Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

LẠI HỎI BẠN BLOG!


Tôi là người hay viết về phụ nữ, mà đã viết là thường bênh vực cho giới mình. Tôi thương tôi, thương những người phụ nữ quanh tôi. Có thể nhận thấy điều đó qua những câu chuyện mà tôi đã đăng lên blog. Tập truyện ngắn đầu tay của tôi, GÓC KHUẤT,  tôi tuyển tập phần lớn là những truyện viết về đề tài phụ nữ với những mảnh đời bất hạnh của họ. Tôi lên tiếng bênh vực phụ nữ, bởi tôi thấy, dù ở thời đại nào, người phụ nữ cũng bị mất quyền bình đẳng trong xã hội về mọi phương diện, nhất là trong tình yêu và hôn nhân.
Trong blog HƯƠNG NGÀN, tôi đã đăng những bài tỏ rõ thái độ của mình trước sự bất công đó. Ví dụ bài thơ TÂM TƯ:
Em chẳng muốn làm  tiểu Kính Tâm đâu
Chỉ muốn làm một Thị Mầu  chân thực.
“Mọi xiềng xích phết màu sơn đạo đức”
Phá toang ra cho chữ DỤC uà vào!
Thị Kính dù hoá Phật  trên cao
Ngoảnh nhìn lại: đời biết bao ngang trái!
Thị Mầu ơi, quả chua thèm cứ hái,
Chỉ vì YÊU, mắc tội cũng cam lòng!
Bao đời rồi, Sở Khanh vẫn ung dung,
Sao Mầu chịu để làng phạt vạ?
Chuyện ngày xưa…sao bất công đến thế!
Hỏi bây giờ ai vẫn nghĩ như xưa?
                                
  (Xin lỗi anh Bulukhin Nguyễn nếu trong bài thơ có gì đó chưa đúng với Phật giáo)

Hoặc bài NGỌT NGÀO CHI CHUỐI MÙA ĐÔNG bàn luận về cái sự bỏ chồng ( xem ở đây)
Cách đây mấy hôm, tôi đăng LAN MAN CHIỀU BỆNH VIỆN, có tâm sự về chuyện "đi bước nữa". Bài đăng lên, tôi rất vui vì nhận được những chia sẻ của mọi người về vấn đề này. Ngoài những chia sẻ mang tính trêu đùa, bông phèng cho vui của Hòn sỏi, Salam, anh Hải Thăng,  có 2 người chia sẻ thể hiện sự đồng cảm, đó là 2 người phụ nữ: chị Song Thu và em Đan Thùy (có khi nào). Còn những chia sẻ nghiêm túc của các blogger đàn ông khác thì sao?
Đầu tiên là nhà thơ Quang Thứ chia sẻ lúc 14h35 ngày 4 tháng 5:
Vào thăm blog Hương ngàn
Lan man chẳng biết khuyên làm sao đây
Chọn ai trong cõi đời này
Hay là ở lại tháng ngày nuôi con?
Tự do tung tẩy sớm hôm
Khi vui viết sách, khi buồn thì yêu...
Theo trời, Trời có chiều theo
Cho người mát mái xuôi chèo sang sông?
(Trời ạ, tôi cũng chẳng hiểu nhà thơ bảo tôi "khi buồn thì yêu" có nghĩa là thế nào? Chắc khi buồn thì a lô cho chồng đứa bạn nào đó để...tòm tem một chút chăng?)

Anh Bulukhin Nguyễn "rón rén" hơn, nhưng tôi hiểu anh định nói gì trong chia sẻ lúc 11h 06 ngày 5 tháng 5:
" Vụ đi bước nữa thì Bu tui khó tư vấn được gì. Tìm cho được một nửa mình lưu lạc trong nhân gian mà ghép vào cho thành đôi thì khó lắm..."
Tối nay, 18h50 ngày 8/5,  mở trang HƯƠNG NGÀN, đọc thấy lời chia sẻ của anh Đỗ Đình Tuân lúc 8h21:
"Đừng đi bước nữa ai ơi
Ai đi những trẻ mồ côi buồn rầu
Nếu trời ép ai qua cầu
Thì ai nguây nguẩy lắc đầu không đi
Xem trời làm cái chi chi
Hay là cũng chỉ cười khì...chịu cô...?"
Tôi nhận thấy, đây là những lời rất chân thành, và cũng là lời phần đa tôi nghe được ở ngoài đời khi có cuộc thảo luận, góp ý về vấn đề này. Nhưng điều tôi băn khoăn là, tại sao cũng vấn đề đó, thái độ và hướng bàn bạc, khuyên nhủ của người đời đối với đàn ông thì lại khác! Hầu hết mọi người khuyên người chồng là hãy cố gắng kiếm một người phụ nữ để "khuya sớm có nhau" rồi "con chăm cha không bằng bà chăm ông" (chẳng thấy nói đến ông chăm bà đâu nhé), rồi thì "trông cảnh gà trống nuôi con như thế tội lắm"...(Bản thân tôi cũng rất đồng tình với những suy nghĩ đó.) Không chỉ thế, người ta còn tích cực tìm kiếm, giới thiệu, mai mối...để người đàn ông đơn lẻ ấy càng sớm có đôi càng tốt! Vậy, tôi muốn hỏi bà con ta rằng:
- Phải chăng người phụ nữ không thấy đơn côi, buồn tủi khi sống một mình?
- Phải chăng người phụ nữ không vất vả, không tội tình khi sống cảnh...gà mái nuôi con?
- Phải chăng người phụ nữ không cần một hành động săn sóc khi ốm đau, không cần một lời chia sẻ khi buồn bực, không cần một lời động viên khi chán nản, thất bại trong cuộc sống?
- Hay là, các anh tự thấy mình là một cái "gông" treo trên cổ người bạn đời của mình, giống chia sẻ của các chị em trường tôi trong bài viết LẤY AI ( xem ở đây), nên khuyên tôi như thế? Nếu là vậy, các anh hãy nới lỏng gông ra cho chị em chúng tôi... dễ thở nhé. He he...

