( Nhân đọc bài “ Những hạt mưa ngang qua bầu
trời”
của Lộc Vừng,kể lại câu chuyện đã cũ)
của Lộc Vừng,kể lại câu chuyện đã cũ)
Anh sinh năm 1953, quê ở
xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Anh là con trai đầu lòng của một gia đình
có đến 9 người con. Năm 1972, anh lên đường đánh Mỹ khi vừa bước vào tuổi 19.
Và cùng năm đó, anh hi sinh tại mặt trận đường 9 Nam Lào. Nước nhà thống đã lâu, nhưng
mộ anh nơi đâu gia đình cũng không hề biết. Đã nhiều lần, các em đi tìm anh ở
các nghĩa trang Trường Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị nhưng đều trở về trong thất vọng.
Mẹ già chờ đợi mỏi mòn…
Năm 2011, gia đình nghe được nhiều thông tin
về các trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở huyện Nam Đàn nên cũng đăng kí tìm mộ
anh. Khi có giấy của trung tâm, gia đình đã cử 5 người hàng ngày túc trực hương
khói mong gặp anh về. Và anh đã về thật. Anh nhập hồn vào đứa em dâu út (25 tuổi)
để gặp cả nhà. Anh nói chuyện ngày xưa, nói về bạn bè đồng chí…những điều mà chỉ
có ai cùng thời với anh mới biết. Anh cho mọi người biết, anh nằm ở nghĩa trang
Ba Dốc và đó là một ngôi mộ không tên.
Nhưng khi mọi người muốn anh chỉ cụ thể về vị trí của ngôi mộ để gia đình đưa
anh về thì anh không nói.
Gần một tháng trời, trong nhà lần lượt thay
nhau túc trực. Nhưng công việc không tiến triển gì thêm. Mọi người bắt đầu nản.
Tôi là con dâu cả của gia đình nhưng bận công việc chưa đến để gặp anh lần nào.
Và thú thực, tôi cũng bán tín bán nghi về việc nhập hồn này.
Nhưng cuối cùng tôi cũng đã tranh thủ ngày thứ
bảy để đến “mục sở thị”. Nơi gọi hồn là một bãi đất trống được che bạt sơ sài. Khoảng
gần một trăm bàn thờ nhỏ được lập nên. Trên bàn thờ ngoài bát hương và đĩa hoa
quả là ảnh Bác Hồ. Từng gia đình trải chiếu ngồi thiền. Ở đây không có sự can
thiệp của bất kì nhà ngoại cảm nào, chỉ có một bàn thờ lớn phía trong được gọi
là bàn thờ chỉ huy, khói hương nghi ngút. Hồn của liệt sĩ tìm về đây, nhập vào
một người nào đó trong gia đình rồi âm dương trò chuyện với nhau tự nhiên như
người bình thường. Tôi theo chân người nhà, len lách giữa những bàn thờ để vào
chỗ mọi người đang ngồi thiền để gặp anh. Nhưng đi được mấy bước, tôi lại dừng
để xem. Lạ quá! Người thì khóc, kẻ thì cười, có người hát, bông phèng với người
nhà (tất nhiên là trong thân xác của người sống). Một thương binh đầu đã bạc, cụt
một chân đang ngồi nói chuyện và cười ha hả với một cô gái trẻ độ 30 tuổi: “ Mi
là ma dưới đất, còn tau là ma trên đất. Chết như mi có khi lại hay. Sống như
tau nhiều khi nhìn đời chán bỏ mẹ!” Cô gái giật cái kính đen của người thương
binh: “ Này, mi nhìn đời bằng một mắt ra ri chi mà không chán! Hơ hơ…” Hóa ra
người thương binh ấy còn bị hỏng mất mắt phải. Nghe họ nói chuyện, biết người
liệt sĩ đang nhập hồn vào cô gái kia và anh thương binh là bạn cùng sư đoàn năm
xưa.
