Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

LIỆU CÓ CÒN...?


Liệu có còn háo hức nữa không em
Quần áo mới, mũ nón, dày dép mới
Khăn quàng đỏ và cờ bay phấp phới
Chúng ta “khai” khi “giảng” đã hai tuần?

Liệu có còn lạ lẫm nữa không em
Phát biểu, diễn văn lê thê hàng cây số
Em nói chuyện làm sao nghe được rõ
Bài năm qua “cóp – pết” đọc  êm êm?

Liệu có còn hứng thú nữa không em
Phần văn nghệ loa máy thường ậm ọe
Giọt mồ hôi ướt đẫm từng điệu múa
Nắng mùa thu rọi chói mắt người xem?

Liệu có còn lo lắng nữa không em
Khi phát động “hai không”, “hai tốt”
Để cuối năm dù chây lười, học dốt
Vẫn ung dung lên lớp như thường?

Nhìn sân trường thương quá là thương
Cứ nhàn nhạt, cứ mơ hồ, ảo ảnh
 Thôi em nhé, trống trường kia đã đánh
Vác ba lô vào lớp, tiếp tục...ngồi!

                               4/9/2015
Nhưng chiều nay, cô vẫn chùi rửa xe sạch sẽ, lôi chiếc áo dài cũ ra ướm thử...Chuẩn bị cho lần khai giảng thứ 30 trong đời dạy học của mình.






31 nhận xét:

  1. Liệu có còn lo lắng nữa không em
    Khi thầy Luận bày thêm trò chi nữa
    Anh còn nhớ rất nhiều lần thầy hứa
    Ở ngoài kia hươu rủ vượn đến trường.
    Liệu thầy mình còn nữa: Hứa suông?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày trước thầy Luận học trường "N.A.Q" với anh đấy,lúc đó thầy hiệu trưởng Thương mại.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Em vẫn còn lo lắng lắm cô ơi
      Bao thế hệ vẫn cứ làm chuột bạch
      Giáo dục nước mình cứ í à ì ạch
      Càng hoang mang, càng cải cách nhiều hơn!
      Anh Thái quen biết thầy Luận thì nhờ anh kêu hộ cho học trò bọn em với, được không? Hì hì....

      Xóa
  2. Đúng là tụi nhỏ ngày nay k có cái háo hức nôn nao tựu trường như chị em mình ngày ấy hén chị. Chị trong ngành càng cảm nhận rõ hơn nữa.
    Vẫn xinh lyng linh chị ui. Đẹp bà cố lun chứ bộ. Hí hí

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là ngày khai giảng bây giờ mất hết cảm xúc em ạ. Không háo hức, không hào hứng, không cả bỡ ngỡ lo lắng gì hết.Mất cảm xúc rồi trở thành vô cảm vậy.
      Phải nói thế này: bà cố vẫn đẹp lão lắm! He he...

      Xóa
    2. kkkkkkkkkkkkkkk.
      Ui trùi. em mà tới tuổi của chị bây giờ, em xếp sau chị chục cửa chưa có vé nữa. Há há
      Nhóc em hôm qua đi khai giảng. mà nó hỏi em " k đi có sao k mẹ ?". chả bùi cho em ngày nhỏ. tới ngày khai giảng, nôn nao dậy sớm. mua đc cuốn vở mới, ngồi bao vở mà cứ giở ra giở vô ngắm hoài. Còn tụi nó giờ... chả thấy đụng vô nữa chị.

      Xóa

  3. Sao không còn háo hức nữa em ơi
    Em đang diện nón mũ dày dép mới
    Thử ngồi xe trên môi cười chờ đợi
    Và gió lùa tà áo dài phấp phới

    Anh nhìn em cũng thấy háo hức rồi
    Có bao chuyện buồn vui trong xã hội
    Mình là ai có lo nổi không nào
    Mấy năm nữa hưu rồi đến thế thôi.

    Dù sao anh cũng chúc em niềm vui sức khỏe nhân ngày khai giảng năm học mới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người giáo viên như anh kép Tư Bền
      Miệng vẫn cười dù trong lòng rầu rĩ!
      Anh đã ở trong nghề, anh hiểu chứ?
      Tặc lưỡi cho qua, lo nghĩ có ích gì?
      Rất cảm ơn anh. Anh là người đầu tiên chúc em vào dịp đầu năm học mới đấy.

