Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

NGHỆ NGỮ

Dạo khắp trên mạng, gõ gu gồ để tìm bài thơ làm ngữ liệu cho tiết học từ ngữ địa phương xứ Nghệ (thuộc chương trình ngữ văn Nghệ An), nhưng không có bài nào có đủ:
- Từ ngữ địa phương Nghệ An có từ toàn dân tương ứng.
- Từ ngữ địa phương Nghệ An không có từ toàn dân tương ứng.
- Thành ngữ xứ Nghệ.
- Một số kiểu phát âm tiếng Nghệ cơ bản.
Thế là tôi đành phải làm một bài nhằm đáp ứng mục tiêu của tiết dạy ( có 4 vấn đề nêu trên). Tôi xin trình bày lên đây, nhờ bà con làng ta ai am hiểu tiếng Nghệ góp ý thêm cho tôi với nhé.

Mời  ênh  về xứ Nghệ quê em
Nhút có mặn, trôốc cá tràu nấu dấm
Cứ ăn đi, gấu quê em trắng lắm
Cơm cứ là  chộ khu đọi ênh nà.

Trưa gió Lào nóng rứa ngủ được mô
Em dắc ênh lên rú mà nhởi cấy
Bòe từng bầy, con mô con nấy
Béo mượt lôông,ngong  rành ưng ênh ơi!

Và buổi triều ra rọng muống, gừn thôi
Em xuống hái, ênh cứ dường mà đứng
Có thương em, ênh cụng đừng có xuống
Đỉa hấn bu, ênh bứt nỏ ra mô!

Túi trằng trăng sáng vằng vặc rứa tề
Em dắc ênh đi nhởi nhà hàng xóm
Họ có trêu ênh đừng rầy, đừng thẹn
Trạng mà cười, nỏ can chi mô ênh.

Nếu khôông chê em tóm, em đen
Ênh  nhủ mẹ sắm trù cau, chai riệu
Dạm ngọ, bỏ trù, mần dăm mâm liều liệu
Để mình thành nhôông – gấy của nhau.

Em sẽ ở ăn có trước có sau
Dù  ngài xấu nhưng lòng em chung thủy.
Em sẽ thương  ênh từ khi còn trẻ
Đến khi ênh ngồi trúc cúi quá tai…

Khi nại đến dừ em nói hơi dài
Ênh có nghe nhưng chắc chi đã hiểu
Thôi dừ ri: ênh đi mua tài liệu
Em dạy ênh hòc Nghệ ngự nha ênh!

 Khoe thêm: Đây là con gấy tui, hấn năm ni mười sáu, thấy mọi người khen hấn sọi, tui rành mờng!




33 nhận xét:

  1. Tiếng Nghệ anh đạ biết rành
    Dừ ri anh muốn chúng mình gấy nhôông
    Thương chắc trốc bạc răng long
    Rứa em gật trôốc ưng lòng chá em!... Hì hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ưng ênh em cụng rành ưng
      Ênh chưa bỏ gấy thì đừng trêu em.
      Khi mô em chộ sèm sèm
      Ênh cho em được tòm tem với hề?
      Ha ...ha...

      Xóa
    2. Quang Thứ cụng thật là khun
      Nhật Thành nghe nghỉ là buồn đó nha
      Thứ đạ yên thất cựa nhà
      Thành vô trốc bể khu là ăn roi

      Xóa
  2. Con gái Nhật Thành xinh rứa hè.
    Chị cũng mới biết dăm ba tiếng quen thuộc của miền quê xứ Nghệ thôi. Nhiều tiếng trong bài trên của em hôm nay mới nghe lần đầu. Thấy kì kì mà hay quá ta!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì, con gái vào tuổi trăng tròn, thấy nhiều người khen cũng mừng nhưng cứ lo thon thót chị à.
      Chị Thu ơi, nói tiếng Nghệ không quen cứ là méo cả miệng lại mà phát âm chị ạ. Người địa phương khác nghe không hiểu, còn học sinh của em thì bảo thay những từ địa phương mình bằng từ toàn dân tương ứng cũng...nhiều tiếng bó tay.
      Nhưng kể chuyện vui thì dùng tiếng Nghệ rất hiệu quả.