Tuy vậy, tôi nghe kể, có những gia đình kì
công ngồi cả tháng trời vẫn không gặp được “hồn”. Có nhà, hồn về chỉ một lần và
tuyên bố: “ Tôi sẽ ở lại cùng đồng đội, không về quê đâu.”
Hôm đó, khi tôi đến, anh nhập vào cô dâu út rất
lâu. Lúc đầu anh giận và trách tôi. Tôi thanh minh: “ Em cũng do bận công việc
nhà nước nên không đến với anh được mà, anh phải thông cảm cho em với chứ.” Anh
vui dần và nhìn tôi trìu mến. Sau đó anh bảo: “ Em hay làm thơ, giờ đọc cho anh
nghe một bài nào!” Tôi ngạc nhiên vô cùng! Cả gia đình bên nội không ai biết là
tôi hay thơ thẩn, thế mà anh lại biết! Tôi luống cuống, bối rối vô cùng. Giây
phút đó, tôi nhìn rõ hình ảnh người chiến sĩ trẻ bên cạnh tôi. Nhìn anh thật dịu
dàng, tôi nói: “ Thơ của em không hay, nhưng em sẽ đọc anh nghe những bài thơ
hay viết về người lính, được không?” Anh mỉm cười gật đầu. Tôi đọc anh nghe bài
thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
Duật, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Anh khóc. Nước mắt ròng ròng rớt xuống cằm, xuống
cổ. Tôi lai trêu: “ Người lính cụ Hồ mà khóc nhè, xẩu thế!” Anh lại cười, nụ cười
thật hiền lành.
Chiều hôm đó, tôi trò chuyện với anh nhiều hơn.
Sau cùng, tôi hỏi:
-
Anh
có muốn về quê không?
-
Có.
-
Thế
sao anh không chỉ chỗ để chúng em đưa anh về?
Anh khóc.
Tôi đoán biết ý anh và nói:
- Anh đừng lo. Em có tiền để đưa anh về mà. Về với bố
mẹ nghe anh?
- Anh biết các em còn nghèo, còn vất vả. Đưa anh về lại
thêm một sự tốn kém- Anh nói với giọng rất
buồn.
- Em có tiền anh ạ. Anh đừng lo tốn kém. Về đi anh!
Thế là anh đã
gọi mọi người đến, chỉ cụ thể vị trí mộ anh ( lô mộ, hàng mộ, ngôi thứ mấy
trong hàng, trên mộ có dấu hiệu riêng như thế nào...). Cuối cùng, anh bảo mọi
người cùng hát bài: “ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”. Anh lại trêu tôi: “
Nhìn mặt mũi cũng xinh đấy nhưng hát không hay!” Tôi cười chảy nước mắt.
Tôi không được
anh chọn đi bốc mộ.Anh bảo: “Em bận việc thì về đi”. Nghe mọi người kể về cuộc
chia tay của anh với những người chiến sĩ trẻ ở nghĩa trang cảm động lắm. Anh
ôm từng ngôi mộ, gọi tên họ và nói lời từ biệt trong nước mắt ( tất cả mộ đều
chưa xác định danh tính).
Hai ngày để hài cốt anh ở nhà, bà con đến rất đông.
Các đồng đội của anh khi xưa nghe tin, xa gần đều có mặt. Những cựu chiến binh
với mái đầu đã bạc ngượng ngập khi bị cô em dâu 25 tuổi ôm chặt và gọi tên từng
người ( có nhiều người em chưa bao giờ gặp mặt). Rồi cũng trong thân xác của
em, anh thổi sáo. Tiếng sáo véo von những bài ca cách mạng thời chống Mỹ. Bàn
tay cô dâu út chưa bao giờ cầm cây sáo bỗng trở nên mềm mại, uyển chuyển, diệu
nghệ!
