Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

LỜI TƯỢNG ĐÁ

Khi xưa tôi chỉ là hòn đá
Xù xì
Góc
 cạnh                                                               
Vô tri
Vô giác
Mọi người vô tư dẫm đạp!
 Thế rồi
Qua tay người thợ
Mài dũa
Chạm khắc
Vô cùng tinh vi
Vô cùng nghệ thuật
Tôi
Trở thành Đức Phật!
Mọi người quì rạp
Thắp hương
Vái lạy
Nguyện cầu
Mong tôi gia hộ mọi điều
Cho tất cả chúng sinh! 

                       1/5/2015

24 nhận xét:

  1. Chúc em những ngày cuối tuần thật vui...

    Trả lờiXóa
  2. Có lẽ lời hòn đá mới phải.
    Khi đá đã thành tượng thì đó là đức Phật. Lời tượng cũng là lời Phật. Sinh thời ngài thích ca nói ta không có quyền năng ban phát cho ai cái gì cả. Ta chỉ cho các người con đường, các ngươi hãy tự đốt đuốc lên mà đi đến chỗ giải thoát...
    LỜI TƯỢNG ĐÁ có vẻ trách khéo chúng sinh, dẫm đạp đó, quỳ lạy đó. Với hòn đá thì nói như thế không ai trách,...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của em như lời chị Song Thu đó anh Bu à. Biết rằng Phật không ó quyền năng ban phát cho ai cái gì nhưng chúng sinh vẫn cứ quì lạy và xin đủ điều đấy thôi.

      Xóa
    2. Bu tui không muốn đức Phật nói ra những gì không đúng là vai trò của ông ấy. Trong bộ kinh Pháp cú ghi lời phật dạy không bắt bẻ ông được câu nào. Cho nên ở đây vẫn nên là LỜI CỦA ĐÁ

      Xóa
    3. Dạ, em biết anh Bu không muốn nói sai lời Phật, nhưng cứ cho em sai một vài lần anh Bu nha. Hôm sau em sẽ ăn chay niệm Phật, cúi mong ngài tha thứ.

      Xóa
  3. Bài thơ tự do thật giàu triết lý về cuộc sống con người.
    Theo Song Thu thì nhan đề bài thơ " LỜI TƯỢNG ĐẤ" mới đúng. Vì khi đã thành tượng đá rồi người ta mới quỳ lạy và vì thế tượng mới nói : "Xưa kia..." Thực ra thì cái tứ thơ này đã có khởi thủy từ văn học dân gian ( Để thì là hòn đất, cất lên thành ông bụt) Nhật Thành đã triển khai thi tứ ấy để nói về thói đời một cách cụ thể và giàu hình ảnh hơn thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế chị. Tứ thơ này không mới,và muôn đời nay con người ta vẫn vậy, phải khong chị? Cũng là con người ấy thôi, khi chưa thành danh, nói đúng người ta cũng không để tâm, chưa tin, nhưng khi là ông nọ bà kia rồi thì nói gì cũng là chân lý. Thử hàn vi thì bị coi thường, có tiếng tăm rồi thì người người kính nể.Nhưng lại còn điều đáng nói hơn: hòn đá vốn chỉ là hòn đá thôi, nhưng qua thủ thuật tinh vi của người khác, bỗng trở thành...đức Phật!

