Trong quyển sổ A4 là một chiếc phong bì. Tôi thoáng nghĩ " Trời ạ, lại còn bày đặt cảm ơn nữa đây." Tôi quyết định chạy theo để trả lại thì chợt thấy trong phong bì chỉ là một bức thư...
Bài thơ và truyện ngắn sau đây tôi đã viết từ cảm xúc về người phụ nữ ấy.
NỖI LÒNG
Tôi ngồi lặng
Một mình
Trước lá thư chị viết.
Những lời thống thiết
Từ trái tim
Rỉ máu
Thương con...
Em
Câu học trò lêu lổng, hư thân
Nay bỏ học
Mai lang thang
Xóm cùng
Ngõ vắng.
Cô khuyên
Mẹ mắng
Buông xuôi em phó mặc cuộc đời!
Mẹ im lặng
Nước mắt rơi
Cô khơi dậy
Chút tình người
Trong em
Còn lại.
Cô không thể mất niềm tin
Em vịn vào cô đứng dậy...
Mười lăm tuổi
Em đi xa
lăn lộn vào cuộc đời kiếm sống
Để lại nơi người mẹ héo mòn
Một khoảng trống
Ai sẽ lấp đầy được nó
Em ơi!
NHỮNG
MẢNH ĐỜI
(Truyện
ngắn)
Hai hàng nước mắt rân rấn, hai bàn tay xoắn đi xoắn
lại một cách vô nghĩa, chị nói với tôi:
-
Nó đi thật rồi,
cô giáo ạ! Tôi mất nó thật
rồi! Giờ tôi biết tìm nó ở đâu bây
giờ?
Chị ngước lên, tưởng như tìm được một đáp án nào đó cho
cuộc đời buồn khổ của mình nơi cô giáo chủ nhiệm cũ của con.
Tôi biết nói gì với chị bây giờ? Bao nhiêu lời động viên,
an ủi tôi đã nói với chị. Rằng bây giờ thanh niên có bao nhiêu ngả để vào đời, rằng khi nó đã quyết
định như vậy thì dù ta cố gắng ngăn cản cũng không thể được. Bọn nó bây giờ như
chim đã đủ lông, đủ cánh, ai có thể trói buộc để cấm nó không được bay?Nhưng chị chỉ thở
dài sườn sượt, ngồi lặng đi, chẳng nói gì.
Khi tôi nhận chủ nhiệm lớp 9C, giáo viên chủ nhiệm cũ nói
với tôi:
-
Lớp này có đến
dăm bảy em cá biệt đấy, không cứng với chúng nó thì chỉ có mà ngồi khóc cho
chúng cười đấy nhé.
-
Chị đã tìm hiểu hoàn cảnh của những
em học sinh đó chưa?
-
Ôi dào, toàn là cha đi tù, mẹ chết,
ở với ông bà hoặc bố mẹ bỏ nhau, con ở với cha và dì…Có đến gặp thì cũng chỉ
nghe được những câu đại loại:“
Chúng tôi bận kiếm ăn cả ngày, giờ mà lo kèm chúng nó thì lấy gì mà đổ vào nồi
hả cô giáo? Thôi thì có gì nhờ cô dạy bảo cho, cần khoản nào đóng góp chúng tôi
xin chấp hành”. Đấy, em cứ xác định là “đơn thương độc mã” mà riềng chúng nó,
đừng chờ đợi gì vào phụ huynh.
Với
kinh nghiệm nhiều năm làm chủ nhiệm, tôi biết đó là một sự thách đố đối với
giáo viên. Bởi lẽ, việc giáo dục học sinh vốn là một công việc phải có sự hỗ
trợ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội… Tất cả hợp thành một chiếc
kiềng ba chân vững chãi, thiếu đi một phía thì thật là khó khăn biết bao.