Kiếp sau nếu trở lại đời
Thì cho tôi được làm người đàn ông! 
Còn bây giờ, đang ở kiếp này, tôi rất muốn đọc những suy nghĩ chân thực của mọi người về vấn đề này. Chúng ta có thể trao đổi thoải mái, được không ạ?
                                                    8/5/2015


31 nhận xét:

  1. Có gì đâu mà suy nghĩ nhiều quá cho mệt. đơn giản là cứ sông và làm việc sao cho thấy mình vui vẻ là được...
    thích thì làm, đói thì ăn người ta thường nói ( kiếp sau đáp đền... nhưng ai biết kiếp sau là gì hay kiếp trước mình như thế nào... )
    Lấy chồng nữa hay không cũng không có gì là phải suy tính nhiều mà hãy xem đối tượng mình lấy như thế nào có đáp ứng được bao nhiêu % mình mong muốn. còn chuyện chính chuyên hay ko thời đại này cũng lỗi thời rồi ko ai phán xét cả,,,
    nếu mình cần thì cứ tiến tới đó là nhu cầu chính đáng ....
    HÃY SỐNG SAO CHO MÌNH LUÔN ĐƯỢC VUI VẺ LÀ OK......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mưa nói rất trúng cái bụng mình nghĩ, hãy sống và làm việc sao cho vui vẻ là được, phải không Mưa?Vấn đề "đi bước nữa" thì có gì để đaanhs giá chình chuyên hay không, mình chỉ muốn tham khảo ý kiến của mọi người về một vấn đề mang tính xã hội: nếp suy nghĩ của người Việt ta về vấn đề này thôi mà.
      Hãy luôn sống vui vẻ Mưa nhé.

      Xóa
  2. Mấy câu khuyên ai ấy là mình cũng chỉ "văn nghệ văn gừng"một tý thôi, chứ nó không hẳn là một thứ bàn bạc nghiêm túc. Nhật Thành cứ việc sống như Nhật Thành mong muốn nhưng muốn thế thì Nhật Thành trước hết phải là người tự do.(Chưa kể là Nhật Thành ham viết thì lại càng cần phải tự do nhiều hơn nữa). Nếu Nhật Thành gặp được một người hiểu biết và tử tế không để tổn thương cho những đứa trẻ và tôn trọng tự do của Nhật Thành cứ việc... Có điều khả năng này là rất hiếm. Hiếm thôi chứ không phải là không có.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Tuân ơi, vấn đề em đặt ra ở đây là: tại sao người đời lại có những suy nghĩ và thái độ khác nhau trong việc đi bước nữa của đàn ông và đàn bà thôi. Em muốn mọi người bày tỏ quan điểm của mình hoặc lí giải về nếp nghĩ của người Việt mình. Lời khuyên của anh cũng là lời em nghe được ở nhiều người khác trong xã hội dành cho phái nữ. Em không nói việc riêng cá nhân em, mà nói về một vấn đề mang tính xã hội anh à.

      Xóa
    2. Với những người đàn ông "thất nội trợ" thì người đời thường khuyên "đi bước nữa". Nhưng với những người phụ nữ "góa chồng" thì ngược lại người đời lại thường khuyên nên "ở vậy nuôi con". Tại sao lại ó ngịch lý này ư ? Theo anh Tuân thì vì thực tế là người đàn ông "thất nội trợ" phải sống đơn thân thì nhìn chung khổ hơn so với người phụ nữ "góa chồng". Lý do thứ hai là do "lòng tốt" của mọi người nữa. Vì lòng tốt ấy mà người ta mong muốn cho những người không may phải lẻ bạn đời bớt khổ hơn thôi. Vì trong thực tế người đàn ông sống đơn thân thường khổ hơn người đàn ông có vợ. Và người phụ nữ góa chồng mà đi bước nữa lại thường khổ hơn. (cố nhiên phải loại trừ những trường hợp đặc biệt). Anh Tuân không nghĩ đây là do "tư tưởng cổ hủ" hay sự thiên vị trọng nam khinh nữ ở đây.

      Xóa
    3. "Anh Tuân không nghĩ đây là do "tư tưởng cổ hủ" hay sự thiên vị trọng nam khinh nữ ở đây" Nhưng em thì nghĩ đây là sự rơi rớt của tư tưởng phong kiến ngày xưa vẫn còn tồn tại đó anh. Xưa, cái đạo TAM TÒNG trói buộc người phụ nữ, và cái "tòng" thứ 3: phu tử tòng tử mới bất công làm sao! Trong khi trai có quyền năm thê bảy thiếp thì gái chính chuyên chỉ nên có một chồng, chồng chết rồi ở vậy thờ chồng nuôi con, theo con. Em thì em vứt cái chính chuyên ấy vào sọt rác!
      Một người mẹ có 2 đứa con, một trai một gái. Khi con dâu không may thiệt mạng vì tai nạn, con trai đau buồn quá và bảo không lấy ai nữa, người mẹ hết lời khuyên con, giục con đi bước nữa, con trai chưa nghe lời thì mẹ bực mình, mắng: "Người ta chỉ chung thủy với người, không ai chung thủy với ma". Thương mẹ, anh con trai lấy vợ khác. Thời gian sau, chồng con gái bị bệnh rồi mất khi cô chưa đầy ba mươi tuổi. Khi thấy có người đến ướm hỏi cô con gái làm vợ, bà mẹ lại khuyên con: Thôi con ạ, một lần là đủ lắm rồi, cứ ở vậy nuôi con, sau này con nó mới trọng mình. Con gái hỏi mẹ: "Sao với anh con thì mẹ bảo đi bước nữa, mà với con thì mẹ lại cấm? Mẹ chỉ gắt: "Thì con là đàn bà!" Cách lí giải đó không thuyết phục bằng một già bản, ông ấy bảo: "Năm nay đen nhưng mà đen đỏ, chết ba người con nhưng may toàn con dâu." Người ta hỏi, vì sao chết con dâu lại may, ông ấy giải thích: Chết con dâu thì con trai còn đi lấy dâu khác về cho ta, còn chết con trai thì con dâu ta đi lấy người khác, ta mất cả con trai, cả con dâu"
      Đấy, lí lẽ già làng đơn giản dễ hiểu như thế.