      Xóa
  3. Con ai ni mà đẹp rứa hề.... hiiiiiiiiiiii.......
    học nghệ ngữ có khi khó hơn ngoại ngữ hề!........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là khó thật Mưa à. Nhưng nghe người Nghệ nói với âm sắc đặc biệt nữa thì đúng là tưởng nghe tiếng tây thật!

      Xóa
  4. Con gái chị iu đẹp như hotgirl Hàn Quốc á. Cực xinh lun. tha hồ mà giữ, không khéo khổ với đám trai đẹp nữa đây.
    Thú thiệt, em đọc cả bài thơ sử dụng quá nhiều Nghệ ngữ đó, em hiểu... lỏm bỏm sơ sơ nội dung thôi. Chứ còn kêu em mà hỏi nghĩa từng từ thì... thua rùi chị ui
    Mấy từ này là... chịu, chả hiểu lun. hic hic

    - Trôốc cá tràu ( Trốc ? )
    - gấu quê em trắng lắm ( gấu ? )
    - chộ khu đọi ênh nà
    - lên rú mà nhởi cấy
    - Bòe từng bầy ( bòe ? )
    - Và buổi triều ra rọng muống, gừn thôi (triều , rong ? )- đoán là chiều và luống chả bít phải k nữa chị
    - , ênh cứ dường mà đứng ( dường ? )
    - Em dắc ênh đi nhởi nhà hàng xóm ( nhời ? )
    - anh đừng rầy, đừng thẹn ( rầy ? )
    - Trạng mà cười, nỏ can chi mô ênh.( Trạng ? )
    - Nếu khôông chê em tóm, em đen( tóm ? )
    - mần dăm mâm liều liệu ( mâm liều liệu là mâm quả hả chị ? )
    - nhôông – gấy của nhau ( hiểu là vợ - chồng ? )
    - Đến khi ênh ngồi trúc cúi quá tai…( ngồi trúc cúi quá tai ? - là ngồi sao chị ? )
    Hiểu hết ý thơ, nhưng rõ ràng hiểu từng từ thì.... he he
    Chị iu làm bài ác ghê lun nhá. hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì...có đứa con gái thôi mà mất ăn mất ngủ vì canh...trộm! He he...
      Xin dạy Nghệ ngữ cho con du tương lai của xứ Nghệ này:
      - Tiếng Nghệ có hiện tượng biến âm rất nhiều:
      + Vần âu biến sang vần u: con trâu - con tru, chim câu - chim cu, lá trầu - lá trù, con dâu - con du....
      +Vần ốc sang vần ôốc: con ốc - con ôốc, dốc - dôốc, và đầu thì gọi là trốc, nhưng một số vùng gọi là trôốc.
      + vần anh sang vần ênh.
      + vần o hoặc oa sang vần oe : con chó - con chóe, con bò - con bòe...
      + vần ai sang vần ây: con gái - con gấy, trái - trấy...
      + vần ân sang vần ưn: gần - gừn
      (đang nhiều nữa, kể không hết)
      Một số từ ngữ riêng có từ toàn dân tương ứng:
      gấu - gạo, cá tràu - cá quả, chộ - thấy, đọi - bát, nà - ạ ( trợ từ đặt cuối câu), rú - rừng.
      triều - chiều, rọng - ruộng ( hai từ này cũng chỉ là hình thức biến âm)
      dường: bờ ruộng, nhởi - chơi, rầy - xấu hổ, trạng - nói vui, tóm - gầy, nhôông ( hoặc nhông) - chồng, gấy - vợ
      Trong bài có 2 thành ngữ xứ Nghệ: cơm trắng chộ khu đọi: ý nói cơm rất trắng, tưởng như thấy cả đáy bát.
      trúc cúi quá tai: đầu gối quá tai, ý nói đã già rồi, ngồi đầu gối cao quá tai rồi.
      Còn từ "liều liệu" được dùng như một quán ngữ (chỉ ở một số vùng xứ Nghệ), hiểu nôm na là xem hợp điều kiện, hoàn cảnh mà lo liệu cho xong.
      Tạm thế đã Thùy nhé, khi nào về Hà Tĩnh làm dâu thật thì đến chị dạy thêm cho.

