Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 5

QUYẾT ĐỊNH...(tiếp)
-         Tùy Na thôi, trong đầu óc cậu đầy ắp những lãng mạn, những mộng mơ, những ảo tưởng, cậu cứ việc “đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần”. Còn Yến, Yến sẽ chỉ đi nơi đâu thuận lợi cho mình. Mình tin rằng, sau bốn năm Thông Thụ, cái não của cậu sẽ được tẩy rửa hết những suy nghĩ hão huyền xa thực tế.
Có một cái gì đó bắt đầu nằng nặng trong ngực Na, cô nhìn Yến với ánh mắt đầy nghi hoặc:
-         Thế sao lúc đầu cậu còn cùng mình lên đây? Đã lên đến nơi, đã nhận quyết định rồi, bây giờ lại…
Yến dừng tay xếp đồ, nhìn thẳng vào mắt Na:
-         Mình lên đây là vì cậu, cậu hiểu điều đó mà? Là bạn bè của nhau, mình không nỡ nhìn cậu lủi thủi một mình lên một miền rừng heo hút trong nỗi buồn tan vỡ mộng tưởng về mối tình đầu.
-         Thế bây giờ cậu bỏ mình lại? – Ngực Na đã nặng trĩu, khóe mắt bắt đầu cay cay.
Yến kéo tay Na ngồi xuống:
-         Mình không bỏ Na lại, tại Na không chịu theo quyết định của mình đấy chứ. Na nghĩ xem, trong túi du lịch của Na chắc hẳn có những cuốn sách dày cộp chứa đầy kiến thức văn học, đúng không? Cũng như vậy, trong túi du lịch to tướng kia của mình, có bao nhiêu những tài liệu về giáo học pháp, về những kiến thức toán học, nào giải tích, nào đạo hàm, nào hình học không gian...Giờ nếu vào Thông Thụ, nơi mà nhiệm vụ của người giáo viên là xóa mù chữ cho con em đồng bào dân tộc, dạy cho các em biết nói tiếng Kinh,  những cuốn sách ấy có cần không? Ba năm miệt mài với cả núi kiến thức như thế, giờ cần không? Hay nói như chị Thu, đem vứt mẹ nó ra ngoài bờ ngoài bụi?Uổng quá đi, buồn quá đi!
-         Nếu thế, công cuộc giáo dục chỉ thực hiện ở vùng ngoài, vùng thuận lợi thôi à? Vùng sâu, vùng khó khăn ai dạy?
-         Ai dạy ư? Câu hỏi đó dành cho những người có trách nhiệm thuộc tầm vĩ mô trả lời! Ở vùng sâu  vùng xa, cả xã chỉ vài chục em theo học cấp hai, mỗi lớp có dăm em, có cần phải điều cả hàng chục giáo viên vào để dạy không? Thay cho việc đưa giáo viên vào đó, hãy tập trung các em về một trường nội trú mà dạy, tại sao cấp ba có trường nội trú mà cấp hai lại không có? Tại sao kêu thiếu giáo viên mà lại lãng phí giáo viên như vậy?
-         Cái đó thì Yến đi ra ngoài bộ giáo dục mà hỏi, việc của  chúng mình là theo sự phân công của tổ chức – Na xẵng giọng.
Yến nhìn Na, ánh mắt như vừa thương hại, vừa thông cảm về sự ngô nghê của bạn:
-         Phân công của tổ chức? Tổ chức nào? Một ông  vội vội vàng vàng hỏi hai đứa học ở đâu, môn gì, thế là viết quyết định. Chẳng cần biết có bằng hay chưa, chẳng cần biết bằng loại gì. Chả trách mà khi học ở trường, có nhiều người thi trượt vẫn ra dạy bình thường, đi dạy rồi cuối năm về thi lại, thi chưa được năm sau thi lại tiếp. Chưa có bằng, khéo xin xỏ được dạy vùng ngoài, hai đứa mình bằng giỏi thì đi dạy xóa mù!
Na vùng vằng đứng dậy, đến bên cửa nhìn ra ngoài bồn hoa loa kèn chỉ còn trơ lại những cuống hoa chỏng chơ:
-         Trước khi ra trường, chúng ta đều đã viết trong đơn: “Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu,làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần” đó là gì? Chẳng lẽ đó chỉ là viết cho hay?
Yến cầm chiếc gối đập mạnh xuống giường:
-         Na ơi là Na, đến khi nào trong cái đầu của cậu mới tẩy hết những thứ rác rưởi ấy đây?  “Mùa xuân nhớ Bác” của Phạm Thị Xuân Khải  vừa qua như một quả bom nổ đinh tai nhức óc, làm dư luân xôn xao như thế mà cậu vẫn cứ một mực tin và làm theo những câu rác rưởi ấy ư? Nói thật với cậu, khi ngồi trong nhà thầy trưởng phòng, nghe thầy nhắc đến câu ấy, mình đã muốn nhổ toẹt một cái mà về ngay. Cậu không mở mắt to ra mà nhìn đi, những đứa con ông cháu cha học xong nó về đâu? Những đứa bố mẹ có tiền chạy chọt nó về đâu? Bọn chúng, một lũ học hành chả chớt, đi thi là đi chép, vậy mà giờ về thành phố dạy cả đấy! Chắc chúng cũng viết câu “Sẵn sàng…”đó trong đơn chứ nhỉ? “Đồng chí không bằng đồng tiền/Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp” là thế đó, hỡi cô bạn ngờ nghệch và lãng mạn của tôi!
Na quay lại, giận dữ nhìn Yến:
-         Cậu mới là người phải tẩy não! Hãy tẩy ra khỏi đầu những suy nghĩ tiêu cực ấy đi. Mình không phải không thấy những điều đó! Và mình bực tức chia tay Ninh không chỉ vì cái tính gia trưởng, mà mình cảm thấy Ninh thật hèn hạ khi  vừa xoa tay vừa cúi khom người đưa phong bì và nói những lời tâng bốc, nịnh nọt ông trưởng phòng giáo dục Hưng Nguyên để xin cho mình về đó.
Yến đứng bật dậy, đi lại đứng trước mặt Na:
-         Rồi cậu sẽ hối hận, Na ạ. Cậu sẽ hối hận khi cứ mơ màng với cái “mặt trời chân lí chói qua tim” mà cậu tôn thờ! Cậu có biết cái ông nhạc sĩ gì đó đã nói đểu những cô giáo miền xuôi lên dạy học ở những bản làng xa xôi như thế nào không?
Yến quay lại giường, nằm bắc chân chữ ngũ và hát nheo nhéo:
-         “Ơi cô giáo của bản làng….Đời đẹp như bông hoa trên đỉnh núi…úi…úi…” Ha …ha…ha…
-         Cậu điên rồi, câu hát hay như thế mà cậu cũng cho là nói đểu?
Yến vẫn cười, tiếng cười chua chát, nghe như đã ướt nhòe nước mắt. Và quả là miệng cười nhưng mắt Yến nhòe nhoẹt nước:
-         Đểu đấy, Na à. Hoa trong vườn dù đẹp hay xấu đều được chăm, được bón, được nâng niu, được tưới tắm. Tồi ra thì hoa ven rừng mọc hoang dại dù không được vun trồng tưới tắm nhưng nếu đẹp thì cũng có người  hái về, trân trọng cắm vào lọ mà ngắm nghía. Hoa trên đỉnh núi ư? Hoa  trên đỉnh núi thì nở cho ai nhìn? Đẹp cho ai nhìn? Kẻ nào đủ can đảm leo lên đỉnh núi mà ngắm hoa? Mà hái hoa?Hoa nở đó, khoe sắc một mình giữa đại ngàn hoang dại, nở hết mình rồi tàn, rồi lụi. Đấy, cô giáo miền xuôi lên với bản làng là như vậy đấy.
Na bước đến giường, ngồi xuống. Yến cũng đã ngồi dậy. Hai đứa ôm nhau, khóc tấm tức. Phía cuối dãy nhà kí túc, tiếng của chị tạp vụ cứ lanh lảnh. Hình như là chị lại mắng con.
Hồi lâu, Na đứng dậy lấy lược chải tóc. Na nói mà không nhìn Yến:
-         Thôi thì Yến cứ về đi, nếu anh Liêm xin được cho hai đứa càng tốt,nếu không thì mình vẫn đủ nghị lực làm hoa trên đỉnh núi, Yến à. Hoàn cảnh gia đình mình không cho phép mình lựa chọn, không cho phép mình bỏ cuộc!
                              (Còn nữa)