Quả
thật, lớp 9C này đúng là lớp của “ những đại ca” có tiếng của trường. Dẫu đã
trổ hết “bài”mà tôi vẫn chưa cải thiện
tình hình được mấy. Trong số những học sinh cá biệt của lớp, tôi chú ý nhiều
đến em Ngân Trọng. Suốt cả tuần học, nhiều nhất em chỉ đến lớp được vài ba
buổi, còn lại là những tờ giấy xin phép, có chữ kí của phụ huynh hẳn hoi. Có
hôm, lớp trưởng vừa nộp xong giấy xin phép thì Trọng lò dò đến, nhiều em cúi mặt khúc khích
cười,còn lớp trưởng vội xin lỗi cô và rút giấy phép về.
Tôi
gặp riêng lớp trưởng tìm hiểu,em thú thật với tôi:
-
Dạ thưa cô, bạn ấy cũng hoàn cảnh
lắm ạ, chúng em đã cố gắng động viên rồi, nhưng bạn bảo: “ Các cậu hãy sống vào
hoàn cảnh của tớ đi rồi hãy nói, còn nếu tớ mà có được một gia đình như các
cậu, tớ còn động viên người khác hay hơn nữa kia. Trên đời này, dễ nhất là đứng
trên đầu mọi người mà ban phát những lời chia sẻ”. Thế rồi bạn cứ bỏ học suốt,
chúng em đành phải viết giấy xin phép hộ để che mắt cờ đỏ,tránh bị trừ điểm của
lớp.
Tôi hỏi đường đến nhà Trọng. Nói là “nhà” nhưng thực ra
chỉ là một túp lều xiêu vẹo. Trống hoác. Vắng teo. Tôi không thể hình dung được
là ở giữa lòng “thị trấn văn hoá” lại đang có những “mảnh đời chị Dậu” tồn tại
như thế. Chờ một lúc lâu,tôi đã định ra về thì thấy một người phụ nữ quẩy tong
teo hai cái bì cột túm trên hai mấu đòn gánh. Thấy tôi, chị hơi chững lại một
chút rồi bước tiếp. Tôi vồn vã:
-
Chị đi làm về
rồi đó à? Em đến từ lúc nãy nhưng chẳng thấy ai ở nhà cả. Thế
Trọng cũng đi đâu hả chị?
Chị
đặt hai cái bì xuống, nhìn tôi dò xét:
-
Chắc cô là cô giáo của thằng Trọng
nhà tôi phải không? Ai chỉ đường
cho cô đến đây? Mà cô đến làm gì cơ chứ?
Nghe
câu nói có vẻ như một lời trách cứ, tôi hơi bực mình, nhưng cố vui vẻ:
-
Thì cũng trong thị trấn với nhau cả,
có gì mà không biết đâu chị!
-
Nhưng làm ơn cô đừng cho thằng Trọng
nhà tôi biết là cô đến đây, kẻo nó chẳng để cho
tôi yên đâu!
-
Sao thế hả chị? Chẳng lẽ em ấy cấm
mẹ tiếp khách sao?
-
Thôi, cô đừng hỏi nữa, vả lại bây
giờ tôi cũng còn bận lắm, tôi còn phải đi lấy thuốc rịt
chân, phải lấy vào ngày lẻ, mà bây giờ cũng sắp hết ngày rồi, để đến mai sang
ngày chẵn lại không được, có gì cô giáo thông cảm cho.
Nói
rồi, người đàn bà quày quả bước đi như một sự trốn chạy. Tôi ngao ngán lên xe về nhà.
Một đêm trắn
trọc. Nghĩ đến thái độ của người đàn bà, tôi
thấy như mình bị xúc phạm. Tôi đến cũng chỉ vì muốn trao đổi đôi điều,
mong làm sao cùng gia đình dìu dắt con em họ tiến bộ chứ có phải vì một sự lợi
lộc gì cho tôi đâu. Đến với nhiều gia đình học sinh khác, họ mời mọc, níu kéo
một cách nhiệt tình đúng theo kiểu “ tôn sư trọng đạo”. Vậy mà ở đây…
Nhưng nghĩ đến hình ảnh túp lều xiêu vẹo, người phụ nữ
gầy tong teo, nhếch nhác với hai cái bì bẩn thỉu, bên tai tôi lại văng vẳng câu
nói của Trọng: “Trên đời này, dễ nhất là đứng trên đầu mọi người mà ban phát
những lời chia sẻ”, tôi lại hạ quyết tâm sẽ đến với Trọng bằng chính cái tâm
của một người giáo viên.