      Xóa
    2. quên nữa, có từ chỉ có ở xứ Nghệ, không có từ toàn dân tương ứng: nhút ( xơ mít, hoa chuối, măng...muối mặn, ăn dần)

      Xóa
  5. Đọc bài thơ này thú vị bằng một tua du lịch Nghệ A
    “Bòe từng bầy, con mô con nấy”. Bòe là con chi bu tui thua, bà xã quê mẹ Đô Lương cũng thua nốt. “Em xuống hái, ênh cứ dường mà đứng”. Bà xã bu nói đàng chớ không phải đường. Bà ấy lầm rồi tác giả viết DƯỜNG chớ không phải ĐƯỜNG. Dường là cái bờ đất ranh giới giữa roọng ni với roọng bên cạnh. “ Đây là con gấy tui, hấn năm ni mười sáu, thấy mọi người khen hấn sọi, tui rành mờng!” Thấy ni là nghe thấy. nhưng thấy nghe bộ Hà Nội quá. Nên chăng thay chữ THẤY bằng chữ NGHE. “Nghe mọi người khen hắn sọi, tui rành mờng”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ênh coi phần em giải thích cho Đan Thùy đó nha.
      Gái Đô Lương tài rứa, lừa ngay được anh kĩ sư đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc!
      Cho em gửi lời thán phục chị nhà mình nha ênh!

      Xóa
  6. Trả lời
    1. Chào Bu
      Lão thán phục anh là người ...lừa được gái Đô lương! Xứ Nghệ có câu - " Trai Cát ngạn - Gái Đô lương " mà anh cũng ...lừa được thì lấy làm cảm phục lắm ! Nhưng ngẫm lại , có khi anh bị người ta lừa nên lại thấy...thương thương.
      Dẫu sao tì hai tiếng Đô lương làm lão tò mò muốn nhận làm quen . Để biết thêm gốc gác , mời anh đọc bài nầy rồi lão sẽ jhăn gói quả mướp đi Vũng tàu .
      http://tan262.blogspot.com/2013/01/nho-ve-que-noi-1821-25-thg-12-2011-ca.html#more

      Xóa
    2. 1-Tui đọc lão bắt đầu từ “Cái roi ngày ấy” và một số còm bên Nhật Thành, chưa vì nội dung mà vì cái ava. Một ông lão gầy giơ xương đeo kính đen quay nhìn sang bên phải. Vì thế mà mọi người gọi Tan là lão. Lão hóm hỉnh, thâm trầm, sâu cay, với chị em thì lời lẽ sao mà đung đưa có cánh. Lão bảo bu tui lừa được con gấy Đô Lương, lại thương thương tui vì có khi bị con gấy Đô Lương lừa. Hihi cả hai lừa nhau Lão ạ, may mà gần 40 năm qua chưa tan đàn sẻ nghé, và coi bộ còn lừa nhau cho đến hết đời đây.
      2- Theo chỉ dẫn của Lão bu tui sang đọc “Nhớ về quê nội”. Bài thơ Vương Trọng tuyệt hay. Lời bình của Lão hay không kém bài thơ Vương Trọng. Xứ ta nay có tục thả thơ lên trời nhưng chính Lão mới là người chắp cánh cho bài thơ Vương Trọng bay lên trời, bay về muôn sau, đậu vào lòng người. Đọc toàn bộ còm của mọi người thì bu tui nói thế và khẳng định mình không nói sai. “Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn” gợi ta nhiều cảm nghỉ. Hoàng hôn là lúc mặt trời không nguyên vẹn nữa, những oi, sọt, thúng, mủng, của mẹ cũng hư nát tàn tạ cả rồi. Mẹ chập chững bước đi trên đường quê làm mọi thứ xộc xệch khiến hoàng hôn xộc xệch theo.
      3- Nhờ bài viết của Lão mà bu tui biết thêm ở Đô Lương có một Thi gia Vương phái, tên thật của Thạch Quỳ là Vương Đình Huấn vốn là giáo viên dạy toán. Mẹ vợ bu quê ở Yên Sơn, trên đường ô tô có cột cây số ghi ĐÔ LƯƠNG 1 km. Từ Yên sơn đến quê các nhà thơ họ Vương khoảng 6 km nữa. Lấy gấy gần 40 năm, có 2 cháu nội, hai cháu ngoại mà bu tui mới về Yên Sơn mới một lần, còn ít quá phải không Lão.
      3- “Cái roi ngày ấy” Lão viết từ tháng 1/2015 tức lão bận việc hay chán ngán blog rồi. Viết như Lão mà bỏ cuộc thì buồn cho blog này lắm, buồn cho cả người đọc nữa. Văn dốt võ dát như bu tui mà còn kì cạch năm ba dòng thì Lão nên tiếp tục cho nó vui đời. Hình như Lão ở Sài Gòn, vậy thì ghé Vũng Tàu nói chuyện xứ Nghệ chơi. Lão nhất trí thì bu tui sẽ ghi địa chỉ và điện thoại để liên lạc