     


44 nhận xét:

  1. Bài viết đã tạm ổn, câu chữ đẫ ngắn gọn , tiết tấu đã nhanh lên
    Qua cuộc đàm luận của Na và Yến , Salam đã thấy được rạn vỡ trong tư duy, sự đổ vỡ vào niềm tin của các cô giáo trẻ .
    Tuổi trẻ là tuổi của cống hiến và khám phá . Nhưng ở đây dù có nhiệt huyết bao nhiêu thì vẫn bị lung lay khi đối diện với tương lai phía trước .
    Điều đáng bàn ở đây là : Đã biết lên miền núi là gian nan vất vả , Tân Kỳ , Quỳ Hợp , Quỳ Châu , hay Quế Phong cũng đều là ( Ba xanh , ba quăng ) cả . Khi chưa tới nơi , chưa đối diện và sống chung với cuộc sống trần trụi , không đẹp như trong thơ ca mà đã hoang mang do dự ??
    Na thì trốn chạy sự đổ vỡ của tình yêu . Còn Yến thì vì thương bạn mà đi theo . Điều này có rất nhiều trong cuộc sống , Salam và em gái của Salm ở Vũng Tàu là một minh chứng cho điều này . Theo bạn về những nơi đô hội hay ở đồng bằng thì còn chấp nhận được . Nhưng theo bạn lên nơi rừng xanh núi thẳm , nơi rừng thiêng nướ độc thì khó thuyết phục ( ? )
    Đây mới mới là mở đầu cho sự đối kháng giữ Yến và Na , để xem tác giả giải quyết mâu thuẫn này như thế nào ?
    P/s : Trong này chi tiết hay nhất là ông cán bộ , chưabieets đã có bằng hay chưa mà đã vội vàng ký quyết định ngay . Điều đó cho thấy ông vồ được mấy con gà ( Công nghiệp ) non tơ , nên ông rất vui sướng . Cũng giống như tâm trạng Hòn Sỏi cũng vui mừng khi đang gãi ghẻ mà được Salam gửi cho mấy lọ thuốc DEP .....hế hế hế hế