Một buổi chiều cuối thu. Nắng như rải đều màu mật ong
lên cây cỏ.Tôi giúp chị bó thuốc vào đôi chân đầy những
vết lở loét. Bó xong, trông chị như một chú lính ngày xưa tôi được thấy trong
tranh minh hoạ. Những lớp dây chằng chịt trên chân chị chẳng khác
gì người ta bó giò. Chị nhìn vào cõi xa xăm,đôi mắt thẫn thờ, buồn bã. Chị kể
tôi nghe về cuộc đời bi đát của mình: Mẹ chị xưa vốn là một cô gái đẹp có tiếng
trong vùng. Thế rồi đùng một cái, trước cái ngày người ta đến để rước dâu, cô
gái ấy đã trốn đi thanh niên xung phong để khỏi phải chung sống với một kẻ trốn
nghĩa vụ quân sự chỉ vì là “ con trai một”. Mọi việc có thể cũng chẳng có gì
đáng nói bởi dù sao cô cũng được mọi người khen là có tinh thần kháng chiến.
Nhưng rồi một năm sau, cũng đùng một cái như lúc cô ra đi, cô trở về với cái
bụng sắp đến ngày sinh nở. Bà con hàng xóm chê cười. Bố mẹ tuyên bố từ con. Cô
chẳng nói, chẳng thanh minh nửa lời, lẳng lặng xuống tận cuối làng, tự tay chặt
tre dựng túp lều nhỏ để ở rồi sinh con. Mẹ cô mặc dù rất giận nhưng cũng không
thể bỏ mặc con gái mình. Bà chăm chút cho hai mẹ con chu đáo. Song bố cô thì
chửi mắng cô thậm tệ, nhất là lúc ông uống say, thấy vợ mang gạo cho con gái,
ông rượt theo, bưng cả rá gạo đổ xuống ao. Sinh con được hai
tháng, cô nói với mẹ:
-
Thôi, bây giờ con đã tự lo liệu được
rồi, mẹ đừng vì con mà chịu khổ nữa,con không chết đâu mà sợ.
Cô
kiên quyết trả lại những thứ mà mẹ hay em gái mang đến nói là cho cháu. Cô sống
bằng nghề đi mót. Mùa ngô, mót ngô. Mùa lúa, mót lúa. Hồi đó đang làm ăn hợp
tác xã, có mấy ai biết tiếc cái đo bằng “ chín giọt mồ hôi” ấy đâu. Người ta
thi nhau thu hoạch cho nhanh,tính được nhiều sào, nhiều mẫu, còn ngô lúa có sót
lại thì cũng đâu phải mất của riêng ai? Không chỉ thế, nhiều người cũng thương
cô, họ ngấm ngầm để lại cho cô những gồi lúa để cô hốt vào trong bì của mình.
Nhờ trời, niêu cơm của hai mẹ con dù sống bằng nghề đi mót, cũng đủ để gối mùa
này sang mùa khác.
Chị nhìn tôi, một giọt nước mắt lăn nhanh trên gò má
sạm đen:
-
Thế rồi tôi
cũng được đi học, cô giáo ạ. Tôi được theo bạn bè học đến hết cấp một rồi mẹ
bảo: “ Thôi, học chừng đó được rồi, ở nhà mẹ bày cho mà làm ăn, rủi mẹ có chết
thì cũng không phải xách bị gậy đi ăn mày, con ạ.” Tôi buồn lắm, song nghe lời
mẹ, hai mẹ con cùng đi làm hợp tác, được tính công điểm, cuộc sống ổn định được
mấy năm thì tự nhiên một hôm vừa đi làm về, mẹ tôi ngã lăn ra, bất tỉnh. Khi
tôi chạy kêu được hàng xóm đến thì chân tay mẹ đã lạnh cả .