      Xóa
  7. Bài viết hay vì không phải bằng ngôn ngữ quê choa mà khả năng thơ phú ghép nối câu chuyện bằng thơ của tác giả.
    Lão Bu thắc mắc nghe chừng có lý vì chữ " dường " trong tiếng Nghệ đến lão cũng không rõ nghĩa nốt trong câu thơ trên.
    Với chủ đề này , lão sẽ quay lại đọc và ....trả giá khi rảnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dường là bờ ruộng, từ này được dùng ở huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn đó anh.
      Em học được từ này khi về quê chơi, theo chị ra hái rau muống. Vừa lội xuống thì hàng đàn đỉa bơi đến phát khiếp, em hét toáng lên, chị bảo: Sợ đỉa thì đứng trên dường, xuống làm chi? Em ngơ ngác hỏi: giường mô? (em tưởng là cái giường ngủ, he he..),

      Xóa
  8. Vốn dốt về văn - Ngu về ngoại ngữ
    Thọ Trường xin cuốn gói ra về.
    Chỉ xin chúc mừng có đứa cháu gái xinh hề
    Mạ NT tha hồ thách cưới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin thưa đây là nội ngữ
      Tiếng quê choa hay rứa đó anh.
      Để rồi em sẽ giải trình
      Cho anh và cả bà con hiểu nà!

      Xóa
  9. Đêm nay mới quay lại nhìn được blog, Sang nhà bạn đọc bài thơ này thích quá, Sỏi chỉ thấy hay vì nhiều từ nỏ hiệu mô(!)
    Đọc mấy lần vẫn thích ! Giỏi thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sỏi đi tắm à? Sao bây giờ mới quay lại blog?
      Nỏ hiểu mô là đã hiểu kha khá rồi đó. NT sẽ giải thích bằng bài viết khác nha.

      Xóa
    2. Ấy chết! Sỏi không dám nói đến động từ tắm!
      Là Sỏi chờ mãi khôn làm được câu thơ nào, thế thì sao thành nhà thơ được, đành đi hỏi Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo xem còn khuyết chỗ nào hay cần thêm khoản nào nữa ví dụ một tháng vài lần đánh răng chẳng hạn... Muốn thành nhà thơ lắm rồi! hihi!

      Xóa
    3. Mỗi ngày nhởi một chút nha
      Học phương ngữ Nghệ như là đánh đu
      Con trâu quê gọi con tru

      Bồ câu thì gọi bồ cu bạn à.

      Bằng mà nghe gọi trâu nha

      Bạn thời phải hiểu đấy là con sâu.

      Cá quả gọi là cá tràu.

      Đài địu, dễ ợt là gàu cao su.

      Muốn ăn trầu thì hỏi trù.

      Con dâu tiếng Nghệ gọi du ấy mà.

      Con gà thì gọi con ga.

      Con giun thì lại gọi ra con trùn.

      Chủi - chổi, đọi - bát, mươn – bàn,

      Nhởi - chơi, lười - nhác, mần – làm, cơn – cây,

      Đàng – đường, nác – nước, sân – cươi,

      Ngài – người, rú - núi, ròi – ruồi, me – bê

      Troi – giòi, khái – cọp, vừa – vưa,

      Mọi là con muỗi nhớ chưa bạn mình?

      Tráo là chim sáo bé xinh,

      Bổ cấy đệt – là ngã đánh uỳnh đó nhe.

      Khuỷu chân gọi cái lặc lè.

      Bắp đùi gọi trắp vả nghe đừng cười.

      Ót là gáy đấy bạn ơi.

      Trục cúi – đầu gối, ngận – thời chồn hương.