      Xóa
    4. Tùy Nhật Thành muốn hiểu thế nào thì hiểu, muốn quy kết thế nào thì quy kết. Riêng anh Tuân thì chỉ thấy trong những lời khuyên phổ quát ấy một đầu óc thực tế và một tấm lòng sẻ chia chân thành mà thôi.

      Xóa
    5. Em qui kết cho anh Tuân là...người chân thành và có trách nhiệm! He...he...

      Xóa
  3. 1 - Tôi không khuyên NT Nên thế này nên thế kia, vì tôi hay ""Xúi dại"" lắm, NT cứ làm theo mách bảo của ""Cái trống làng"". Nhưng tôi nghĩ NT không phải là người dễ chịu ''xiềng xích gông cùm'' . Người ta đáo để lắm chứ...
    2 - Tôi thấy Thơ là đỉnh của ngôn ngữ, Nhà thơ là đỉnh của xã hội công dân loại 1 chính là những nhà thơ. Nhật Thành nên lấy một nhà thơ. Bạn đừng ngại nếu phải dùng đũa. Hưởng thành quả của lao động thì hạnh phúc sẽ có hàm lượng đường nhiều hơn
    2 - Sỏi vẫn nhiệt tình với NT Nếu khó không tìm ddược Sỏi sẽ Mối Mai cho, Bảo đảm chắc ăn, Nếu ""bắn không nên sẽ đền đạn"". Nhưng đạn ấy không phải nhà thơ...
    3 - Xét ở mức lý luận thì NT phải lấy chồng. Không lấy ư...!
    Có ai đi dép một chân bao giờ. Có ai đi bộ mà đánh đà một tay bao giờ. Các cụ thì nói ""Có nam có nữ mới nên xuân, có xôi có thịt mới nên phần"" Cuộc sống của con người phải cân bằng, cân bằng âm dương, cân bằng sinh thái... Sao lại phải cãi lại quy luật là sao nhể nhể!!!
    Bây giờ còn chút xuân sắc thì lấy đi, nhanh lên đừng kén cá chọn canh, thêm vài năm nữa ế chỏng vó ra rồi ngồi đó mà thở dài. Nỏ được mô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHỌN AI ?
      Thứ nhất nên chọn Hải Thăng
      Thứ nhì Hòn Sỏi rất hăng chuyện tình
      Thứ ba nên chọn Đình Tuân
      Tuy râu đã bạc nhưng xuân vẫn tràn
      Thứ tư nên chọn salam
      Nhìn thấy người đẹp lòng tham khôn cùng
      Quang Thứ là lão nhà thơ
      Nhìn hình người đẹp là ngơ ngẩn mình
      Ngoài ra còn có lão Bu
      Của nhà thì ...ngáp lại lu bu...của người
      Danh sách chắc cũng mươi người
      Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn nghìn
      Biết rằng đáy biển mò kim
      Tóc pha sương vẫn dại khờ như nai
      Nếu mà chẳng chọn được ai
      Lão xin ghé chút vai gầy....tặng em !
      Hehehe

      Xóa
    2. 1. NT không đặt ra vấn đề xin lời khuyên của mọi người đối với mình, mà muốn mọi người bàn luận vấn đề mang tính xã hội cơ.Nói như dân xứ Nghệ thì NT vào loại "đanh đá cá cày", lại có thêm máu thích nổi loạn nữa Sỏi nà.
      2. NT vẫn bảo lưu ý kiến cũ, Sỏi không có đạn nữa thì đừng cố...nguy hiểm lắm. Bài thơ nhà Sỏi có câu: "Sờ quần chẳng thấy trym đâu", NT là dân Nghệ "xịn" nghĩa là nguyên cái thật thà chất phác dân quê choa, nói răng nghe rứa, nghe răng tin rứa, nên đọc câu thơ ấy thấy...thương Sỏi quá!
      3. Xét về lí luận thì phải lấy chồng, còn xét về thực tế thì khó chấp nhận được, đúng không? Hơ....hơ...

      Xóa
    3. Với Tan:
      Lắm mối tối vẫn nằm không
      Biết chọn ai để làm chồng được đây?
      Nào chàng béo, nào chàng gầy
      Chàng cao, chàng thấp lấy ai hở trời?
      Trời rằng xin hãy nghe đây:
      Cao thấp béo gầy ai hỏi thì ưng.
      Chờ hoài chẳng thấy ai thương
      Thôi thì cứ để nửa giường...lên meo!

      Xóa
    4. Cám ơn LÃO TAN đã tín nhiệm và giới thiệu cho mình được vinh dự làm một "ứng cử viên"...

      Xóa
  4. Những câu hỏi " phải chăng " của chị tự dưng làm em thấy ...tủi thân quá. Người ta vẫn hay khen, hay ngợi ca những người phụ nữ đơpn thân bằng các cụm từ mỹ miều như giỏi giang, cá tính, độc lập..., nhưng rồi, người ta cũng nhìn họ bằng đôi mắt có phần... nói sao nhỉ. Như đàn ông, cứ nghĩ phụ nữ đơn thân là dễ dãi, là thèm trai chẳng hạn, cứ tán tỉnh mà k hề có chút tarch1 nhiệm nào. Có lẽ, họ nghĩ với những người đàn bàn quá nhiều nỗi đau lòng này, có thêm một lần đau lòng nữa cũng chẳng sao chăng ?
    Đàn ông đã thế ( em k có ý quơ đũa cả nắm , nhưng đa phần àá thế ), đàn bà cũng chẳng ưa những phụ nữ một mình nuôi con . Họ sợ. Sợ chồng của họ lỡ tòm tèm ăn vụng, họ sợ cô ấy dụ chồng mình mà quên chồng mình cũng đầu hai ba thứ tóc... Rồi lỡ có chuyện gì không hay, đàn ông điềm nhiên đc gạt hết mọi tội lỗi, và k ai khác phải hứng chịu là người phụ nữ ấy. Tội tình.