Bà ngoại đưa tôi về. Song lúc này ông bà cũng yếu lắm rồi, mọi thứ đều
trông chờ vào bàn tay cậu mự cả. Được một tuần, mự bảo: “ Nhà ta bây giờ miệng
ăn thì nhiều mà người làm thì không có, nếu cứ thế này thì đói dài đây”. Bà
ngoại rụt rè: “ ừ, thì để con Mai nó nguôi ngoai ít hôm rồi nó cũng đi làm chứ
nó ở nhà mãi sao được?”Mự tiếp lời: “ Ôi dào, người chết thì cũng chết rồi, lo
là lo cho người sống ấy.” Tôi buồn bã: “ Vâng, ngày mai cho cháu đi làm với
mự”.
Mự mừng rỡ: “ Thế ngày mai cháu sang làm cho ông Tám nhé!
Ông ấy bảo cần thuê một người rửa bát, công việc nhẹ nhàng thôi, bữa trưa ông
nuôi cơm, tháng ông trả năm đồng”.
Thế là ngày hôm sau tôi sang ở rửa bát cho ông Tám “
phở”. Nói tiếng là rửa bát nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều công việc mà tôi
phải làm. Nào thái rau lợn rau gà, rồi quét nhà, dọn quán, chặt xương, hầm
cháo, thái phở… tất tần tật những việc gì của một hàng phở cần phải làm,ông Tám
đều cho thực hành hết. Ngày ít khách còn đỡ, ngày nhiều khách tối đến tôi không
thể ăn nổi nữa. Nhiều khi bỏ bữa, lên giường nằm, người mỏi ê ẩm. Bà ngoại nhắc dậy ăn cơm, mự còn bảo: “ Chắc ăn phở no
rồi, thiết gì cơm nữa”. Tôi chẳng buồn
trả lời, thiếp đi lúc nào không biết.
Lâu dần rồi
cũng quen. Vả lại tôi cũng
đã lớn. Cái tuổi dậy thì, tôi phổng phao hẳn lên. Ai cũng bảo tôi
giống mẹ. Công việc tôi làm không biết mệt. Ông Tám cũng xem tôi như người nhà,
quan tâm tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng ông còn cho thêm ít đồng tiêu vặt.
Sau khi ông bà tôi qua đời, tôi xem nhà ông
Tám như nhà mình vậy. Ông cũng đã ngoài
bảy mươi. Khi trước cũng không biết ông lưu lạc từ chốn nào đến,chẳng vợ con
gì. Ông mở quán phở, và người ta gọi ông là ông Tám “phở”. Nhiều bữa ông bảo: “
Thôi, ở đó ăn bát cơm rồi ngủ cũng được, giường trong nhà đó, tao ngủ ngoài
quán”. Tôi nghĩ: “ Về nhà cũng như quán trọ, nhất là mấy đứa em theo mẹ nó cứ
tỏ ra lạnh nhạt với chị, nhiều bữa chúng còn bắt chước bọn trẻ con bảo tôi là “
đồ con hoang”. Có nói lại với chúng thì mự bênh liền:“ Mày lớn rồi còn chấp trẻ
con làm gì”
Thế rồi lâu dần , tôi ở hẳn nhà ông Tám. Ông
vui lắm, bảo: “ Nhà có mình ông, có mày ông cũng thấy bớt hiu quạnh.” Bà con
làng xóm cứ gần xa: “ Một lão ngoài bảy mươi, một cô gái mười bảy, hay đấy”.
Tôi nghe, chẳng hiểu người ta bảo hay cái gì, còn ông Tám thì nổi khùng, bảo họ
là đồ lắm chuyện.
