Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

XÃ GIAO


Đầu năm mới họp cán bộ, công chức toàn trường
Buổi gặp mặt đầu xuân thật ấm cúng với gói hạt dưa còn thừa lại, gói kẹo đã bóc dở, mấy thứ mứt linh tinh tự làm…được các thầy cô đưa từ nhà đến. Chuyện tết nở như ngô rang.
Nghỉ có mấy ngày tết, vậy mà gặp nhau ai cũng trịnh trọng bắt tay và hỏi thăm nhau rối rít như những người đi xa lâu mới về. Thầy giáo dạy Họa đi bắt tay một vòng rồi nhận xét:
-         Khi bắt tay, lòng bàn tay hai người phải úp sát vào nhau, thế mới đúng nghĩa của cái bắt tay tình cảm. Đằng này, nhiều người chỉ nắm nhẹ vào mấy ngón tay, mất sướng!
Được thể, thầy dạy Sinh lên tiếng:
-         Bắt tay là cử chỉ thân thiện khi giao tiếp giữa hai người. Qua đó, ta còn biết tính cách, thái độ của người chủ đôi tay. Một bàn tay rộng, bề thế, chắc chắn: đó là người tháo vát, khéo xoay xở và có đầu óc phân tích đi tới kết quả. Bàn tay mềm, mỏng dẹt, yếu như không có sinh khí: đó là người thiếu ý chí phấn đấu, không kiên quyết, an phận thủ thường. Nếu bàn tay mềm nhão: lười nhác, mơ mộng, viển vông. Một bàn tay nung núc những thịt, mềm và bóng nhẫy thì đó là người có thú vui nhục dục, ăn uống, tiêu xài thoải mái. Bàn tay gầy, lủng củng xương: đó là người khô khan, ít quan tâm vật chất, tằn tiện dù giàu có. Hoặc ngược lại, đó là người đam mê nhiều thứ, kiêu hãnh, ghen tuông, đố kỵ. Bàn tay ấm áp: là người bình thường, có thể là người tốt. Bàn tay nóng: người dễ nóng tính. Bàn tay lạnh: người khô khan, lạnh lùng, ít muốn giao tiếp. Bắt một bàn tay thấy ẩm ướt: đó là người nhạy cảm. Nếu bàn tay quá ẩm ướt, thường xuyên ẩm ướt: là người có bệnh đột xuất hoặc kinh niên. Nếu không thì họ là người xa hoa, ủy mị, lười biếng, sắp xếp mọi việc kém, ưa nhục dục.
Mọi người gật gù, gật gù…có lí, có lí…
Thế rồi bắt đầu lôi cô này, thầy kia ra để …đoán tính cách. Trời ạ, làm việc với nhau hàng ngày, thời gian ở với đồng nghiệp có khi nhiều hơn thời gian ở với chồng(vợ), vậy mà giờ còn phải dựa vào bàn tay ư? Người được nói tốt thì vui mừng hỉ hả, kẻ bị đoán xấu thì bực bội và phản ứng gay gắt. Rồi cãi nhau, rồi cạnh khóe nhau. Tình hình càng ngày càng căng thẳng, nguy cơ dẫn đến vũ trang không chừng! Hiệu trưởng nhẹ nhàng:
-         Chỉ là cái bắt tay xã giao thôi mà, các đồng chí đừng làm thế mất vui.
Không, vui chẳng vui thì chớ, đã nói là nói cho ra lẽ. Thế là căng thẳng tiếp tục leo thang.
Thế là tôi phải “ổn định tình hình chính trị” bằng cách cầm micro kể cho mọi người nghe câu chuyện XÃ GIAO.
“Có anh chồng lấy được cô vợ vừa trẻ vừa đẹp, ra đường cũng hãnh diện với bạn bè lắm lắm nhưng khốn nỗi lại khổ vì nhọc công cất giữ và bảo quản.
Hôm ấy, vì phải đi công tác xa, anh ta gọi đứa con 5 tuổi đến dặn dò…thế nhé, thế nhé, làm tốt thì bố về mua cho thật nhiều quà.
Đang trên đường đi thì đã nghe chuông điện thoại:
-         Bố ơi, lúc nãy bố vừa đi thì bác ấy đến nhà ta. Mẹ và bác ấy thăm nhau cái cầm dao.
-         Không sao đâu con -  anh ta cố bình thản cho con yên lòng -  họ bắt tay xã giao ấy mà.
Đang trong phòng họp, điện thoại lại reo:
-         Bố à, bác ấy và mẹ vừa thăm nhau chỗ ăn cơm.
Tim anh ta lặng đi một nhịp, nhưng cuộc họp đang vào lúc quan trọng, anh nói nhanh với con:
-         Người ta vẫn hôn nhau xã giao thế đó con. Không sao đâu.
Trưa, bàn ăn đã dọn, đang nâng cốc bia để chúc đối tác thì điện thoại của anh ta lại đổ chuông:
-         Bố, giờ thì bác ấy và mẹ đang xã giao chỗ…đi đái!
Cốc bia rơi xuống nền gạch, vỡ tung tóe. Anh ta hét vào điện thoại đến lạc cả giọng:
-         Đưa điện thoại cho mẹ ngay!
-         Nhưng… để mẹ xã giao cho xong đã bố ạ.”
 Cười nghiêng ngả. Thế là cả hội đồng lại vui như…sau tết!