    Trong trường vất vả dạy đàn con
    Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
    Lo sáng bình minh cơm mãi vội
    Về đêm lịm tắt bữa chư ngon

    Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
    Lặng lẽ khuyên răn , nghĩa vẫn tròn
    Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
    Cô thầy khổ nhọc tựa ngàn non

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết, đoạn này không thể hiện cái rạn nứt, đổ vỡ tư duy hay niềm tin của hai cô giáo trẻ. Đơn giản vì trước đó tác giả chưa đề cập đến vấn đề này. Những phần trước đang nói về quê hương, về gia đình, về tuổi thơ. Tiếp sau là những gian nan trên chặng hành trình rồi đối mặt với những thái độ, quan điểm của người đời đối với nhà giáo.
      Với Yến, một cô gái từ vùng đồng bằng (Diễn Châu), trải qua một chặng đường trên xe lên miền núi như thế, rồi thông tin chặng tiếp vào trường còn 1 ngày rưỡi đi bộ. Cô hoang mang và nghĩ đến chuyện bỏ chạy là đúng thôi. Thời đó bao nhiêu cô giáo mới lên đến nơi đã bỏ chạy như Yến, Yến không phải là cá biệt.
      Người bỏ cả cơ hội được về Quỳnh Lưu theo Na lên Quế Phong là có thật. (Có lẽ người Quỳnh Lưu hay nặng tình thế chăng?)
      Còn chi tiết không chú ý đến bằng cấp là thế này: thời đo học sư phạm xong, nếu trượt tốt nghiệp vẫn được phân công dạy học. Năm sau trở về trường thi lại môn bị trượt để lấy bằng. Nếu thì vẫn không đủ điểm lại đi dạy tiếp, năm sau nữa về thi cả 4 môn. Vậy nên khi đến nộp hồ sơ, chỉ cần có quyết định của sở là được. Những hiện thực một thời ấy, tác giả muốn nén gọn trong phần rất ngắn này. Chính vì vậy có thể người đọc khó hiểu.
      Xin trao đổi với anh Salam mấy vấn đề như rứa nha.

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Cái hay của nhà văn là ghi chép lại sự việc bằng lột tả tâm lý nhân vật. ( Mới đây OM viết về nhân vật anh trong cây cơm nguội bằng những chấm phá tâm lý sắc sảo để làm điểm nhấn cho câu chuyện chẳng hạn).
    - Suy nghĩ và lời thoại của 2 cô gái tuổi đời đôi mươi dù sắc bén , am hiểu đến đâu thì vẫn nằm trong vòng....thơ bé ! ( Thơ bé là mượn từ trong câu thơ của Tố Hữu) . Cái tuổi mới ra trường , còn nhiều ước mong mơ tưởng; Cái tuổi hai mươi còn ngây ngô , chưa từng va vấp , chưa từng vùi dập mà đối đáp suy tư của người...40 đầy am tường ư ? Nói cách khác , nhân vật tuổi 20 nhưng tâm lý nhân vật tuổi 40 từng trải. Non nớt trong cái ngây ngô và già dặn trong sự non nớt của tuổi này mới đúng tâm lý nhân vật. Ba mươi năm trước là cuộc khủng hoảng kinh tế mà lạm pháp như diều gặp gió , mớ rau con cá mỗi ngày một giá , cái ăn còn tính từng ngày thì ..." Vi mô và Vĩ mô" chưa hề phổ cập như bây giờ.
    Nhà văn phải chọn cách viết phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý nhân vật. Yến có thực dụng khôn ngoan hơn nhưng vẫn ỡ cái tầm chưa qua vòng thơ bé . Gìa dặn trong sự non nớt của tuổi đôi mươi mới đúng. Dựng lại hoàn cảnh buổi ban đầu này của hai cô giáo mới ra trường bằng nhận thức và lý lẽ non nớt pha chút bồng bột , đầy mơ tưởng của tuổi này chứ không phải bằng lý lẽ, đối đáp đầy kinh nghiệm của cô giáo ...tuổi 50 có gần 30 tuổi nghề !
    Cách viết của nhà văn là như thế. Phải đúng tâm lý nhân vật mới chinh phục được những người khó tính như lão.
    Trong lúc lão Sỏi bận ra biển trẫm mình , lão " Hòa thượng điếu cày" chưa kịp viết lời khen tặng thì lão cứ...ý kiến cái đã !
    P/s - Lão Bu có ghé mắt vào bài này , xin mời đọc lời còm bài trước vì lão có bài còm riêng tặng....Thầy trò anh ở đó. Mến thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Truyện của Om có cốt truyện tâm lí, Om đã thể hiện rất thành công. Điều đó không cần bàn cãi.
      Phần này của tác giả được kể bằng lờì thoại. Tất nhiên qua lời thoại, ngoài nội dung hiện thực cần chuyển tải thì còn phải thể hiện đúng tâm lí độ tuổi, quan điểm, nhận thức, thái độ của nhân vật trước cuộc sống.
      Để chuẩn bị cho phần thoại này, đặc biệt là nhân vật Yến, em đã cài vào một số chi tiết trước đó:
      - Yến là người Diễn Châu. Ở Nghệ An, người Diễn Châu thường khôn ngoan, lọc lõi, lại thêm sự ngoa ngoét (từ dùng của Lão). Ở trường SP, nói đến dân Diễn Châu thì thầy cô cũng phải…nể cái lọc lõi của họ.
      - Yến có anh trai là phó hiệu trưởng trường sư phạm. Vì thế, những thông tin về trường vùng sâu xa, số học sinh đi học và hiện trạng giáo dục ở những nơi đó (từ học sinh cũ của anh mình) Yến sẽ biết rõ dù chưa một lần đặt chân đến.
      - Trong bối cảnh của năm 1986, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của Phạm Thị Xuân Khải (sinh viên năm thứ 2 trường Đại học tổng hợp) đăng trên báo Tiền Phong đã có những tác động rất lớn, nó phần nào phá vỡ niềm tin của giới trẻ đối với xã hội, đối với Đảng. Trong những ngày cuối ở trường, bọn em đã bình luận rất nhiều, đã tỏ rõ thái độ bất bình khi nhìn vào những bất công ngang trái trong xã hội.
      (xin chia sẻ thêm: Na đã bị Yến chửi té tát khi quyết định lên Quế Phong, bằng những lời lẽ còn già dặn hơn thế)
      Và có thế nhiều người còn nhớ bài thơ của cô sinh viên này, nhưng xin được ghi lại ở đây:
      Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
      Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
      Vần thơ thân thiết
      Ấm áp lòng người