      Xóa
  4. Nay còm được roài , hoạ thơ theo bà Sui thoai ( Tha cho Bà cái còm bên nhà Hòn Sỏi )

    Vẫn đang còn hứng thú phải không em
    Loa máy thường ậm oẹ có gì đâu
    Anh hát em nghe ầu ơ ví dậu
    Chỉ chúng mình nghe trong ánh chiều êm

    Bóng chiều rơi trên sân trường bảng lảng
    Tà áo dài em chập chờn trong gió
    Thôi em nhé giữ những gì mình có
    Cầm tay anh rồi mình đón đông sang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hè hè...coi chừng mấy ngón tay còn lại nha ông. Đừng để bà xã ch đi nốt kẻo lạc bầy đó.
      Chẳng còn gì hứng thú nữa đâu anh
      Thu qua đi, đông về tàn cỏ úa
      Câu ví dặm quê mình đằm thắm rứa
      Ai cất lên bỗng chốc nghẹn giữa chừng!

      Bóng chiều loang trên khắp cả sân trường
      Bóng đổ dài sao ngó chừng bải hoải
      Em cố giữ những gì còn lại
      Trước mùa đông lẩm bẩm khấn xuân về!

      Xóa
    2. Ôi! Sang nhà Hương Ngàn thấy cảm động ác liệt. Ông bạn tôi vết thương còn chưa lên da non mà vẫn nhớ ngày khai giảng sang với bà sui gia. Thôi thăm hỏi chút rồi về kẻo còn đoạn cuối Lão Phật Gia lại cắt nốt thì khốn...

      Xóa
    3. Cúng thương ông sui thật đấy, bố mẹ sinh ra lành lặn mà giờ bỗng dưng vì blog mà bị cụt! Cũng may là hết thời hạn sử dụng rồi! He he....

      Xóa
    4. Ôi Salam bị mần răng rứa? Song thu nỏ biết chi mô!

      Xóa
    5. Có lẽ chưa hết hạn đâu NT ạ!
      SL hình như mới đi khám kiểm định về, Hạn thì chưa hết nhưng cũng hết đát rồi... Vẫn tiếc! Hic hic!

      Xóa
    6. Nghe bảo Sa lam bị bà xã cắt cái gì đó chị Thu ạ. Hình như là ngón tay.
      Hì, anh Sỏi bảo chưa hết hạn nhưng không dùng được nữa, phải không?

      Xóa
  5. Đang còn rất nhiều những điều nhà thơ hỏi
    Nền giáo dục này đã đào tạo ra ông tiến sĩ Phan Quốc Việt giảng cho học trò HOÀI BẢO là khát vọng thường trực liên tục như vũ bão !!! Ông Việt không phân biết được nghĩa Nôm và nghĩa Hán của chữ HOÀI và chữ BẢO. Ông cho rằng hoài là hoài mãi, bảo là mạnh mẽ như vũ bão. Thật đáng buồn.


    https://www.facebook.com/phankhiem.nguyen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những lời thơ trên là câu hỏi của cô giáo đối với học trò chứ không phải câu hỏi của nhà thơ nha bác Bu.
      Em đã sang trang PB đó tìm nhưng chưa thấy. Có điều rất khó tin là một tiến sĩ hành nghề chữ nghĩa thì phải có nhiều cuốn từ điển bên mình chứ nhỉ?

      Xóa
  6. Song Thu thích bài thơ này của em. Bởi cái điệp khúc: Liệu có còn..." rất ấn tượng. Nó là những câu hỏi tu từ đồng thời cũng là nỗi lòng của cô giáo trước việc học hành kiểu không giống ai của ta hiên nay đã cướp đi mất niềm hứng thú khai giảng , niềm vui vào năm học mới của các trò. Có lẽ chính những điều mà các nhà giáo dục xem như bình thường ấy đã cái hứng khởi học hành của học sinh.
    Ngoài điều đó ra, tâm trạng của cô giáo còn được thể hiện rất chân thành và xúc động qua những câu thơ:
    Liệu có còn lo lắng nữa không em
    Khi phát động “hai không”, “hai tốt”
    Để cuối năm dù chây lười, học dốt
    Vẫn ung dung lên lớp như thường?