    Ai chẳng muốn lấy chồng , bước thêm bước nữa để già có người hủ hỉ, sẻ chia. Nhưng... tìm người thiệt lòng thương mình, thương con mình .... khó quá chị ạ. Có người mình cứ tưởng họ thật lòng với mình, ai ngờ, phát hiện ra, sự thật tàn nhẫn vô cùng...
    Thui thì, chẳng biết khuyên thế nào, chỉ mong chị em mình, hay bất cứ ai trong cảnh vò vỏ lẻ bạn này, sẽ sớm tìm cho mình đc 1 bờ vai đúng nghĩa. thật lòng vì mình thui chị hén.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phụ nữ đơn thân sướng hơn phụ nữ có chồng chỗ này Đan Thùy nhé:
      - Họ luôn được sự quan tâm chu đáo, tỉ mỉ của người cùng giới: dạo này diện thế, dạo này có vẻ hay cười hơn, hình như khi đêm về hơi khuya, hôm qua có người đàn ông vào nhà nói chuyện cả tiếng đồng hồ...v.v...Nhất cử nhất động đều được họ soi vào kính hiển vi, rồi phân tích, mổ xẻ, đánh giá, phỏng đoán, dự báo...
      - Ít phải giao tiếp hơn: không dám đàn đúm hội hè nhều, không được bắt tay ai quá lâu, hạn chế bàn bạc công việc trong phòng riêng của thủ trưởng...
      - Được nghe nhiều lời đường mật hơn: Các chàng ngọt ngào, phỉnh phờ, hứa hẹn....không tiếc lời vì cũng chẳng cần nhớ gì sau khi nói, chỉ quan tâm họ được gì sau khi nói mà thôi.
      Chị đã từng viết thế này:
      Em cuối cùng rồi cũng chỉ là em
      Biết thân phận, biết hơn - thua, được - mất
      Biết rất rõ giữa cuộc đời cay cực
      Tìm một người tri kỉ khó bao nhiêu!

      Xóa
  5. Vạn vật có âm dương ngũ hành , con người cũng thế , có âm có dương . Trong kinh thánh khi Chúa trời tạo ra ông Adam , thấy ổng sống một mình buồn bã nên mới lấy một cái xương sườn của ổng làm nên bà Eva . Từ khi bà Eva biết lấy chiếc lá nho che chỗ nhạy cảm , thì tình yêu xuất hiên , mới có loài người hôm nay
    Con người ai chả ao ước được lấy người mình yêu thương , nhưng điều đó rất khó , nếu có thì cũng rất ít . Tôi không mê tín , nhưng cũng cảm nhận lờ mờ đó là duyên số . Hồi trẻ cũng quen và cũng thương mấy người , cũng khát khao được sống chung với nhau , nhưng nào có được vì nhiều lý do trời ơi đất hỡi . Bà xã của tôi bây giờ , hồi quen nhau cũng bình thường , không có gì sâu đậm . Tôi chỉ thích mỗi mái tóc dài của Bả , mà nỡ lòng nào Bả khuyến mãi cả cuộc đời của Bả cho tôi . Tình yêu cũng có thể đên sau hôn nhân khi Bả sinh cho tôi bốn Thiên Thần
    Không ai muốn chia lìa đôi lứa với lý do bất khả kháng , thiệt thòi đầu tiên là người phụ nữ khi một mình vò võ năm canh , nuôi con trong đơn chiếc ( Nếu đã có con ) người ta hay nói
    Chòng chành như nón không quai
    Như thuyền không lái như ai không chồng
    Hai câu thơ trên đã nói quá đủ cho hoàn cảnh của người phụ nữ sống cuộc sống đơn thân một mình lẻ bóng
    Theo tôi NT cứ chờ đợi duyên số nó cứ tự đến với mình , hoặc làm theo sự mách bảo của lý trí của mình . Bởi vì với lứa tuổi này rất khó kiếm được người như ước muốn của mình
    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên ngồi gốc cây hồng đếm hoa
    Salam cũng rất thích tính cách phản kháng lại số phận " Thị Mầu " trong con người NT
    THỊ MẦU
    Yếm đỏ buông lơi , núng nính cử chùa
    Mắt lá liễu liếc đứt lời kinh Phật
    Bóng nắng tưởng táo chua ai rắc
    Lá khô dày , nhắc chiếu trải ổ rơm

    Chân bước đi lưng đã nuốn mằm
    Áo đang mặc, tay bao lần muốn cởi
    Thầy tiểu ơi ! Niết bàn cao vời vợi
    Hạnh phúc thật gần hạnh phúc của Em đây

    Từng tìm trong cõi tục , chẳng gặp thầy
    Thì lần đến cửa thiền, không thể khác
    Má nóng bừng , đôi môi cháy khát
    Vứt dùi , mõ đi, nắm cổ tay em

    Đứng lên nào , gác mô Phật một bên
    Lời kinh kệ sánh với Em sao được
    Em đang ngã và Em đang chết
    Cứ tránh hoài Em biết vịn vào đâu?