      Bác đã đi xa rồi
      Để lại chúng con bao nỗi nhớ
      Người cha đã đi xa.

      Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
      Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
      Làm sao có thể quên
      Mỗi lần gặp Bác
      Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
      Người thường nhắc nhở:
      Yêu nước, thương dân
      Dẫu thân mình có phải hy sinh
      Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.

      Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
      Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
      Day dứt vì mình chưa làm được
      Những điều hằng ước mơ
      Những điều chúng tôi thề
      Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
      Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
      Được Đảng chăm lo
      Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất

      Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
      Không ít người đang lỡ thì, mai một.
      Theo năm tháng cuộc đời
      Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
      Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ

      Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
      Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
      Mỗi vụ gieo trồng
      Có phải đâu là lép cả?

      Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
      Những trang sử vẻ vang dân tộc
      Chúng tôi được học
      Được thử thách nhiều trong chiến tranh
      Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
      Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
      Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
      Có học hành, lại phải sống cầu an
      Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
      Bởi lẽ đấu tranh - tránh đâu cho được?
      Đồng chí không bằng đồng tiền
      Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
      Có ai thấu chăng
      Và ai phải sửa?

      Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
      Lòng vẫn thầm mơ ước
      Bác Hồ được sống đến hôm nay
      Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
      Trừ những thói đời làm dân oán trách
      Có mắt giả mù, có tai giả điếc
      Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
      Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
      Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
      Tham quyền cố vị
      Sợ trẻ hơn già
      Quên mất lời người xưa:
      “Con hơn cha là nhà có phúc”

      Thời buổi này,
      Không thiếu người xông pha thuở trước
      Nay say sưa trong cảnh giàu sang
      Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?

      Mùa xuân đất nước
      Nhớ mãi Bác Hồ
      Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
      Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.
      (Điện rất yếu, cưa trả lời mọi người được hết. Mọi người cứ giao lưu thoải mái đi nha)

      Xóa
  4. 1 - Khen thì Sỏi không khen vì đã có Lão Hòa Thượng. Hòa Thượng có hàm lượng đường nhiều hơn khi khen bà xã.
    2 - Chê thì Sỏi không chê vì đã có Laotan . Lão chê không có kẻ nào dám cãi, Ai lại cãi lại chân lý bao giờ.
    3 - Vừa khen, khen chán rồi quay ra chê thì có Salam, Salam vừa gãi vừa khen thì cái khen rất khác mọi người, cứ khen toạc da toạc thịt ra. Khi chê thì cũng vừa chê vừa gãi như cái cách vặt lông vậy, chê hết mình, chê đến cùng.
    4 - 3 cái cây này trong nhà NT thì chắc chắn em nó thành công có khi thành đại thi hào ấy chứ. Vì thấy đủ như vậy nên Sỏi hết việc, thành thử hắn nhàn đọc xong thì thấy một mảnh của tác phẩm cũng được, thấy như yêu mến tác giả, tức là ''bà xã'' của anh Bu'.
    5 - Cái đoạn :"Hoa trong vườn dù đẹp hay xấu đều được chăm, được bón, được nâng niu, được tưới tắm. Tồi ra thì hoa ven rừng mọc hoang dại dù không được vun trồng tưới tắm nhưng nếu đẹp thì cũng có người hái về, trân trọng cắm vào lọ mà ngắm nghía. Hoa trên đỉnh núi ư? Hoa trên đỉnh núi thì nở cho ai nhìn? Đẹp cho ai nhìn? Kẻ nào đủ can đảm leo lên đỉnh núi mà ngắm hoa? Mà hái hoa?Hoa nở đó, khoe sắc một mình giữa đại ngàn hoang dại, nở hết mình rồi tàn, rồi lụi"