Có lẽ không bao giờ tôi quên được những ngày
mưa tháng tám năm đó, cô giáo ạ. Chao ôi! Mưa thối đất, thối cát. Mưa tầm tã
suốt ngày đêm, tưởng chừng như trời có bao nhiêu nước đều trút xuống hết trần
gian. Quán vắng hoe vắng hoắt. Tôi ngồi nhìn trời mưa, tự nhiên thấy một nỗi buồn vô cớ cứ xâm chiếm
lòng mình. Ông Tám thì đi vào trong xóm
dặn gà để làm phở. Chờ mãi, chẳng thấy ông về, tôi lên giường, nằm nghĩ ngợi
vẩn vơ. Tôi nghĩ đến mẹ và bỗng dưng muốn khóc “ Mẹ ơi, giá như mẹ đừng bỏ con
mà đi sớm thế thì chắc giờ này con đang được vùi đầu vào lòng mẹ mà đánh một
giấc ngon lành trong cảm giác yên ổn và ấm áp.” Tôi úp chiếc gối lên mặt, tưởng
như đang úp mặt vào ngực mẹ mình. Dòng nước mắt mát lạnh như cảm giác bàn tay
mẹ vuốt nhẹ lên má tôi. Tôi chìm vào trong một giấc mơ êm ái. Có ai đó lay nhẹ
vai tôi, ngỡ như mẹ lay tôi dậy vào mỗi buổi sáng. Tôi chợt thức giấc. Hoảng
hồn khi thấy một bóng đen đang cúi xuống
rất gần, thì thào: “ Hãy cho ông, ông sẽ lo cho cuộc sống của em” . Tôi hốt
hoảng vùng dậy. Ông ta ghì chặt lấy tôi, bảo: “ Cửa khoá cả rồi, em chạy đi
đâu? Hay là chạy về với mự?” Tôi xô mạnh lão ra, vùng chạy. Cửa đã khoá hết.
Tôi thét to lên. Tiếng thét của tôi chìm đi trong tiếng mưa ào ạt. Tôi khóc,
người nhũn ra, tôi thấy dường như mình đã mất hết sức lực. Ông ta đến bên tôi,
nhẹ nhàng:
“
Chúng ta là những con người cô đơn, chúng ta hãy biết dựa vào nhau mà sống, ông
có làm hại gì em đâu cơ chứ! Trước đến
giờ, ngoài mẹ em ra, đã ai thương em như ông thương em đâu? Phần đời còn lại
của ông, ông cho em tất cả, được không em?”
Chẳng biết
có phải vì mưa làm cho con người ta dễ mủi lòng hay tôi đã bị thôi miên khi nghe
những lời thầm thì của một ông lão ngoài
bảy mươi mà sau đó tôi đã ngoan ngoãn trong vòng tay ông Tám.
Ngoài tôi
và ông Tám ra, chẳng ai biết được là quan hệ của chúng tôi đã hoàn toàn thay
đổi. Khi không có ai, ông Tám chiều tôi lắm, ông bảo: “ Khoẻ thì em làm, mệt em
nghỉ, đừng gắng làm gì.”
Biết mình
đã có thai, tôi lo lắng nói với ông, ánh mắt ông sáng lên: “ Trời phù hộ ta!
Cảm ơn em! Cảm ơn em!”. Tôi ngơ ngác hỏi: “ Thế định để sinh sao?” Ông Tám gật
gật: “ Để sinh chứ! Chúng ta sẽ chính thức tuyên bố với mọi người, sợ gì! Trai
chưa vợ, gái chưa chồng, ta sẽ làm lễ cưới hẳn hoi”.
Đêm hôm
đó, ông Tám tự thưởng cho mình một bữa rượu. Chưa bao giờ tôi
thấy ông say đến như thế. Ông hát, ông cười khà khà. Thế rồi, ông ngủ. Và không
bao giờ ông tỉnh dậy nữa.
Sau đám tang ông Tám, tôi bỏ làng ra đi,
phiêu bạt đến thị trấn này, làm nghề nhặt sắt vụn sống qua ngày. Thằng Trọng
nhà tôi được nuôi lớn từ những mảnh sắt vụn này đấy.
Câu chuyện của chị đã kết thúc từ lâu, tôi
vẫn ngồi thẫn thờ trong buổi hoàng hôn. Chao ôi! Biết bao mảnh đời bất hạnh
quanh ta mà ta không hề hay biết. Ta chỉ thấy mình vất vả, cơ cực; ta chỉ thấy
mình có nhiều sự thiệt thòi; ta đâu biết rằng, so với bao người khác, cuộc đời
ta còn sung sướng gấp bội phần!