      Xóa
  4. Bài thơ của NT như được diễn ra từ câu tục ngữ: "Để là hòn đất cất thành ông bụt''. Đất hay đá, Bụt hay Phật cũng do con người sinh ra nặn ra cả. Nếu là đất hay đá thành Bụt hay Phật, phải qua quá trình chế tác. Từ người bình thường thành ông này bà nọ để được trọng vọng thì phải qua quá trình học hỏi và phấn đấu. Lẽ dĩ nhiên, Người ta cầu xin phúc lành từ phật. cũng có khác gì người ta cầu xin đấng tai to mặt lớn trong xã hội, ban phán hay bố thí ân sủng. Toàn là những điều tất nhiên cả thôi mà!
    Có điều còn có hàm ý khinh khi... Phật chẳng qua chỉ là hòn đá, Bụt chẳng qua cũng chỉ là hòn đất. ...
    Bài thơ triết lý quá đấy. NT có ý định thành nhà hiền triết không đấy ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin thưa ngay: NT không bao giờ có thể trở thành hiền triết nếu như...không có ai nặn cho mình! He he...
      Thực ra bài thơ bắt đầu từ hiện thực: ở vùng quê NT sống có rất nhiều mỏ đá quí. Có một loại đá trắng rất đẹp, người ta khai thác và chế tác thành các tượng đá rất đẹp. Đi dọc cả một quãng dài, hình ảnh của phật tổ Như lai, phật bà quan âm cái đã hoàn thành, cái còn dở đá dở tượng trong các xưởng chế tác bày ra nhan nhản. NT thấy hay hay và viết mấy dòng thế thôi. Chất triết lí là từ câu tục ngữ của cha ông ta vậy, không phải của NT.
      Ai muốn thành công cũng phải qua gian nan rèn luyện, tu luyện. Tuy nhiên, tượng đá biết rằng, bản thân mình thành Phật là do bàn tay "tinh vi" "nghệ thuật" của người khác. Vì là lời của tượng đá nói về mình nên không có hàm ý khinh khi mà chỉ là tự biết mình mà thôi. Và như thế cũng là đáng trân trọng lắm rồi, phải không Hòn Sỏi?

      Xóa
  5. Chào các enh các ả
    Bài thơ không được hay lắm , nhưng nó đã gửi được một thông điệp " Có tin có lành " . Dù đất hay đá , là một vật vô tri , do con người tạo dựng nên . Điều đáng bàn ở đây là những nghệ nhân đã thổi hồn cho đá , đất , từ những vật bình thường trở nên sống động ( Thần Vệ Nữ , Thần tình Yêu vvv ) mà cả thế giới đều ngưỡng mộ
    Tôi cũng từng đi tham quan nhiều làng nghề , cũng đi nhiều đền chùa ( Chùa cũ chứ không phải những chùa mới xây hoành tráng bây giờ ) cảm nhận được những nghệ nhân họ cũng rất trăn trở với giữ được hồn cốt của phong cách Việt . Nhưng vì kinh tế thị trường , nhận đơn hàng theo yêu cầu của chủ hàng họ phải làm theo ( Dù thâm tâm họ không muốn ) vì thế đi đến đâu trong các cụm đền chùa ở Việt Nam , những khu di tích đều gặp những tượng đài giống nhau thiệt là rầu
    Tặng các enh các ả trong nhà này câu chuyện , cũng liên quan đến hồn Việt cho nhẹ đi trăn trở của cuộc sống
    Hai cha con đi xem ca nhạc , khi nghe Đinh Thìn thổi sáo
    - Con hè ông Thìn thổi bằng cái chi mà hay rứa hè
    -Bằng cây tráo cha ạ
    - Tráo tre hay tráo ná rứa bây
    - Tráo trục cha ạ
    - Một bộng hay nhiều bộng
    - Một bộng cha ạ
    - Trời ơi một bộng mà ông Thìn còn thổi hay ra rứa , còn nhiều bộng chắc còn hay nựa
    Tối zui zẻ nghen Nhật Thành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhật Thành nhận thấy càng nói chuyện với Sa lam càng thú vị đó nha.Chỉ tiếc răng âm mi không lập 1 blog mà giao lưu cho vui. Thỉnh thoảng réo nha là "bà chằng" mà chửi cho sướng. He he...
      Đã đến nhà của Quang Thứ và Tan chưa?