    Sỏi nhớ có bài thơ thế này:

    Em
    Bông hồng
    Bị bỏ quên trong vườn
    Đêm về gió lạnh rất buồn
    Như
    Phong lan nở
    Trong rừng ấy
    Ai ngắm, ai nhìn biết hoa thơm
    Tôi
    Ví em như hoa vậy
    Hoài phí đôi môi chẳng được dùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Tan cho vị đắng
      Anh xã cho vị ngọt
      Salam bỏ thêm dấm
      Anh Sỏi cho thêm ớt
      Nhật Thành nếm hết thấy ngon thật là ngon!

      Xóa
    2. Ôi anh tặng em thơ tình mà em bảo đó là ớt à, Nói lại đi...!

      Xóa
    3. Đúng rồi lại còn cãi ! Người ta đang cô đơn sầu muộn lại cho bài thơ như thế , lại còn cay hơn ớt . Đây là ớt Ấn độ , loại ớt mà cay nhất thế giớ ý . Thơ hay thì tặng cho Mệ Đan Thuỳ hết rồi
      Salam không phải cho dấm đâu mà là tương Nam Đàn ý , để dành mà kho cá đồng thì tuyệt cú mèo

      Xóa
    4. Ờ nhỉ, thơ tình anh Sỏi sao thấy cay chi lạ! Chắc là cay...mắt khi nghĩ về những từ khóa: bông hồng, bỏ quên, buồn, phí hoài.
      Còn tương của anh Salam là tương Nam Đàn, nhưng do múc vào trưa nắng nên...chua quá! (nhớ nhé, tương là phải múc vào buổi sáng mát trời đấy.)

      Xóa
  5. Ôi, các anh giai còm sĩ cứ như là trực sẵn trước nhà chị Nhật Thành ấy nhỉ! Bài mới ra hôm nay mà đã thấy còm dài dằng dặc rôm rả. Mình xách dép chạy theo mà không kịp đây!

    Đến phần này thì cái ý nghĩa của tên truyện đã hé lộ ra rồi. Nó hé lộ ra để chuẩn bị cho động tác tiếp theo là cựa mình nở ra rực rỡ, làm cái đỉnh cho câu chuyện hướng tới (?). Ở phần này, tác giả dùng lời thoại là biện pháp chủ yếu để câu chuyện diễn tiến. Hình như dùng lời thoại luôn là thế mạnh của chị Nhật Thành, nên ở đây, tính cách của nhân vật đã được bộc lộ khá rõ ràng.
    Tuy nhiên, em có cảm giác hình như nhân vật Yến không phù hợp lắm với lứa tuổi của cô và với thời đại mà cô đang sống. Ở những năm tám mấy, em nhớ, lứa thanh niên đa số đều có suy nghĩ như Na. Hoặc giả nếu không hừng hực niềm tin như Na thì cũng quay sang né tránh những việc khó, việc nặng, chứ không có đủ lý luận để phản biện như cô Yến này. Và đỉnh điểm cái sự nghi ngờ của em là những từ thật sốc của Yến như "rác rưởi", "nhổ toẹt"... để chỉ những tiêu cực thời bấy giờ.
    Và em cũng đồng ý với anh Salam ở trên là "theo bạn lên nơi rừng xanh núi thẳm , nơi rừng thiêng nướ độc thì khó thuyết phục ".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Đây là phần thứ 2 của mục Quyết định. Chỉ thấy cô Yến quyết định nhờ người anh xin về Tân Kỳ, cho dù đã lỡ viết vào hồ sơ “đi bất cứ nơi đâu tổ quốc cần đến”. Yến cho đó là một thứ lý thuyết rác rưỡi, không cần phải giữ lời hứa. Na thì có vẽ quyết tâm lên Thông Thụ nhưng sau khi nghe Yến thuyết phục thì cô phân vân và tuyên bố “Thôi thì Yến cứ về đi, nếu anh Liêm xin được cho hai đứa càng tốt, nếu không thì mình vẫn đủ nghị lực làm hoa trên đỉnh núi, Yến à” Tức là Na vẫn đang nước đôi chưa có quyết định dứt khoát như Yến…Vậy mục “Quyết định” là nói về Na hay về Yến đây…
      2- “Mặt trời chân lí chói qua tim”, câu thơ này trong bài Từ ấy của Tố Hữu. Nếu có ai phổ nhạc thì nội dung ca từ vẫn là của Tố Hữu. Yến bảo “Cậu có biết cái ông nhạc sĩ gì đó đã nói đểu những cô giáo miền xuôi lên dạy học ở những bản làng xa xôi như thế nào không?” Có lẽ Yến phải nhắc tên ông nhà thơ mới đúng chứ.