Từ
hôm đó, tôi trở thành một người em kết nghĩa của chị. Tôi thực sự như một người
dì ruột của Trọng. Tôi không dạy em theo tư cách của người cô, mà hoàn toàn bằng
tư cách của một người ruột thịt. Em đã tiến bộ hẳn, không còn bỏ học đi lang thang, không nhìn bạn bè với
con mắt hằn học nữa.
Ngôi nhà của hai mẹ con cũng đã được xây kiên cố nhờ
vào quỹ tình thương của thị trấn.
Tốt nghiệp lớp chín, em nói với tôi:
-
Em có học
cũng không vào nữa đâu,vả lại điều kiện của em cũng không thể
theo học cấp ba để thi vào một trường nào đó. Em đã
liên hệ xin được việc làm ở một cơ sở dày da xuất khẩu trong Nam. Em đã quyết
như vậy rồi, nhờ cô nói với mẹ đừng ngăn cản em, em không thay đổi ý định đâu.
Tôi nhìn em, thấy rõ một sự quyết tâm.
-
Em trưởng
thành hơn cô nghĩ đấy, Trọng ạ. Cô mong em sẽ gặp nhiều may mắn
trong cuộc sống của mình. Cô hứa sẽ cố
gắng động viên mẹ, em đừng lo.
-
Em cảm ơn
cô, người mẹ thứ hai của em!
Tôi cầm lấy đôi bàn tay gầy gò của chị, nhìn vào đôi
mắt đẫm nước của chị và bảo:
-
Chị Mai à,
cuộc sống của chúng ta mỗi ngày một thêm tốt đẹp hơn, chị hãy tin điều đó. Trọng đã ra đi, nhưng không phải là phiêu bạt kiếm
sống. Em đã bước vào cuộc đời rộng lớn để tìm thấy tương lai của chính mình.
Phải không chị?
Trên khuôn mặt vẫn còn mệt mỏi của chị, tôi thấy đã
ánh lên một niềm vui.
Mùa đông 2008
Nhật Thành
Còm số 1 ..... là Còm may mắn đến với bạn nè
Trả lờiXóaA men! Cảm ơn MC nha.
Trả lờiXóaCâu chuyện về Trọng là có thật hả chị?. Trọng bước vào cuộc đời với một vốn liếng kiến thức văn hóa như vậy, em e rằng vất vả và khó khăn bội phần. Nhưng em cầu mong Trọng gặp được may mắn. Cảm ơn chị chia sẻ một cuộc đời bất hạnh. Thân!
Trả lờiXóaĐó là nguyên mẫu ngoài đời đó em. Sau 2 năm vào Nam kiếm sống, Trọng đã về thăm cô và biếu cô giáo cũ 1 gói mì chính, 1 tấm vải may áo. Nó chững chạc hẳn lên em ạ.
XóaTruyện viết hay quá cô giáo ơi Chúc em vui nhiều và sáng tác hay nhé
Trả lờiXóaCảm ơn chị. Em sẽ cố gắng viết thêm về những mảnh đời quanh ta chị ạ.
XóaBài thơ hay. một câu chuyện bước ra từ cuộc đời các nhân vật đều bước ra từ cuộc sống thực ; một cô giáo có tấm lòng nhân hậu-đã trở thành"thư ký của thời đại" rồi đấy truyện hay , có bố cục chặt chẽ . Chúc cô giáo luôn khỏe để viết được nhiều hơn nữa !
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh. Góp nhặt chuyện đời kể cho vui anh ạ. Rất vui khi anh đến chơi.
XóaAnh mong em mãi giữ được niềm tin yêu của học sinh và phụ huynh ko những từ bài giảng về kiến thức mà bằng trái tim thương yêu của mình! Chúc em luôn khoẻ vui và thành công em nhé!...
Trả lờiXóaCảm ơn anh rất nhiều. Mong anh sớm có máy để giao lưu nhiều hơn.