    Nhìn sân trường thương quá là thương
    Cứ nhàn nhạt, cứ mơ hồ, ảo ảnh
    Thôi em nhé, trống trường kia đã đánh
    Vác ba lô vào lớp, tiếp tục...ngồi!

    Chị nghĩ đây là một bài thơ rất thành công của NT, dù sở trường của em không phải là thơ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm nay bộ đã có sự quán triệt trước là khai giảng không dài dòng về phần lễ để dành nhiều thời gian cho phần hội. Thế nhưng tại trường em, lễ khai giảng sáng nay (5/9) vẫn thế, y như các năm khác! Học trò ngồi mỏi mệt nghe các loại "kính thưa", đến khi nắng quá, đại biểu và thầy cô tản ra tránh nắng, chỉ còn lại học trò nheo mắt xem các tiết mục văn nghệ. Tội các em văn nghệ tô son đánh phấn từ 5 giờ sáng, mồ hôi mồ kê chảy nhòe nhoẹt! Đến phần trò chơi dân gian thì coi như tan rã luôn vì không thể chơi dưới cái nắng gay gắt như thế.
      Năm nào khai giảng cũng phát đông thi đua, nhưng chẳng có tác dụng gì vì giờ không cho học sinh ở lại lớp, học thế nào thì cũng ngồi hết năm là lên lớp khác thôi chị. Buồn lắm!
      Thơ em thì cứ vơ vẩn nói những suy nghĩ trong lòng vậy thôi, em chẳng hay chú ý đến kĩ thuật làm thơ.

      Xóa
    2. Trong lời còm trên Song Thu đã gõ thiếu mất mấy từ ( làm mất đi) trong câu ...đã làm mất đi cái hứng khởi...rất mong anh chị em và bạn đọc thông cảm

      Xóa
  7. Khai giảng đến nay đã hai ngày
    Người thì nói dở kẻ khen hay
    Nhưng mà nói thật ông mặt lớn
    Biến mẹ nó đi ở lễ này

    Chẳng nơi nào lại giống nơi đây
    Sáo rỗng hàm hồ như vậy đấy
    Quan trên đọc mỏi mồm thành tích
    Trò ngồi ngáp ngủ sái hàm thầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi cái vẫn trong thời gian thể nghiệm mà anh Sỏi. Trước kia thì yêu cầu khai giảng chỉ trong 1 tiết học, sau đó vào học bình thường. Được một thời gian lại yêu cầu khai giảng làm cho hoành tá tràng, làm một buổi, tập tành cả tháng. Giờ lại công văn yêu cầu làm rút ngắn, đọc ít thôi, cho học sinh hoạt động vui chơi. Nhưng rồi phần kính thưa cũng mất cả tiếng đồng hồ. Bệnh nói dài quen rồi. Hơn nữa, dù khai giảng có hoành tráng đến mấy mà kiểu học "không được có học sinh lưu ban" như hiện nay thì phong trào hai tốt có ý nghĩa gì đâu? Thôi, mặc kệ đi, trăn trở gì thêm nhiều tóc bạc!

      Xóa
  8. Ở chỗ bà Sui tụi nhỏ còn được nghỉ hè chứ chỗ Salam ở tụi nhỏ không có hè đâu . Tụi nhỏ trong này học kinh lắm , cũng phải thôi môi trường việc làm cạnh tranh khốc liệt nên phải cố như thế . Vì thế ngày khai giảng đối với chúng hờ hững lắm chả háo hức như chúng mình hồi xưa đâu
    Con đậu Đại học đã mừng nhưng khi đóng tiền học thì muốn té xỉu , thiệt tình mà nói không có tiền thì khó kiếm được kiến thức . Đây là tiền học phí của Cún Cưng đăng lên đây cho,mọi người xem có xốc không.