      Xóa
    2. Hihi, em chưa hiểu tại sao anh Bulukhin lại còm ngay phía dưới còm của OM? Về chi tiết ông nhạc sĩ gì thì hình như anh chưa đọc kỹ. Ông nhạc sĩ ấy là ông sáng tác cái bài phía dưới cơ!

      Xóa
    3. Hi hi ! Thế mà cũng không biết ? Thấy Lao Tân khen OM nên Lão chen vào dưới coment của OM . Chuẩn bi cả nhà sẽ được xem một màn đấu súng ở nhà OM .
      Hòn Sỏi có dám cá độ không ? Salam bắt lão Tân Tứ Lục

      Xóa
    4. Hehehe... Thấy hai thầy trò ...Hòa thượng quây người đẹp , lão lại thấy ...ngứa cái râu ghé vào.
      Lão nói có sai đâu , trên xe khách hay chốn blog thì cũng...na ná nhau cả. Lão viết thêm khúc đuôi câu chuyện của hai thầy trò Hòa thượng tặng cả nhà đọc nhé .
      ....................
      Bấy lâu lão cứ thắc mắc là rải rác một vài Blog thấy Sa Lam gọi Lão Bu là Hòa thượng một cách trịnh trọng. Đành rằng lão Bu thiên về Phật học và cái kho tàng cho chúng ta hiểu về thế giới Đạo phật. Lão đem thắc mắc này hỏi Hòn Sỏi. Vì trong lão , ngoài cái áo tầm phào đang mặc , Hòn Sỏi có một kiến thức xã hội đáng nể.
      Sỏi đáp :
      - Hơn người bình thường thì gọi là Hòa thượng chứ sao .
      Và để minh chứng , Sỏi cao hứng kể cho lão nghe chuyện của Lão Bu và Sa lam .Chẳng biết thật đến đâu , lão chì là người ghi chép lại.
      Nghe nói một hôm lão Bu về Sài gòn thỉnh...sách , sau đó gặp Salam và hai người về lại Vũng tàu đàm đạo về văn học gì đó. Chuyến xe cuối tuần saigon - Vũng tàu hôm đó đông người chật cả lối đi. Cả hai ông nhà ta đều tìm được chỗ ngồi gần nhau. Trên chặng đường dài , có một cô gái đứng cạnh bám vào thành ghế ngã dúi dụi mỗi khi xe thay đổi tốc độ, rung lắc. Salam thấy thế mới mời cô nàng ngồi hẳn vào đùi mình vì quãng đường còn khá dài. Cô gái thấy ông này cũng lớn tuổi , tin tưởng được nên ghé mông ngồi xuống.Sa làm vui lắm vì....MẦM THIỆN .
      Xe chạy được một lúc , cô gái bỗng dưng bật nhỏm dậy bảo :
      - Hình như trong túi quần anh có cái gì đâm vào mông em.
      Sa lam à lên và tẽn tò thọc tay vào túi quần lôi cái tẩu thuốc ra, cười nhão nhoẹt :
      - Xin lỗi , cái tẩu thuốc.
      Cô gái đành phải đứng mà không dám ngồi nữa , cô sợ cái...tẩu thuốc của Salam. Lão Hòa thượng ngồi kế bên bèn bào :
      - Này cháu , đường còn dài , cháu ghé chút vào đây mà ngồi cho đỡ mỏi. Đường còn xa...
      Cũng không còn lựa chọn nào khác , cô gái bèn gật đầu chào xã giao lão Bu và ghé mông ngồi xuống.
      Lần này thì xe chạy được một lúc , cũng rung lắc dập dờn , cô gái cũng hốt hoảng bật nhỏm dậy.
      - Dạ , hình như trong túi quần của chú có cái...Điếu cày !
      Hehe...
      Hòa thượng phải hơn người bình thường chứ ! Không hòa mà luôn...thượng thì ắt là Hòa thượng !

      Xóa
    5. Chủ nhà chưa thấy đâu, thấy toàn khách rút súng ra thôi! Nhưng súng của các anh còn đạn không? OM hỏi thế thôi, ko tò mò đâu, OM ngược đây ạ!

      Xóa
    6. Chủ nhà chưa ra mặt đâu ! Vì còn chờ nhận xét của Quang Thứ
      Chủ nhà bi giờ đang rất bực tức , có khi lại đang lồng lộn lên không biết chừng . Cả nhà hãy chờ đợi cơn bão của " Bà Chằng " . Nếu sợ thì OM chạy trước đi . Còn Salam thì " choa nọ ngạn enh ạ mô cạ . Chờ nghe lời nhận xét của Quang Thứ , rồi chạy cũng còn kịp mà
      Quê choa cọ câu nọi " Tiền khạch hậu chụ " OM cọ hiệu không ?

      Xóa
    7. Hòa thượng nói Lão đã nhầm không phải điếu cáy, mà là cái dùi gõ mõ, nhỏ hơn cái điếu một chút nhưng cứng hơn. Con bé may không có chết vì cái dùi gõ mõ.