    Sân chùa quay, tán đại nghiêng chao
    Chới với bàn tay , chới với lời liều lĩnh
    Nếu chú Tiểu chẳng là Thi Kính
    Người đời sau , sao hiểu được thị Mầu
    Vương Trọng 1995

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Người mấy trăm năm làm rung chuyển cả sân đình
      Làm nghiêng ngả cả phông màn khép mở"
      Sa lam có biết vì sao Thị Mầu lại ăn sâu trong lòng người không? Thị Mầu dám sống đúng với lòng mình, yêu mạnh mẽ, yêu hết mình, không tính toán thiệt hơn. Đó mới là đích thực cuộc sống đó Salam ơi.
      Cảm ơn người đồng hương đã có những quan điểm thể hiện sự công bằng cho chị em phụ nữ.
      Còn cái chuyện tiểu đường thì NT sẽ tìm hiểu thêm nguyên nhân của biến chứng suy tim, vì đã có người uống 4 thứ đó mà khỏi hẳn tiểu đường rồi. Có người uống nước lá bơ vẫn khỏi đấy Sa lam à.

      Xóa
  6. CHỌN LÃO TẤN

    Lão đến đây rồi Thành ơi
    Tự mang xác đến như trời cho không
    Bắt ngay Lão Tấn làm chồng
    Đem về tắm rửa bế bồng ngày đêm
    Đắp chăn ấm trải đệm êm
    Bộ xương của lão phải mềm kẻo đau
    Hợp duyên lại thuận trước sau
    Lão Tấn này giỏi vắt câu thơ tình
    Nếu lão lười tắm hôi rình
    Thì dùng đũa gắp cái tình tính tang
    Ngày ba đêm bảy mà phang
    Không khuất phục lão cũng tàn bộ khung...

    ... Thấy Lão Tấn có bài làm mối cho NT. Nhưng cũng dùng chiêu ""tự nguyện bắn không nên để đền đạn"" Đọc vui quá, Sỏi họa theo cho vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một chàng thì chẳng có trym
      Một chàng xương sống xương sườn bày ra
      Súng thì có, đạn ở mô?
      Thưa rằng đạn hết từ xa xưa rồi!
      Khổ thân NT lắm thôi!
      He he...

      Xóa
  7. Tối cuối tuần zui thiệt ! Chiều đọc thơ Lão Tân đã cười , nay đọc thơ Hòn Sỏi lại càng cười thêm
    Salam nỏ biết mần thơ , chỉ giúp mấy mệ trong nhà ni một mệ 20 đôi đũa dừa Bến Tre , tha hồ gắp . Không cho CKN vì mệ nớ ở gần tui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nào NT đám cưới, nhất định sẽ mời Salam. Nhớ quà mừng là hai chục đôi đũa đấy! Ha ha...

      Xóa
  8. 1- Xét về thơ không thôi thì TÂM TƯ khá hơn LỜI TƯỢNG ĐÁ. Nhưng bu tui có lẽ vì dốt thơ nên không hiểu tại sao tác giả lại đi cổ xúy cho Thị Mầu. 13 tuổi lên chùa, yêu lăn lóc chú tiểu Kính Tâm, lại dở thói lẳng lơ ăn nằm với người ở rồi đổ vạ cho Kính Tâm làm mình có chữa. Đẻ con ra giao cho Kính Tâm nuôi, chú tiểu gái giả trai này nhẫn nhục chăm nuôi đứa bé cho đến 6 tuổi thì nàng qua đời. Khi khâm liệm, người ta mới biết Kính Tâm là nữ. Sau vụ này người chồng cũ của Kính Tâm ân hận đã vu oan cho vợ định giết mình, bỏ nhà đi tu. Thị Mầu bị làng phạt vạ và bắt chịu mọi chi phí tang lễ Kính Tâm. Làng xử vậy là đúng người đúng tội, không hề oan sai, ấy vậy mà tác giả lại hỏi:
    Sao Mầu chịu để làng phạt vạ?
    Chuyện ngày xưa…sao bất công đến thế!
    Kể lại chuyện xưa không ai là không kính phục Kính Tâm, đến nỗi Phật Tổ Như Lai phải hiện ra trong áng mây ngũ sắc trên cõi nhân gian để phong tặng danh hiệu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT cho người con gái Kính Tâm. Quán Thế âm là nghe hết âm thanh vui vẻ cũng như đau buốn của thế gian để phổ độ chúng sinh được an lành trong cuộc sống.
    Em chẳng muốn làm tiểu Kính Tâm đâu
    Chỉ muốn làm một Thị Mầu chân thực.
    Có thể tác giả không muốn làm Bồ Tát như Kính Tâm nhưng không thể ngợi ca Thị Mầu là chân thực.
    Bu nói chuyện bài thơ để dẫn tới vụ đi bước nữa cũng của chính tác giả. Chuyện tình duyên đời người, đi bước này, đi bước nữa, lại tiếp bước khác… cũng không có gì lạ. Vì hoàn cảnh ngang trái buộc ta phải đi nhiều bước thì bó tay. Đằng này bước vội, đặt bàn chân vào chỗ sụt, lún, cạm bẩy, thì do chính ta không quan sát kỹ , nhầm lẫn đúng, sai, nói theo ngôn ngữ nhà Phật là không “chánh niệm” trong việc tìm hiểu mà còn bị “tập khí” chi phối, đẩy đưa.
    2- Biết NT đưa vụ chọn ý trung nhân ra “trưng cầu dân ý” là để cho vui, mà vui thiệt. Những Quang thứ, Đỗ Đình Tuân, Tân_262, Alaykum – Salam, rất vui tính và có tài hài hước. Xuất sắc nhất là mấy câu của Hòn Sỏi:
    Nếu lão lười tắm hôi rình
    Thì dùng đũa gắp cái tình tính tang
    Ngày ba đêm bảy mà phang
    Không khuất phục lão cũng tàn bộ khung...
    Hòn Sỏi khuyến cáo NT nên kết nghĩa tao khang với một nhà thơ, và liền đưa ra biện pháp khắc phục nhược điểm của đức lang quân nếu chàng không chịu tắm. (cách khắc phụ này là của nàng diễn viên Kim Quý trong bạn văn của nhà văn Nguyễn Quang Lập). Cái nước Nam mình nó thế, người làm hò vè nhiều hơn người làm thơ, nhà thơ thứ thiệt không được mấy người, mà toàn thấy say và không chịu tắm. Đã thế người có tài như Nguyễn Trọng Tạo lại đi cổ xúy cho cái gọi là ngày Thơ Việt Nam, vẽ ra cờ thơ, thả thơ lên trời, làm như nước Nam là nước Thơ, dân Nam là dân Thơ. Trong khi đó thơ Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp thơ thế giới, may có Nguyễn Du ngày xưa để tự hào. Thử hỏi cụ Hồ không có bài Nguyên Tiêu (phảng phất Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế) thì người ta có đun cho thơ sôi lên sùng sục thế không. Bu nói mấy câu này để NT xem thử ai là nhà thơ, và khi phần thơ chiếm hết phần người thì hãy coi chừng… Nếu chỉ vì thơ không thôi thì hãy đọc Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo…vừa được ngây ngất xúc cảm vừa vô hại, chớ không liều mình như chẳng có với một anh nhà thơ nào.