Tôi đã làm bài thơ đọc trong lễ truy điệu anh do xã tổ
chức. Mọi người đến tiễn đưa anh được chứng kiến một sự lạ: Từ tấm ảnh anh được
khắc trên đá và thờ lâu nay bỗng nhiên hai hàng nước mắt chảy ra. Thật khó tin,
nhưng đó là sự thật! ( sau đó anh rể lấy khăn thử lau nhưng vẫn không mất)
Kể ra những điều
này, tôi muốn nói với mọi người rằng: Thế giới người chết vẫn luôn hiện hữu
quanh ta. Chết không có nghĩa là hết. Phải không các bạn?
NÓI CÙNG ANH
( Nhân ngày đưa hài cốt anh về quê mẹ)
Mười chín tuổi anh đi
Để lại sau lưng bao người thương mến.
Có người mẹ tảo tần hai sương một nắng
Có
người cha khuya sớm cuốc cày
Và tám đứa em
còn thơ dại lắm anh ơi !
Tổ
Quốc gọi, anh lên đường ra trận
Trái tim trai chưa hò hẹn bao giờ.
Rạo
rực trong lòng chỉ tiền tuyến xa kia
Nơi
giặc Mỹ đang ngày đêm bắn phá.
Lòng
yêu nước ngời sáng thành ngọn lửa
Lửa
trái tim soi sáng con đường.
Đồng
đội của anh,
những chàng trai anh dũng kiên cường.
Dù
mỗi người mỗi phương,
trở thành gia đình lớn.
Vì
Tổ Quốc, có ngại chi nguy hiểm.
Vì
quê hương, bao gian khó không sờn.
Anh
xông lên ! Có sá chi bão đạn mưa bom.
Ôi
đời trai chinh chiến… !
Phút
giây anh ngã xuống.
Bầu
trời trên cao xanh thẳm đến vô cùng!
Xung
quanh anh, đồng đội vẫn tiến lên.
Anh
nằm lại giữa ngàn xanh bát ngát…
Gió
rừng ru anh bằng câu hát
Như
ngày nào lời mẹ ầu ơ….
Hồn
anh ở nơi mô
Giữa
núi rừng bất tận?
Chiến tranh qua lâu
rồi
Đất
nước đã nối liền một dải anh ơi!
Anh
và bao nhiêu đồng đội khác
Có
lạnh không giữa ngàn xanh bát ngát?
Có
buồn không giữa rừng núi hoang vu?
Anh
và đồng đội bên nhau
Khi
còn sống gọi nhau : đồng chí.
Lẫn
vào đất, giờ chẳng còn tên nữa.
Anh
vô danh, đồng đội cũng vô danh.
Tổ
Quốc ghi công các anh
Bằng
màu cờ đỏ.
Mọi
người tưởng nhớ các anh.
Qua
phút cúi đầu mặc niệm thiêng liêng.
Vì đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
Quê
mới Quảng Bình đón anh về yên nghỉ.
Chúng
em đã tìm anh như “mò kim đáy bể”
Biết anh nằm đâu giữa màu trắng nghĩa trang?
Chỉ
thấy đồng đội anh ngay lối thẳng hàng
Như
ngày nào duyệt binh ra trận.
Anh
nằm đâu giữa khói hương bảng lảng
Bay
lên trời bao dấu hỏi nối theo nhau…
Anh
ở đâu? Ở đâu?
Mẹ
mòn mỏi trông chờ ngày tháng
Các
em dù nắng mưa không quản.
Mong
tìm thấy anh cho tâm nguyện vẹn tròn.
Sau
gần bốn mươi năm
Anh trở về cùng với gia đình
Anh trở về cùng quê hương, làng xóm.
Anh
ơi!
Ngày
anh đi mẹ cha còn khoẻ mạnh
Các
em anh còn thơ dại biết gì đâu.
Nay
anh trở về cha đã mất từ lâu
Chỉ
còn mẹ khô gầy cán cuốc.
Các em anh đã yên bề gia thất
Anh có thấy gia đình mình nay đã rất đông?
Em trai anh nay sắp sửa làm ông
Và em gái đã lên bà rối đấy.