      Xóa
  6. Em không nói về bài thơ vì đã có các bậc trưởng bối nói cặn kẽ cả rồi. em chỉ nói về khía cạnh tâm linh cá nhân em thôi, là dù biết đó chỉ là tượng, là đá, do con người tạc lên mang hình dáng Phật ( cũng do con người mặc định ), nhưng khi em nhìn vào đó cầu nguyện, em xem đó là đức tin của mình, em cũng mong mỏi, thành tâm cầu khấn thiệt lòng ( dù biết cầu vậy thôi chứ chắc gì có, nhưng vẫn thấy có chút gì đó an tâm hơn á chị ).
    Lễ xong rùi, chuẩn bị tháng làm việc mới. Công việc suông sẻ, may mắn thiệt nhiều nghen chị iu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tâm lí của em cũng là tâm lí chung của mọi người mà, chị cũng vậy. Như Sa lam nói đó, con người, bằng cái tâm và cái tài của mình, đã thổi hồn vào đất đá, và khi con người ta có được đức tin, "hồn " ấy nó trở nên sống động, trở nên linh thiêng, và trở thành chỗ dựa tinh thần cho con người, giúp ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Nhưng như chị trả lời trên Hòn Sỏi, chị viết mấy dòng từ cảnh thực thế thôi.
      Nghỉ lễ 6 ngày, chị không đi đâu cả, xem mọi nơi bắn pháo hoa trên ti vi thế thôi. Buồn!

      Xóa
  7. "Lúc khó, chẳng có ai nhìn
    Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em" ( Ca dao )
    Cũng là hòn đá tạo nên
    Trở thành tượng Phật oai nghiêm uy quyền
    Chúng sinh ngưỡng vọng kính tin
    Cầu xin phúc lộc... Phật thiêng độ trì...

    Tuy nhiên, bài thơ LỜI TƯỢNG ĐÁ của Nhật Thành cụ thể là lời tượng Phật. Mà Phật thì đã có từ trước. Mãi sau này người ta mới tạc bằng gỗ, đá hoặc đúc bằng đồng để thờ cúng rất thiêng liêng thành kính theo đức tin của mình. Ở các đền chùa các tượng Phật được làm lễ "chiêu hồn nhập tượng", xét về mặt tâm linh rất có giá trị và ứng nghiệm...Ngày nay các nghệ nhân, thợ đá có thể chế tác, chạm khắc muôn hình vạn trạng kiểu dáng, kích cỡ các kiểu hình tượng người và vật thể để phục vụ nhu cầu khách hàng. Người ta dùng các tượng đó như một thứ hàng mỹ nghệ có khi chỉ do sở thích hoặc mang tính ước lệ tượng trưng, trang trí cho thêm đẹp hoặc sang trọng. Khác với những tượng Phật đã đi vào lòng thành kính và ngưỡng mộ được thờ cúng. Vì thế bài thơ của NT tuy mang tính triết lý nhưng từ chỗ nói về đá tạc nên tượng Phật mà được sùng bái thì dễ làm cho người đọc ngộ nhận là có tính khinh khi. Bởi thế, những lời com nhận xét trên của Bulukhin Nguyễn, theo anh là rất thấu đáo và hợp lý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như em dã trả lời Hòn Sỏi, em không thể là triết gia! Từ việc nhìn thấy các xưởng chế tác đá mĩ nghệ, em viết vậy thôi. Tuy nhiên, nói thế không phải là em không cố ý nói tới con người, nhất là con người đương đại.Đây là lời của chính tượng đá kể về mình, khi đã trải qua 2 giai đoạn: lúc vô danh, lúc đã thành danh. Không có ý khinh khi, và tượng cũng không có thái độ cao ngạo hợm hĩnh. Có chăng là sự phán xét thái độ của người đời trong bài thơ mà thôi.