      Xóa
    8. Khi Om xuất hiện, đâu phải chỉ mình anh xã của NT mà có cả Salam, lão Tan, anh Sỏi cùng nhất tề xếp hàng sau Om ấy chứ. Chen vào chỗ Om để trò chuyện không được, chị trả lời chung đây nhé:
      1.Từ sau năm 80 của thế kỉ XX, xã hội VN khủng hoảng về nhiều mặt, đặc biệt là về chính trị. Tuổi trẻ lúc đó quả thật hoang mang, dao động và thiếu niềm tin vào Đảng. Đỉnh điểm là những năm 85, 86. Và như chị đã nhắc trong phần trả lời lão Tan, bài thơ của cô sinh viên năm thứ 2 trường ĐH tổng hợp đã làm xôn xao, chấn động tư tưởng của các tầng lớp trí thức lúc bấy giờ. Thanh niên không còn cái háo hức, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc đời như trước. Họ dè chừng hơn, nghi ngờ nhiều hơn vào cái gọi là sự ưu việt của CNXH. Vẫn có những người cố tin như Na, nhưng những người có nhận thức, suy nghĩ như Yến đã xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là hiện thực mà chị muốn p/á.

      Xóa
    9. 2. Thông cảm cho anh xã Bu, giờ mối khi vào HƯƠNG NGÀN còn phải mắt trước mắt sau canh chừng chị Hà có rọi đèn pin không nên không tập trung lắm khi đọc. Hơn nữa, thấy lão Tan, anh xã sợ lão...bắn, đánh núp sau lưng Om cho an toàn. Vì Lão thấy Om, súng sẽ nhông thẳng, đạn phọt lên trời.
      (Thôi nha, hẹn khi khác, điện yếu rồi)

      Xóa
    10. 3. Đính chính cho anh Sỏi, Bu nhà em bảo riêng với em rằng, lão Tan nói đúng, nhưng lão phơi của anh ra giữa ba quân thiên hạ thế, xấu hổ lắm. Đã thế, NT còn đòi...moi ra xem. Khổ! He he...

      Xóa
    11. Thế lão có cho em xem không, quyền của em phải được xem chứ. Nhưng cũng thấy em thật dũng cảm. ngưỡng mộ đấy!
      Anh không bàn nhiều đến nội dung của chuyện vì thấy vậy là được rồi , còn các anh ấy nhặt sạn thế là chu đáo , luôn cố gắng và điềm tĩnh mà viết em nhé!

      Xóa
    12. He he...Lão có cho em cũng không xem, không bao giờ, anh Sỏi hiểu không? Cái đó thuộc quyền quản lí của chị Hà rồi, nghe bảo nếu xem là vi phạm đạo đức nhà giáo! Khà khà...
      Quả thật em rất vui, rất biết ơn mọi người đã không chỉ đọc mà còn chỉ ra cho em rất tỉ mỉ, chu đáo những điều được và chưa được. Em sẽ suy nghĩ và sửa sau.

      Xóa
  6. Đồng quan điểm của Lão Tân và OM , Lão Hoà Thượng hôm nay muốn binh NT cũng khó đỡ !
    Theo Salam , thời đại nào có con người của thời đại ấy . Vùng đất nào có con người của vùng đất ấy . Salam cũng sống cùng thời với Na Và yến . Cái thời mà phương tiện đọc , nghe , nhìn còn rất hạn chế . Tư tưởng và quan điểm sống của tuổi trẻ chưa bị chi phối nhiều , vì còn sống trong sự bảo bọc của gia đình . Salam tuy sống ở thành phố Vinh , nhưng vẫn nhìn cuộc sống một cách lạc quan . Một mình xuôi tàu vào Nam nhưng lòng cũng rất vui mặc dù không biết tương lai sẽ như thế nào chờ đón mình ở phía trước . Đó là tâm lý chung của tất cả những người tuổi 19 đôi mươi thời bấy giờ
    Hai nhân vật Yến và Na , xuất thân từ vùng đất Diễn Châu là một vùng thuần nông . Ở đó cuộc sống xô bồ chưa tràn tới . Vì thế người dân nơi đây vẫn đang giữ được bản chất mộc mac và chất phác của mình . Yến và Na cũng vậy , vẫn giữ được tính cách trong veo khi nhìn vào tương lai , vì chưa va chạm nhiều tới cuộc sống ( Com áo không đùa với khách thơ ) . Cũng vì thế tính cách già dặn , những lời nói có phần hằn học với cuộc đời . Những câu có tính triết lý không phù hợp với một cô giáo trẻ ( Kỹ sư tâm hồn ) , xuất thân từ nông thôn . Vì thế đoạn văn trên chưa chinh phục được Salam
    Còn lớp trẻ thời nay thì lại hoàn toàn khác . Nhờ tiếp xúc được với nền văn hoá toàn cầu , nên suy nghĩ của chúng khôn ngoan hơn nhiều thời thế hệ của Na và Yến . Ngay Salam cũng vậy , nhờ tiếp xúc được với Internet , đọc lề phải , lề trái và nhiều lề râu ria nữa , nên hiểu biết về xã hội cao hơn những bạn bè cùng trang lứa ở quê nhà
    P/s : Chỉ có Hòn Sỏi vừa nhận xét vừ gãi , mà cũng sợ NT giận nên không nói hết ý của mình . Salam bán thuốc DEP xịn nên không bao giờ vừa gãi vừa bình ... Nhớ nghen Sỏi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Salam nói thế là hơi chủ quan đó nha. Thế hệ trẻ những năm 86,87 của thế kỉ trước không nhìn đời trong veo trong vắt nữa đâu. Nhiều bạn của em đã toan tính rất chu đáo khi còn học trong trường, thậm chí chúng còn dám cặp bồ với thầy để nhờ vả xin xỏ điểm, để nhờ mối quen biết của thầy nhằm "dấm" một chỗ ngon lành khi ra trường. Những kẻ như Na bị coi là ngờ nghệch, là hâm, là chập mạch đấy, anh Salam ạ.
      Tuy nhiên, em sẽ sửa lại lời ăn tiếng nói để nhân vật được non nớt trong sự già dặn như lời của lão Tan.
      Anh Sỏi không phải sợ NT mà chỉ là không nỡ làm NT buồn thôi. Nhưng NT không buôn, không nản, NT rất cần những lời góp ý như thế.