    Trả lờiXóa
  9. 3- Đúng là bu tui rón rén khi phải tư vấn cho NT khi phải đi bước nữa. Tình yêu người phụ nữ rất lạ, quy luật của nó là không có quy luật gì cả. Yêu một anh chàng HIV sắp ngỏm đến nơi, yêu một gã bụi đời đang ngồi tù. Cô giáo Dư Khánh, (trong Chuyện chưa kể hết) được một người con trai học thức, tài hoa, đẹp trai, yêu chết bỏ, bất kể gia đình cô là địa chủ, cha làm thượng thư nhà Nguyễn, có anh là nhà thần học ở Sóc Bon...Chàng viết thư, đóng thành tập dày cộp rồi mỗi tháng gửi một lần. Nhưng Khánh từ chối mối tình này vì nó cao như núi, rộng như biển, đôi cánh tay mềm yếu của Khánh không ôm xuể. Sau đó Khánh lấy một anh chàng rất có ý thức giai cấp, được hai con thì chia tay. Cái gương ấy treo lên thì biết nói với bạn nên chọn người thế nào cho phải, nên mới bảo bảo bạn hãy nghe mệnh lệnh của trái tim mình.
    4- Bu tui không định quy y tam bảo, nhưng láng máng tin rằng có một uy lực siêu nhiên chi phối đời người, rõ nhất là trong tình yêu. Các cụ gọi đó là duyên số, nhà Phật cho rằng do sự tu hành kiếp trước. Thu Hà bà xã bu hiện nay hồi ở tuổi 21 không hiểu sao yêu chết bỏ cái anh Hai Bọ (dân Quảng Bình trước đây được gọi thế) gầy nhom, tiền đồ tiền mặt đều trống rổng. Bố mẹ càng chống Hà càng yêu. Chống vì tội người Hai Bọ, không chịu vào đảng, không chơi với đảng viên mà thân với luật sư ngụy, gia đình là quan đại thần nhà Nguyễn, mặt mũi ra điều tiểu tư sản trói gà không chặt…Sau này ba Hà tước khi mất nói rằng mong con Thủy (em Hà) lấy được thằng chồng như chị nó. Riêng Hà khi đã có cháu nội cháu ngoại tuyên bố như đinh đóng cột “kiếp sau là đàn bà em lại làm vợ anh”... huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như chị Song Thu nhận xét, lời com của anh Bu bao giờ cũng thấu đáo, chi tiết, cẩn thận (chắc vì thế mà bà Bu yêu chết mệt?). Em xin tranh luận với anh Bu mấy điểm này:
      1.Làng phạt vạ Thị Mầu về tội nàng hoang thai.
      "Chiếng làng chiềng chạ/Thượng Hạ Tây Đông/Con gái phú ông/Tên là Mầu thị/Tư tình ngoại ý/Mãn nguyệt có thai/Mời già trẻ gái trai ra đình mà ăn khoán" (Mõ rao thế). Chi tiết này trong tích chèo xưa làm ta nghĩ ngay đến luật lệ phong kiến: người con gái hoang thai bị làng phạt, cha mẹ phải làm cơm rượu thịt mời cả làng. Sau đó còn bị cạo trọc bôi vôi, đem rêu rao cho làng trên xóm dưới biết. Rồi trước chức sắc địa phương, trước dân làng, người con gái bất hạnh đó còn phải nói cho mọi người biết đó là con ai. Sau này, trong thời đại được gọi là xã hội chủ nghĩa, người đàn bà trong chiến tranh chờ chồng vò võ, không may bị kẻ nào đó phỉnh phờ gieo giống vào một đêm mát trời, thế là bao nhiêu cuộc họp, bao nhiêu vụ tra khảo, chỉ để trả lời: Đó là con ai? Tại sao? Nếu biết đó là con ai thì họ sẽ làm gì? Họ đem người đàn ông ấy ra xử ư? Không có đâu! Bao Sở Khanh sờ sờ ra đó, làm gì được nhau nào?
      2. Không biết Bu có đọc dị bản nào khác không, còn tích chèo Quan Âm Thị Kính cũ thì kể: Kính Tâm nuôi con cho Thị Mấu 3 năm (chứ không phải 6 năm), rồi nàng viết thư để lại và hóa lên đài sen. Mọi người đọc thư mới hiểu sự tình. Tuyệt đối không có việc khâm liệm rồi gia đìnhThị Mầu phải lo tang ma. Nếu thế làm sao Kính Tâm thành Phật được? Nếu có dị bản như thế, NT thấy hình ảnh Quan Thế Âm mất đẹp!
      Tuy nhiên, nếu đặt câu chuyện vào thời hiện đại, nhìn bằng con mắt của luật bình đẳng giới, việc Thị Kính vào chùa là sự yếu hèn, nhu nhược, không dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Còn điều đáng ca ngợi ở Thị Mầu, đó là sự không dối lòng trong tình yêu, "dám chọn sắc áo cà sa mà chọc ghẹo"
      việc trêu ghẹo anh Nô, có thai và đổ cho Kính Tâm thì không nên, nhưng việc thể hiện chân thật mạnh mẽ tình yêu của mình là điều đáng ca ngợi. (Mà em thấy con gái thời nay đang sống theo xu hướng này)