      Xóa
  8. Sa lam đã vào nhà bọ Tân , và bọ Quang rồi . Bọ Tân viết rất ít từ lúc đăng bài thơ " Cái roi ngày ấy " rồi thôi . Đọc những bài cũ thấy bọ Tân viết cũng được . Còn bọ Quang làm thơ rất hay
    Tôi làm nghề kinh doanh nên rất bận , lập blog không có thời gian để chăm sóc mà tính cách con người xứ Nghệ trong tôi dễ ăn gạch , đá , mà nhà ở đã xây ổn định không cần đá , gạch thêm nữa . Tôi chỉ thích khi nào rảnh thời gian lại lang thang vào các Blog ném đá và cãi nhau . Bà ( Chằng ) cứ yên tâm tôi không ném đá bà đâu , nếu ném thì cũng ném gạch làm bằng mút Kim Đan
    Lại nói về món Nhút , làm bằng quả mít non khi bắt đầu dậy thì . Người ta gọt bỏ vỏ , thái mỏng ướp với muối nên có màu trắng . Còn món của Mệ không phải là nhút . Đó là xơ mít mật , khi ăn múi xong người ta lấy xơ ướp với muối rồi nén lại , khi ăn cắt thành lát nên mới có màu vàng . Chắc nhà Mệ không có nhút nên mới giới thiệu tầm bậy , tầm bạ làm mọi người ngộ nhận . Nói đến nhút và tương thì phải tham khảo những ngươi sống ở Thanh Chương và Nam đàn ( Nhút Thanh chương , tương Nam Đàn ) còn không rành mà nói như vậy tội nghiệp món Nhút
    Ngái ngôi chi mà anh nỏ về
    Hay là anh chê quê em nghèo đói
    Hay anh chê em vụng về câu nói
    Đất Thanh Chương Nhút mặn dưa cà
    Zui zẻ nghen bà (Chằng)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơ này Sa lam, ngang như dân Nghệ mà lo ném gạch đá à? Bùi Vợi nói ri:
      Đã thẳng, thẳng như rọt ngựa
      Đã nói là nói oang oang
      Ông trời nói sai cũng cãi
      Như rứa là dân Nghệ An
      Và tui nói thêm ri:
      Nhưng mình nói sai cũng cãi
      Như rứa là dân quê choa
      Nhút tùy từng nơi chứ, nó như tiếng Nghệ nà, huyện nói ri, huyện nói tê. Nhà tui cũng có khi mói nhút bằng mít non, nhưng xơ mít mói cũng kêu là nhút. Bên nhà Tan thì nhút mói từ măng đó. Tui còn được ăn loại nhút mói thập cẩm: xơ mít, hoa chuối, đầu cá biền...mặn như là muối bỏ...miệng ấy. Tui hồi trước đi học sư phạm ở Vinh, đói quá mà nhà ở xa nên chủ nhật hay theo bạn về Hưng Nguyên, Nam Đàn, có khi lên Thanh Chương...chủ yếu để kiếm một bữa cơm cho no. Tui được nếm nhút các loại nhiều lắm rồi, nhưng khoái nhất chỉ có rau muống luộc.

      Xóa
  9. Chúng ta hòn đất chân quê
    Yêu văn chương kết bạn bè muôn phương
    HƯƠNG NGÀN gió nội thân thương
    Chỉ mong đời hết gió sương dãi dầu
    .
    Mong chi đâu! Mong chi đâu
    Người ta nặn tượng tô màu khói hương.
    .
    Hì hì hì
    Hỏi răng tượng đặt nơi đâu
    Mang trầu cau đến nguyện cầu được chăng.
    Biến đây.

    Trả lờiXóa
  10. Đã nhận được bài: 50 bài thuốc dân gian qua Email chưa đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mail không tới, nhưng em cóp bên HƯƠNG SÁC TÌNH QUÊ rồi. Cảm ơn anh HT.

      Xóa
  11. Bài thơ giản dị, nhỏ nhắn, triết lí nảy ra từ những chi tiết đời thường, chính vì thế mà lắng đọng, thuyết phục. Là Cầu tre nghĩ thế!
    Chào Nhật Thành, nhà bạn cơ ngơi, quy mô quá. CT xem mấy lần vẫn chưa hết được các mảng kiến trúc, nhưng đã thấy thán phục gia chủ!:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Cầu tre đã qua chơi. Mong CT đọc và góp ý thêm nhé.

      Xóa