      Cõng nhau là cọng chắc nghe thường

      Niêu tréch – nồi đất, cưởi là sương lạnh lùng.

      Rào là tên gọi nhánh sông.

      Nhông là từ gọi người chồng dấu yêu.

      O – cô, mệ - mẹ, enh – anh,

      Cậu - cụ, cụ - cố, chị mình là ả nha.

      Chúng tôi thì gọi nhà choa.

      Bọn bay nên hiểu nghĩa ra chúng mày.

      Tra – già, lạo – lão, nây- nai,

      Cấy nớ - cái đó nghe hoài sẽ quen.

      Mô – đâu, rứa – vậy, mong – trôông,

      Ngong – nhìn, trộôc – dốc, đèo – truông, ri – rừng,

      Chộ là thấy, nỏ là không,

      Bénh là bánh, nia là nong, mũ – miều.

      Từ điển tiếng Nghệ còn nhiều

      Năm dài tháng rộng ta theo dần dần

      Trước thời phải học thuộc lòng

      Sau thời âm ngữ điệu vần luyện thêm

      Bựa ni họoc từng nớ đạ bạn nhen…

      Xóa
    4. Hai bai thơ về ngữ Nghệ Sỏi Sưu tầm đọc vui lắm hihi!

      Xóa
  10. cả một cái gì đó mênh mông lạ hoắc, mình không hiểu lắm, ghé thăm bạn và chúc bạn thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh Mẫn ghé thăm, tiếng quê em nó đặc biệt thế đó anh.
      Chúc anh vui khỏe, hạnh phúc nhé.

      Xóa
  11. Ông Nguyễn Bùi Vợi có bài thơ dí dỏm này đọc vui đáo để :

    Cái gầu thì bảo cái đài
    Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
    Chộ tức là thấy mình ơi
    Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
    Thích chi thì bảo là sèm
    Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
    Cá quả lại gọi cá tràu
    Vo troốc là bảo gội đầu đấy em...
    Nghe em giọng Bắc êm êm
    Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
    Răng chưa sang nhởi nhà choa
    Bà o đã nhốt con ga trong truồng
    Em cười bối rối mà thương
    Thương em một lại trăm đường thương quê
    Gió Lào thổi rạc bờ tre
    Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
    Chắt từ đá sỏi đất cằn
    Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này NT thuộc lâu rồi, đem vào chương trình dạy Nghệ ngữ rồi. Bên nhà lão Tan 262 có bài bình đây: http://tan262.blogspot.com/2013/01/tieng-nghe-cua-nguyen-bui-voi-nguyen.html
      Hôm nay NT loay hoay đăng bài giải thích nhưng bị lỗi sao ấy, xóa rồi.

      Xóa
    2. Hèn chi mình thấy báo có bài mới vội chạy sang mà chẳng thấy bài mới đâu. Nhưng đọc những lời còm về Nghệ ngữ cũng khoái zùi!

      Xóa
  12. Từng quen một cô giáo, bố người Nam tập kết ra bắc, làm việc trong một lâm trường ở Nghệ An, gặp mẹ cô, rồi sinh cô ra ở đấy. Sau 1975 cả nhà theo cha về nội. Những chiều buồn cổ thường hay nói giọng Nghệ cho nghe, rồi hát những bài ca về quê ngoại. Nhờ cô, tôi quen với điệu hát ví, dặm; biết thêm một số từ địa phương như mấn = váy, .. Thỉnh thoảng nhắn tin trêu cổ:

    - mac man ji ko ?
    - ko
    - o truong hả
    - da
    - ui zoi, o truong, khong mac man. Uoc ji duoc dom cai hay.
    - uhm, lieu hon. nghi bay ba.

    Cứ tưởng quen cổ, biết dược lắm Nghệ ngữ rồi. Hôm nay lò mò vào blog Hương Ngàn, đọc bài thơ Nghệ Ngữ mới biết để hiểu được gái Nghệ, còn phải học nhiều ..

    Xin cô cop bài này về lưu blog để tiện dùng nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin mời KhungK cứ tự nhiên. Không chỉ lưu blog mà còn để có vốn từ nói chuyện với cô bạn xứ Nghệ nữa.
      Chúc vui nhé.

      Xóa
    2. Cảm ơn cô nhé. Bài của cô ở đây

      Xóa