe bảo có nhan sắc nhưng “duyên thiên chưa thấy nhô dầu dọc” mà phận liễu thì nét ngang nhô ra lù lù. Cái tội ấy ngày xưa bị dân làng phạt nặng lắm, người đẹp kia phải ra ruộng cà ở. Có thế cậu con trai nàng mới có đủ cà mà ăn một lúc những ba nống chứ.
      3- Cái quả cà duyên nợ với dân Việt ta ghê lắm. Nhà thơ Phùng Quán ca ngợi cà Nghệ hết lời. Ông có “Trường ca cây cà” dài tới năm chương, dưới đây là chương 5 của trường ca độc đáo đó

      Cà Nghệ
      Cà Nghệ
      Thịt giòn
      Ruột đặc
      Người Nghệ
      tiện tằn, chân chất
      Muối một vại cà
      Ăn một năm
      Sử kháng chiến ngàn trang
      Người Nghệ ưa vắn tắt:
      - Đánh Pháp hết chín vại cà
      Đánh Mỹ hơn hai chục vại
      bù đi bù lại
      Đánh bại hai đế quốc to
      hết ba chục vại cà

      Xóa
    2. Với nhà thơ Quang Thứ:
      Nhiều kh học trò nó dùng cái nhìn hiện đại vào đánh giá truyện dân gian hay lắm. Học xong bài SƠN TINH, THỦY TINH, giờ ra chơi chúng nó bình loạn:
      - Để cho Thủy Tinh đánh Sơn tinh mãi như thế là lỗi của Mị nương, nếu cô ta không để cho Thủy Tinh hi vọng thì không đời nào Thủy Tinh mất công mất sức đem quân đi đánh hàng năm như thế.
      - Sơn Tinh và Mị nương lấy nhau như thế, sống với nhau như thế là quá khổ. Cưới cũng không trọn vẹn, rồi hàng năm cứ lo đối phó với Thủy Tinh, còn gì là hạnh phúc.
      - Thủy Tinh chi cho tình phí quá lớn. Nếu một ngày có dành lại được Mị nương chắc cũng te tua rồi, non nước gì mà sống với nhau nữa...
      Hì...nghe học trò nói cũng hay đáo để!

      Xóa
    3. Với bố Bu:
      1. Con nhà tông...không cần đọc nó cũng có những suy nghĩ y như bố nó vậy. Quí hồ biết đó là con bố Bu thôi, còn địa điểm lãng mạn nào đó ở bãi biển Vũng Tàu hay trên rú Quì Hợp chẳng quan trọng gì. Nếu là con bố Hiệp thì chắc nó hay thắc mắc phần tiếng Việt. Để hôm sau NT chú ý xem có đứa nào con bố Hiệp không nhé.
      2. Thực ra thì câu chuyện kể "cả hai vợ chồng đã già mà chưa có con", khi đi khám mới biết do nguyên nhân ở người chồng, vậy là cái sự thể lén lút nó phơi bày ở vết chân lạ. Ông chồng biết vậy nhưng "cá ai vào giỏ ta thì cũng là cá của ta" vậy.
      3. Qua "Trường ca cây cà", có thể đưa ra đề xuất: địa danh được nhắc tới trong truyền thuyết THÁNH GIÓNG cần được sửa lại. Có lẽ hai vợ chồng kia người Nghệ An. He he...

      Xóa
    4. Anh nghĩ là người Nghệ An thật đó em. Ăn cà giỏi thế thì đúng là Nghệ An rồi.

      Xóa
    5. Có khi lại có họ với anh em mình nữa không chừng, anh nhỉ?

      Xóa