      Xóa
    2. 3. Em chưa bao giờ mang chuyện mình nên đi bước nữa hay không ra "trưng cầu dân ý". Trong bài LAN MAN CHIỀU BỆNH VIỆN, em viết:"Còn về chuyện hôn nhân, Ông trời bảo tôi lấy ai thì tôi sẽ lấy người đó.Nhưng tôi sẽ thắp hương khấn lạy Ông trời, đừng bắt tôi lấy người ghét bỏ văn chương!"
      Còn ở bài này, sau những dẫn dắt, em muốn nghe mọi người phát biểu ý kiến về hai thái độ khác nhau của người đời trước việc "đi bước nữa" của đàn ông và đàn bà.Vấn đề này như em đã trao đổi với anh Tuân ở trên, đây là một vấn đề xã hội, thể hiện tư tưởng, lối sống, cách nghĩ của con người Việt Nam.
      Tại mọi người quan tâm đến em, lo cho em nên trả lời mang tính cá nhân đấy chứ.
      Lan man sang chuyện ngày Thơ VN thì em thấy thế này: việc tổ chức ngày thơ cũng rất nên anh ạ. Đó là dịp để các nhà thơ gặp gỡ nhau, đọc thơ, tạo nên những cảm xúc mới mẻ, dồi dào hơn chăng? Đó cũng là sinh hoạt mang tính văn hóa, tinhd chính trị nữa. Đâu phải vì thơ mình chưa hay, chưa bắt kịp thơ thế giới mà mình không nên có những sinh hoạt văn hóa như vậy? Con việc tắm nhiều hay lười tắm thì đâu phải vì không phải nhà thơ hay nhà thơ. Có nhiều người bẩn như hủi mà có phải nhà thơ đâu. Đơn giản họ không phải là người nổi tiếng nên không ai nói đến.Khi là người của công chúng mới hay bị săm soi thế chứ. Còn Sỏi trêu Tan262 thôi, Tan có phải nhà thơ đâu?
      4. Cuối cùng, chuyện vợ chồng là duyên , là nợ. Phải duyên nhau thì sống trọn đời, đem đến cho nhau hạnh phúc. Là NỢ của nhau thì gây bao đau khổ, bất hạnh. Nghe bảo vì kiếp trước họ nợ nhau nên kiếp này phải trả.
      Anh Bu và chị nhà là có duyên với nhau, mong kiếp sau, anh chị lại cầm tay nhau đi trên con đường hạnh phúc! Và em tin là sẽ như thế!

      Xóa
  10. Bu là người còm hết mình và bàn bạc khá thấu đáo về những vấn đề NT nêu ra. Có một người bạn blog như Bu thiệt khoái quá ta. Không những rứa, qua lời còm trên còn thấy rõ Bu là một đức phu quân thật lý tưởng. Song Thu xin nồng nhiệt chúc mừng hạnh phúc của vợ chồng Bu nhé.
    Riêng về những vấn đề NT nêu ra ST thấy mình không thể bàn bằng mấy lời còm được, ST định sẽ có một bài viết bàn luận về vấn đề này nhưng không biết ý diinhj đó có thành hiện thực được không?. NT cũng rất khéo nêu vấn đề để khêu gợi ý kiến của nhiều người

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị viết đi, viết để chúng ta tranh luận, cải thiện tình hình blog sot chúng ta hiện nay, chị nhé. Em chờ bài của chị.Em khoái nhất là chị luôn hiểu em đang định nói gì qua bài viết. Đó là sự tinh tường mà em luôn thấy ở chị đấy.

      Xóa
  11. Đề tài thú vị, xin góp vài ý cho vui

    - Phải chăng người phụ nữ không thấy đơn côi, buồn tủi khi sống một mình?
    - Phải chăng người phụ nữ không vất vả, không tội tình khi sống cảnh...gà mái nuôi con?
    - Phải chăng người phụ nữ không cần một hành động săn sóc khi ốm đau, không cần một lời chia sẻ khi buồn bực, không cần một lời động viên khi chán nản, thất bại trong cuộc sống?



    - Đàn bà cũng như đàn ông, đều thấy đơn côi khi sống một mình
    - Đàn bà cũng như đàn ông, đều thấy vất vả tội tình khi phải nuôi con một mình
    - Đàn bà cũng như đàn ông, đều thấy cần sự chia sẻ
    - Đàn bà cũng như đàn ông, đều thấy người kia là cái gông, sợi chuyền, .. Và cho dù là sợi chuyền thì cần cổ vẫn phải chịu một tải trọng nào đó.

    Thế thì, vì sao người đời thường khuyên đàn ông góa vợ nên sớm tục huyền, còn đàn bà thì trái lại ?

    Có thể dễ dàng tìm thấy nguyên nhân ở cái đạo tam tòng của Nho giáo mà người Việt chịu ảnh hưởng. Vấn đề là tại sao đạo Nho vốn lấy chữ nhân làm đầu trong ngũ luân, lại bất công và bất nhân làm vậy: đàn ông tục huyền dễ dàng, trong lúc rất khe khắt với chuyện đàn bà tái giá ?