16 nhận xét:

  1. Mần cái tem vàng lĩnh thưởng đã nhé.
    Những câu chuyện dạng này luôn mang lại sự sảng khoái cho người đọc - tuýp chuyện ưa thích của lão Lơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những câu chuyện hầu như ai cũng đã nghe, nhưng mỗi khi kể lại vẫn chú ý. Kể trên xe chống say xe, kể lúc căng thẳng giải tỏa tình hình, kể lúc buồn nỗi buồn vơi bớt.
      Thưởng cho lão một nụ hôn xã giao nơi...mắt kính ( nhưng nhờ bồng em lên một chút vì em nhún mãi nỏ đến nơi. He he...)

      Xóa
  2. Đứa con ngoan, biết nghe lời bố nhưng cũng rất tình cảm với mẹ: để cho mẹ XÃ GIAO xong, có làm gì hẵng làm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế mới là con mẹ chứ. Hơn nữa, trời đánh còn tránh...xã giao nữa là.

      Xóa
  3. Ơ hơ, tội thằng bé quá cơ!

    Trả lờiXóa
  4. Em cười tạm cái đã, rồi tối quay lại cười tiếp.(ngoác miệng).

    Trả lờiXóa

  5. Ngựa chị sang thăm Ngựa em chút đây! Chẳng xã giao chút nào đâu, cô giáo nhé!
    Được một trận cười thoải mái mới ra về, Ngựa em ah!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc chị Ngựa vừa phi nước đại vừa cười thật to nha.

      Xóa
  6. Thế hôm nào anh em mình "xã giao" thử một lần nhé? Nhưng đừng để cậu bé 5 tuổi biết thì chắc cả huyện Quỳ Hợp cũng biết thì chết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn rồi! Nếu anh em mình gặp nhau thì vội mấy cũng phải thăm nhau cái...gõ bàn phím, nhỉ?

      Xóa
  7. Bàn tay mềm, mỏng dẹt, yếu như không có sinh khí: đó là người thiếu ý chí phấn đấu, không kiên quyết, an phận thủ thường.
    -----------------------------------
    Em thuộc loại bàn tay này đó chị. Thật buồn cười!
    Chuyện xã giao, em cũng từng...biết xã giao như thế, nhưng giờ lâu quá quên mất rồi chị ạ. Đọc lại cho biết cũng vui mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ là tướng số nhảm nhí, đọc cho vui thôi Thủy à. Cùng một người đó, khi sung sức thì bàn tay ấm, khi ốm đau bệnh tật thì lạnh ngắt. Chị đã từng viết cho mình:
      "Thời gian lọt qua kẽ tay
      Những ngón thon mềm khô cứng"
      Vậy chẳng lẽ tính cách cũng thay đổi theo sao?

      Xóa
  8. Sang em để thử"xã giao"
    Chẳng hay em có muốn trao gửi tình?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xã giao phải thử sao anh?
      Vô tư đi, nếu chúng mình gặp nhau!
      Tình còn một vốc trong bao
      Gặp anh em sẽ đổ ào ra ngay!

      Xóa