Cháu của anh
Nhiều đứa đã hơn tuổi anh ngày ấy.
Tất cả đều khoẻ mạnh, phải không anh?
Anh về đây, mọi người đến vây quanh
Ấm áp lắm tình làng nghĩa xóm.
Anh
về đây trong linh thiêng ảo ảnh
Nhưng
tình anh thì hiện hữu ở trên đời.
Xin
anh hãy mỉm cười
Cho
mọi người được vui trong ngày đoàn tụ.
Anh
ơi !
Trước
vong linh anh em xin hứa mấy lời
Qua
làn khói hương anh hãy về chứng giám.
Chúng
em sẽ sồng những tháng ngày anh chưa kịp sống
Chúng em sẽ lo những gì anh chưa kịp lo
Để mẹ vui những năm tháng tuổi già
Để cha và anh mỉm cười nơi chín suối.
Hồn anh hỡi ! Linh
thiêng hãy nghe lời em nói
Anh
ơi!
9/7/2011
Em vẫn luôn tin có một thế giơi tâm linh chị ạ. Câu chuyện về anh của chồng chị, hy vọng cho nhiều người nữa trong đó có cậu ruột em một ngày sẽ về với gia đình...
Trả lờiXóabài thơ chị viết rất cảm động em tin rằng anh ấy sẽ rất vui khi nghe bài thơ này.
Chị cũng tin có một thế giới tâm linh. Tuy nhiên, việc cảnh giác với những chiêu trò lợi dụng tín ngưỡng là luôn luôn phải có em ạ.
XóaChuyện này anh đã đọc trước đây đăng rồi nhưng mỗi lần đọc là mỗi lần xúc động. Xúc động vì những cống hiến hy sinh vĩ đại của người chiến sỹ. Xúc động vì những mất mát, những tình cảm lớn lao và thiêng liêng của gia đình liệt sỹ. Xúc động vì cõi tâm linh mà người lính hiện về với người thân. Xúc động vì lòng tri ân của bà con, người thân, nhân dân với người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ Quốc!...
Trả lờiXóaCho anh được thắp một nén nhang tưởng niệm anh chồng em nhé!
Chuyện kể đã lâu, cách đây gần 3 năm.
XóaEm cảm ơn anh đã có lời chia sẻ.
Lão trân trọng tấm lòng luôn nghĩ về những người đã khuất - nhất là những liệt sĩ nằm lại ở chiến trường. Nhưng cách gọi hồn nhập vong hiện nay tràn lan , có nơi tổ chức đông vui nhưng hội chợ. Lão không tin là sự đối thoại âm dương diễn ra ồn ào thoải mái như cuộc sống trên đời này. Vì sao vong hầu hết lại nhập vào phụ nữ ?
Trả lờiXóaTheo hiểu biết của lão , người chết có cùng tần số với một người sống nào đó thì xảy ra hiện tượng nhập hồn , báo mộng ( Tạm gọi là sóng sinh học). Nhưng không nhiều . Khi tâm lý bị tác động trong môi trường khói hương trang nghiêm có thể dẫn đến mê hoặc mà liên tưởng và tưởng tượng ra điều mong mỏi đợi chờ...Những kẻ lên đồng , nhập vong kế bên ta nhìn thấy , là những con mồi dẫn dụ đưa mọi người vào trận đồ bát quái....
Thực tình lúc đầu em không tin. Vì thế gần 1 tháng biết mọi người vẫn trách...vì cho rằng mình thiếu trách nhiệm. Xuống đó chủ yếu là do tò mò. Khi chứng kiến những cảnh tượng nơi gọi hồn, em chỉ đứng cười vì thấy hay. Nhưng sau đó em đã có cảm giác rất lạ khi ngồi thiền và nghe những lời anh nói.Lạ hơn nữa là cô em 25 tuổi, mới về nhà chồng mà biết những chuyện ngày xửa ngày xưa, khi nó chưa ra đời. Rồi trông nó thổi sáo mới tuyệt chứ! (nghe kể hồi trước anh thổi sáo rất giỏi, đi chơi lúc nào cũng có cây sáo dắt lưng). Khi nó tỉnh lại (tức là hồn không nhập), nó chẳng biết gì cả, chẳng nhớ mình nói gì. Lạ nữa là từ Nam Đàn đi đến nghĩa trang Ba Dốc với 350 km, ngồi trên ô tô nó nói vanh vách những lối rẽ, mà đã bao giờ nó đi ra khỏi làng đâu?