    Theo tôi, nguyên nhân là vì thời Nho giáo hình thành, đàn ông là người chủ của gia đình. Vì thế, khi người đàn bà góa đi bước nữa, đem con theo về nhà chồng thì đứa con thành kẻ ở đậu ở nhờ, khác với con riêng chồng, ở vị thế chính chủ. Đời sống đứa con riêng của người vợ thường là khó khăn. Nhất là thời xưa, sống trong cảnh tam, tứ đại đồng đường, dễ thấy sự lạc lõng của đứa con này trong nhà cha dượng.

    Trường hợp người đàn bà đi bước nữa, con để lại nhà nội: đứa bé thành không có cả cha lẫn mẹ, tình cảnh cũng chẳng khá hơn gì.

    Một cái thuyết xưa nay bị cho là bất nhân, thật ra vẫn ẩn chứa chất nhân văn đằng sau nó. Đấy là biện pháp xã hội đặt ra để bảo vệ những đứa trẻ, những thành viên còn rất non nớt. Và cũng là cách ngăn chặn từ xa những tệ đoan xã hội có thể phát sinh từ những đứa trẻ không được cha/mẹ dạy dỗ. (*)

    Dĩ nhiên, đấy là nói chung. Thực tế thì gì cũng có ngoại lệ. Ví dụ vẫn có trường hợp con riêng chồng bị mẹ ghẻ ăn hiếp, sống kém xa con riêng vợ.
    Hoặc trường hợp người vợ góa không có con, vẫn bị áp lực thủ tiết thờ chồng, rồi chết già trong cô quạnh. Thật ra đây là sự vận dụng máy móc. Kinh Lễ ghi rõ: phu tử tòng tử = chồng chết thì theo con. Có con mới theo, không con thì thôi chứ. Sợ dư luận rồi đêm nằm một mình, rán chịu thôi.
    Cũng là một thứ ngoại lệ, với những người đàn bà cá tính mạnh mẽ họ chả kể gì dư luận, nếu đi bước nữa thực sự có lợi cho bản thân hay con cái họ. Nhớ có trường hợp bà hoàng bà chúa nào đó đi bước nữa với người khác để tạo thế cho mình, giành quyền lực cho con ..

    Trên đây là nói chuyện thời xưa. Thời nay, vị thế người đàn bà trong gia đình thay đổi nhiều. Việc các bà mẹ quê khuyên con gái thủ tiết thờ chồng nuôi con theo quán tính e là các cô chỉ lắng nghe cho phải phép. Chưa đi bước nữa chẳng qua là chưa tìm được người phù hợp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui vì KhungK lâu ngày ghé thăm.
      Vui hơn nữa là bạn đã bàn luận đúng vào chủ đề mà bài viết đang đặt ra. Cách lập luận rất thuyết phục thể hiện sự hiểu biết thấu đáo mọi nhẽ. NT thích lời com này. Cảm ơn Khung K nhiều!

      Xóa
  12. Nói về chuyện phụ nữ góa bụa có ý định đi bước nữa thì ko những người trong cuộc mà những người xung quanh ít nhiều có liên quan đều chạnh buồn - dù bước khởi điểm tới tương lai có hứa hẹn nhiều tốt đẹp đi chăng nữa? Trong trường hợp của NT, chính bà ngoại của con em trong buổi chiều ở BV đã " thở dài: “ Sợ hai đứa nó khổ” đó thôi. Ở trên, mọi người đã bàn và góp ý nhiều về vấn đề riêng của NT và mục đích chung em đặt ra là hai thái độ khác nhau của người đời trước việc "đi bước nữa" của đàn ông và đàn bà. Ngoài quan niệm và thành kiến lâu nay của xã hội là có cái nhìn thoáng và dễ dãi cho đàn ông tục huyền và khắt khe với đàn bà tái gía thì nói như anh Đỗ Tuân là đàn ông góa vợ thường khổ hơn đàn bà, vì đàn ông thường vụng đường nội trợ và thu vén trong nhà, nên mọi người thương mà ủng hộ cho họ tìm kiếm bạn đời. Còn đàn bà, anh thấy họ thường đảm đang và quán xuyến rất giỏi. Chồng mất, họ có vất vả hơn về việc mưu sinh và thiếu thốn tình cảm nhưng họ vẫn làm ăn, nuôi con, xây dựng, bảo vệ gia đình rất tốt. Nhiều người phụ nữ khi chồng mất được tự do hơn trong cách sống, làm việc, sinh hoạt của mình - tuy mang tiếng mẹ góa con côi nhưng có thể nói họ sống năng động thoải mái tự do và ở góc độ nào đó sướng hơn cả trước đây cùng cảnh "đũa có đôi" (Là anh chỉ nói một số trường hợp chứ ko phải là tất cả). Chồng mất, nhiều người mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế và trưởng thành hơn là nhiều ông bố khi vợ mất bỏ con bơ vơ khổ cực. Vì thế ca dao tục ngữ VN đã đục kết : "Bố chết, con ăn cơm với cá/ Mẹ chết, con liếm lá đầu đường". Điều đó nói lên đức hy sinh chịu đựng và tình yêu thương của người phụ nữ, người mẹ là vô cùng sâu nặng lớn lao, là vô cùng vĩ đại!...
    Phụ nữ có con riêng mà đi bước nữa thường ko mấy ai trọn ven hạnh phúc. Thậm chí khổ thêm cả cho mình và con cái. Bao điều tiếng thị phi dì ghẻ con chồng, con chung con riêng. "Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng". Vì thế anh mới có mấy câu chia sẻ cùng em ở trên và dặn "Khi vui viết sách, khi buồn thì yêu..." Yêu ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Không hẳn là theo kiểu "Trai tân, gái góa thì chơi/ đừng nơi có vợ đừng nơi có chồng" mà yêu theo sự mách bảo của trái tim mình. Vì ít ra mình là người tự do, ko sợ phạm luật. Hiii...

    Trả lờiXóa