XóaChị ơi! Học sinh em như thế nhiều lắm chị ạ. Có điều là em thấy thương các em, tuổi còn nhỏ quá mà đã lăn vào đời như vậy, tội nghiệp lắm. Từ câu chuyện có thật, chị đã chuyển thể thành một truyện ngắn đầy chất nhân văn. Em thích lắm! Em cũng có viết vài truyện ngắn về học sinh nhưng chỉ viết cho em đọc thôi. Em chưa bao giờ đăng lên Blog hết!
Trả lờiXóaNhững mảnh đời như thế còn nhiều quanh ta mà em. Em sẽ viết rất tốt về đề tài này, chắc chắn thế. Hãy đăng lên để "đổi khẩu vị" cho bạn blog đi em.
XóaGhé thăm nhà chị, gặp những câu chuyện thật xúc động.Lương tâm của người thày luôn để lại những ký ức đẹp trong tuổi học trò.
Trả lờiXóaCảm ơn yengia. Lâu nay bận nên không ghé nhà, thông cảm cho chủ nhà nhé.
XóaMột câu truyện ấn tượng Nhật Thành à !
Trả lờiXóaBuổi chiều vui vẻ mát mẻ và hạnh phúc nhé !
Bận quá không ghé nhà, thành thử lời chúc của anh giờ mới nhận đây. Vui anh nhé.
XóaChúc Bạn cuối tuần yêu thương và hạnh phúc
Trả lờiXóaHi, sang cuổi tuần khác mất rồi, nhưng tuần nào cũng vui đồng hương ạ.
XóaAnh tranh thủ vào thăm em một lúc, chúc em luôn vui khoẻ, trẻ đẹp giỏi giang em nhé. Chúc em đêm ngủ ngon và an lành!...
Trả lờiXóaCảm ơn anh, em ngủ 8 giờ mới dậy cơ, không biết có ngon ko nữa. Hi...
XóaChia sẻ với cảm xúc của Bạn. Một ngày nhiều niềm vui Bạn nhé !
Trả lờiXóaCảm ơn lão nha.
XóaAnh vào thăm em! Sao mấy ngày nay em vắng bóng vậy? anh chúc em thật khoẻ vui và mọi sự an lành em nhé!
Trả lờiXóaBóng thì vắng mà người vẫn đang ở đây nhà thơ ơi!
Xóacả thơ và truyện đọc đều rất cảm động, bởi nhà giáo vốn đã có trái tim nhân hậu rồi, bạn may mắn có thêm khiếu văn chương nữa, tạm thời gọi là nhà văn đi, thì nhà văn cái cần thiết đầu tiên tạo ra con chữ là cái tình với cuộc sống, cái tâm của tác giả đối với nhân vật, chúc mừng bạn ã hôị đủ ít nhất 2 điều kiện để trở thành một nhà văn, nhà thơ, một cô giáo đáng kính, đáng yêu đó!
Trả lờiXóaAnh rộng lượng quá đấy BĐM ạ. Em còn phải học anh dài dài mới viết được.
XóaChị ơi em qua thăm chị. Em vẫn chưa đăng một truyện ngắn nào cả. Bài bên nhà em vẫn chỉ là nhật kí hay hồi kí của riêng em mà thôi. Em không biết vì sao lại ngại viết về các đề tài khác đến thế chị ạ!
Trả lờiXóaỪ, khi nào ánh đén sân khấu không thôi miên em thì em mới viết, đúng không?
XóaAnh sang thăm em đây này. Chúc em luôn vui khoẻ và ngày mới đầy yêu thương và tốt đẹp em nhé!...
Trả lờiXóaThanhk
XóaCuối tuần sang thăm, chúc bạn có những ngày nghỉ tràn đầy niềm vui, ấm áp bên gia đình và mọi điều tốt đẹp
Trả lờiXóaAnh sang thăm em, chúc em luôn vui khoẻ và có những giấc mơ đẹp và trọn vẹn trong tình yêu cuộc sống!...
Trả lờiXóa