XóaNhiều điều khó lí giải. Cứ tin rằng linh hồn người chết vẫn có lão à.
Liệu hồn lão đó, hôm sau em chết em sẽ về ám lão! Ha ha...
Truyện có hư cấu không chị? Linh hồn người chết còn về nhập vào người sống được,e trái với quan niệm của Đức Phật quá.
Trả lờiXóaNhưng không hiểu thực hư thế nào.
Chị kể hoàn toàn với những gì mắt thấy tai nghe. Đây không phải là sự hư cấu. Nếu nghe người khác kể, hẳn chị cũng chưa tin. Nhưng sự thật đó HN à.
XóaĐọc truyện này của em, chị cứ nghĩ: nếu là hư cấu thì chưa ổn lắm. Vì cuộc đối thoại giưa hồn với mọi người cụ thể quá, minh bạch quá cứ như những người sống nói với nhau vậy.
XóaNhưng nếu em chỉ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe thì lại là chuyện khác.
Thú thật chị vẫn luôn tin" Người chết nối linh thiêng vào đời". Nhưng khi bạn bè rủ đi gọi hồn thì chị lại thấy hầu hết các bà đồng đều dùng chiêu trò thôi em à!
Sang thăm em, chúc em khỏe vui nha!
Đây không phải là chuyện hư cấu mà là sự thật 100% chị ạ. Có điều, kể ra thật khó tin. Khó tin nhưng nó lại là sự thật!
XóaCách gọi hồn ở đây không có sự can thiệp của cô đồng mà được thực hiện như sau: cả nhà thắp hương, ngồi thiền trước bàn thờ, tâm trí thật tập trung, sau đó hồn nhập vào ai thì người đó lắc lư trông sợ lắm. Việc trò chuyện với người âm trong thân xác người dương cứ như ta nói chuyện bình thường. Với em thì hồn không nhập được vì lúc nào tâm trí em cũng bị chi phối bởi những âm thanh xung quanh. Với bản tính tò mò, em hé mắt nhìn xem họ làm gì. Hơn nữa, ngồi thiền với em là một sự tra tấn: hết ngứa chỗ này lại mỏi chỗ kia, em không ngồi yên được khoảng 2 phút nói chi là cả tiếng.
Thứ bảy vui nha chị.
Vâng, em luôn tin: Thế giới người chết vẫn luôn hiện hữu quanh ta. Chết không có nghĩa là hết.
Trả lờiXóaVậy nên "người chết nối linh thiêng vào đời" , phải không em?
XóaLàng mình có đền thờ bà Lê Chân hàng năm cứ tháng 7 là suốt 15 ngày ngày nào cũng có 1 bà lên đồng nhảy múa uống rượu hút thuốc hát chầu văn.... mỗi ngày 1 cô nhập thì phài cô hai cô ba rồi cậu bảy vui lắm nhưng mình thì ko tin.... lâu lâu làng có người chết cũng nhập hồn vào cái bà nhảy đồng ấy xong quát tháo mọi người lạy như tế sao... có người tin có người không nhưng đàn ông thì chẳng ai tin còn phụ nữ thì 90% là tin.... nhưng có chuyện sợ ma thì ai bạo dạn bao nhiêu đi trong đêm tối vùng sông nước và vách núi thì không ai không dựng tóc gáy.... hiiiiiii...
Trả lờiXóaQua thăm TH góp vài câu tếu táo cho vui dạo này MRC thấy chán làm thơ rồi nên đi đọc ké thôi... Chúc bình an nhé!...