    Chương trình đào tạo Cử Nhân Ngoại ngữ Tin học ( Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh )

    Lệ phí xét tuyển. : 500.000 VNĐ / 1 hồ sơ
    HỌC PHÍ
    - Hai học kỳ cơ sở. : 15.000 .000 VNĐ / 1 học kỳ
    - Sáu học kỳ chuyên nghành. : 36. 5000.000 / 1 học kỳ
    Tổng cộng. : 222.000000 chưa kể các chi phí phát sinh khác , đâm lao thì theo lao thôi , không biết sau này có làm nên ông nọ ông kia không chứ giờ thấy oải rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở chỗ em còn được nghỉ hè hẳn nửa tháng cơ! Hi hi...Nhưng phụ huynh thì bảo: "Nhờ thầy cô dạy cho kế năm học, kẻo chúng nó chạy rông không quản được!" Nhiều bố mẹ chủ trương cho đi học là để khỏi vào quán điện tử, khỏi chúng rủ nhau đi bơi, đi phá, có nghĩa là cô thầy làm nghề.... giữ trẻ!
      Cún học như thế là ngang học phí du học. Nhưng đó là gần nhà, không mất tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền xe đi về. Học sinh vùng tỉnh lẻ đi học đại học ở trường bình thường cũng mất ít nhất 50 triệu/ năm, chưa kể tiền đi về, tiền các khoản phát sinh khác.Nhưng đó chưa phải là nỗi lo chính. Lo nhất là học xong không xin được việc làm. Chỉ cần có việc làm thu nhập ổn định và đủ sống thôi, chưa nói gì đến làm ông nọ bà kia đâu, anh Sa lam ạ.
      Mà hỏi thăm cái, anh Salam bị tai nạn à? Nghe bảo bác Hiệp cũng bị ngã gãy xương, chẳng biết anh Salam có đến thăm được không?

      Xóa
    2. Nói thật với NT mấy đứa con Salam ở thành phố vì thế đỡ được khoản thuê nhà , còn tụi sinh viên tỉnh lẻ lên ăn học 50 trẹo một năm là không đủ đâu
      Salam có một lợi thế là mấy đứa con rất năng động , Ba Má chỉ phụ giúp ban đầu thôi , tự chúng kiếm việc làm trang trải chuyện học hành . Ngay Cún con cũng vậy , thi Đại Học xong chưa biết đậu hay trượt xin Ba 40 trẹo cùng mấy thằng bạn mở cơ sở sản xuất đồ văn phòng phẩm .. thấy ông kễnh xuốt ngày tính tính toán toán lời lỗ hai vợ chồng và mấy con chị cười không chịu được. ( không cho ông biết ) .. zui lắm
      Tuổi trẻ phải vậy , có đam mê dám thử sức vào bất cứ việc gì , cho dù thất bại đi chăng nữa ít nhất cũng đúc kết được kinh nghiệm sống cho sau này ( Ba cô chị của Cún là một minh chứng )

      Xóa
  9. Anh nghĩ ngành nào trong xã hội ta cũng còn bộc lộ yếu kém chứ ko riêng về ngành giáo dục. Có thể ngành giáo dục của ta đc nhiều người quan tâm và đòi hỏi cao nên dù có những thành tích đáng kể thì cũng cần phải phấn đấu nhiều. Vấn đề " không đc có học sinh lưu ban" đó là mục tiêu phấn đấu đề ra để thầy và trò cùng cố gắng chứ ko nhất thiết bắt buộc kết quả phải như vậy. Ở quê anh, học sinh cả 3 cấp phổ thông nếu yếu kém quá cũng phải thi lại và vẫn phải lưu ban nếu ko đạt yêu cầu...
    Nhưng nói chung chuyện khai giảng cũng như chuyện dạy và học ở nước ta còn phải bàn và cải tiến, xốc dậy rất nhiều mới mong phát triển tốt được...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn ở trường em nói riêng và huyện QH nói chung, học sinh tiểu học và trung học CS gần như không có lưu ban, để đảm bảo phổ cập đúng độ tuổi anh ạ.

      Xóa
  10. Em đã bỏ lỡ cơ hội đọc bài thơ vào Mùa thu có sao đâu chỉ nhỉ khi tàn đông đọc nó để thấy lòng ấm áp hơn..
    Chúc chị vui nhé! (Em thích cái áo dài này của chị chị ạ)

    Trả lờiXóa