Hừm...chán thơ có thể là triệu chứng ban đầu ...thèm cái khác đấy nha !
XóaỞ Nghệ An có đền ông Hoàng Mười rất thiêng, mỗi khi đến đó, NT thường chẳng mấy chú ý vào việc nguyện cầu mà chỉ mê mải xem họ lên đồng. Hay lắm. Họ múa, hát, tung tiền...để giải hạn. Riêng việc trang điểm cho cô đồng, cậu đồng cũng đáng để chiêm ngưỡng rồi. Thích nhất là khi tiền được tung lên, ai nấy tranh nhau nhặt. Hoa cả mắt.
XóaMưa vẫn nợ NT về vụ viết truyện đó nha. Hôm trước bảo do NT bỏ blog nên không viết nữa, giờ thì sao?
Lão à, chắc MRC chán thơ, thèm...thuốc lào đó.
MRC đang mải mê cày đường nhựa nhiều nên mệt mỏi thôi nên chán làm thơ ấy mà....hiiiii.....
XóaT-H có viết truyện nào đâu mà góp ý....
à mà thấy T-H viết hay quá đang tính nhờ cô giáo dạy cách viết truyện đấy ....
chúc T-H ngày cuối tuần bìn an & vui vẻ nhé!....
Chúc anh Tân luôn khỏe nhé!....
MRC dễ quên thế? Chẳng phải hôm nọ Mưa đã bảo là chuẩn bị ra mắt truyện ngắn đó sao? NT đang chờ đấy. NT chẳng mấy khi thất hứa nên mong người khác cũng...rứa!
XóaHãy nộp học phí đều đặn, đúng giờ, cô giáo NT sẽ dạy cho học trò Mưa...cách bịa chuyện lừa thiên hạ nha. He he...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaChị ơi! Đọc bài này của chị, em chợt nhớ ra nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường quê em có rất nhiều ngôi mộ của Liệt sĩ, chưa xác định được tên cũng có mà đã có tên tuổi, quê quán rồi cũng có. Nhiều người ở xa lắm, tận ngoài Bắc cơ, tội lắm. Lần nào em cùng gia đình cũng thắp hương cho họ. Em cứ nghĩ nếu có một trang mạng nào đấy được lập ra rồi đưa thông tin về tên tuổi, quê quán tất cả các liệt sĩ ở các nghĩa trang trên toàn quốc rồi thông báo rộng rãi tên trang mạng ấy cho mọi người vào tìm, biết đâu có người sẽ tìm được người thân thì sao. Ở nghĩa trang quê em cũng có người quê ở Nghệ An đấy. Câu chuyện xúc động quá. Em đọc mà khóc chị ạ!
Trả lờiXóaCũng đã có những người đưa lên mạng rồi đó em. Hồi bên yahoo chị đã gặp và đọc những trang đó. Nhưng còn những người đang nằm lại giữa ngàn xanh bát ngát thì sao? Những người trên biển? Những người dưới dòng sông Thạch Hãn? Và suốt chiều dai lịch sử dân tộc ta tính làm sao hết bao người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh?Thôi thì chỉ biết:
XóaTổ quốc ghi công các anh
Bằng màu cờ đỏ
Mọi người tưởng nhớ các anh
Qua phút cúi đầu mặc niệm thiêng liêng.
Phải thế không em? Chúc luôn bình an em nhé.
Chắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí mỗi người còn sống đối với những người đã mất! Trước đây anh rất tin chuyện tâm linh của các nhà ngoại cảm thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Nhưng sau hàng loạt sự kiện các nhà ngoại cảm đổ bể...(cả nhà ngoại cảm từng nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng với những thông tin đồn đại về dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Sập cầu Bãi Cháy; Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ ra đi...). Rồi đến lượt "Cậu Thủy" đi tìm hài cốt...răng nanh con lợn, tổ mối bảo là hài cốt liệt sỹ...Rồi sau vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, hàng trăm người tự xưng là nhà ngoại cảm đi tìm xác nạn nhân. Cuối cùng vẫn con số không! Thử hỏi vời thời gian, không gian rất gần mà các "nhà ngoại cảm" vẫn chưa tìm được xác nạn nhân Huyền thì làm sao tìm được hài cốt liệt sỹ ở trong rừng núi và đã trải qua thời gian dài cùng với chiến tranh và thiên nhiên xáo trộn?
Trả lờiXóaVẫn biết là có rất ít nhà ngoại cảm có trình độ nhận "thấy" liệt sỹ, nhưng để cho các liệt sỹ "nói" được nơi mình ở thì quả là rất hiếm! Nếu có nhiều người tài như vậy thì chắc chắn sẽ biết các vị lãnh tụ nổi tiếng trong nước và quốc tế đang muốn "nói" với hậu thế những điều gì?
Chúc em cuối tuần luôn vui vẻ, hạnh phúc!
Hồi mới rộ lên hiện tượng Phan Thị Bích Hằng và trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thì em cũng thấy rất đáng tin. Chỉ sau này, khi những kẻ lợi dụng làm điều xằng bậy nổi lên quá nhiều thì mọi người mới nghi ngờ những gì mình đã tin trước đó, phải không anh?
XóaNhưng việc tìm mộ em kể trên đây theo những gì em được chứng kiến thì không có sự xuất hiện của nhà ngoại cảm hay cô đồng. Không chỉ khi ở trung tâm tìm mộ mà khi về nhà, anh vẫn nhập hồn vào cô em dâu 25 tuổi, kể cả khi nó đang ngồi ăn cơm, tay bỗng cứng đơ ra, mặt dại đi, thế rồi nói những điều mà ai cũng phải ngạc nhiên.Sau này, chồng nó phải nhờ người giải mới tạm yên (vì mỗi lần vong nhập xong là nó rũ ra, sau đó ốm triền miên).
Lâu nay anh mê mải PB quên làng cũ à? Đi lâu thế thiếp 12 buồn lắm đó nha. Hi...
Em cũng tin là có chuyện này chị ạ. Bởi vì em đã tận mắt chứng kiến ông nội em "nhập" vào bà chị dâu trưởng nhà bác Cả. Chị ấy cũng như em, thuộc thế hệ thứ 3, lại là dâu, không thể biết được rất nhiều chuyện của quá khứ, những năm 60 của thế kỉ trước, khi mà chúng em đều chưa có mặt trên đời. Thế mà khi ông "nhập" vào, chị ấy lại gọi tên vanh vách rất nhiều người cùng thời với ông, với các bác và bố em. Tuy nhiên, mấy lần đi theo hướng dẫn của ông, gia đình em vẫn không tìm được nơi ông nằm. Em nghĩ lão Lơ nói đúng, rất hiếm người nói được họ đang nằm ở đâu.
Trả lờiXóaHay nhất là anh kể chuyện ngày xưa cùng lũ bạn chăn trâu nghich ngợm. Mấy người già trong xóm tròn mắt nghe và bảo: Răng nhớ lâu rứa?
XóaNgày giờ đưa anh ra nghĩa trang anh đều chọn hết. Khi ai nấy đang vây quanh trò chuyện thì bỗng nhiên cô em dâu tỉnh như sáo. Nhìn đồng hồ đúng giờ hạ huyệt. Thế mới tài! Hóa ra anh đã thoát ra khỏi thân xác em dâu để nhập vào bộ hài cốt.
Ở Nam Đàn, trong hàng trăm gia đình đến gọi hồn, thường chỉ có một số tìm được mộ thôi em ạ.
Ở gia đình em cũng có chuyện như vậy. Nhưng em định đến 27-7 mới kể chuyện này, nếu lúc đó em còn chơi Blog chị ạ!
Trả lờiXóaBlog spot nghe bảo tháng 7 đóng cửa đó em.
Xóa