      Xóa
  7. Anh vào sau vì mạng nơi anh chập chờn quá, rất khó vào và khó com. Mọi người đã đọc và nghiêng về ý kiến các đối thoại của Na và Yến chưa hợp lý lắm vào thời điểm thập kỷ 80 khi nhận công tác nơi miền Tây xứ Nghệ.
    Trước đó, đầu thập kỷ 60 nhà thơ Bùi Minh Quốc đã có bài thơ LÊN MIỀN TÂY nói lên tinh thần hăng hái của thanh niên Thủ đô lên Tây Bắc khai hoang khá thuyết phục:
    "Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
    Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
    Ôi miền Tây ! Ở dưới xuôi, sao nghe nói, ngại ngùng
    Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
    Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
    Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
    Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương
    Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn
    Đây miền Tây núi rừng giang tay đón
    Những con người vui sướng nhất trần gian
    Là được lên đây đem sức lực căng tràn
    Với sứ mệnh vinh quang : vỡ đất"...
    Nhiệm vụ của họ có khác hơn với sứ mệnh trồng người của giáo viên. Tuy nhiên, tuổi trẻ thời ấy rất vô tư và trong trẻo. Dẫu có chút suy bì đắn đo nhưng hầu hết đều đi theo tiếng gọi của phong trào, của đất nước. Dù nơi đó cuộc sống đầy gian khổ:
    "Nơi đây núi đèo heo hút gió
    Dù ngỡ ngàng nơi đất lạ người thưa
    Dù muỗi rừng vắt núi, dù thiếu từng hạt muối cọng dưa
    Dù dãi dầu sớm nắng chiều mưa vất vả
    Thì nỗi nhớ miền xuôi ta cũng ghìm đáy dạ
    Cũng không rời đội ngũ bỏ về xuôi
    Ta gắn bó miền Tây cực nhọc đã bao đời
    Đất giàu đẹp mà con người vẫn khổ
    Ta đến những vùng đất hoang chưa vỡ
    Sẽ trồng lên bãi lúa nương ngô"...
    Quay trở lại bài viết của em. Anh ko theo ý kiến số đông nhưng thấy các lời thoại của Na và Yến, nhất là Yến có nhiều so đo và già giặn quá. Hai người có phần triết lý, gay gắt nhau, chỉ trích đời, chỉ trích xã hội và như là "lên lớp" nhau hơn là tâm sự chân tình của chị em vốn rất yếu mềm. Em nên suy nghĩ và cân nhắc thêm để có thể thay đổi một số câu từ như Lão Tan, Salam, OM từng góp ý được ko? Anh lan man đôi điều vậy với tư cách giao lưu thôi chứ ko biết nhận xét gì cụ thể như Salam nói đâu. Quyết định là ở em lên tiếng sao cho thuyết phục mọi người đón chờ nhé. Hiii...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đã trả lời mọi người ở trên, nhưng giờ khẳng định lại với anh: thời điểm em ra trường, nhận thức và thái đọ của lớp trẻ đã khác nhiều rồi. Có thể em chưa khéo léo trong lời thoại, nhưng hiện thực cuộc sống là chính xác,Và một điều nữa, trong đoạn thoại ở trên có gay gắt một chút, nhưng mục đích là Yến muốn thuyết phục Na về Tân Kỳ với mình. Thái độ của hai người bạn vẫn rất chân tình rất thương và hiểu nhau đấy thôi. Chuyện tranh cãi như thế giữa những người bạn thân là thường tình mà, đâu phải lên lớp nhau? Xét từ đoạn đầu, cả hai có những lúc yếu mềm, những lúc vui vẻ vô tư nhưng có những lúc gay gắt, những lúc trăn trở...Chính điều trăn trở này mà Yến đã "dặng hắng" mấy lần mới dám nói với Na đấy thôi?
      Còn những đoạn thơ anh trích dẫn, đó là những bài thơ có nhiệm vụ tuyên truyền, động viên, cổ vũ cho đường lối chính sách của Đảng.
      "Dù dãi dầu sớm nắng chiều mưa vất vả
      Thì nỗi nhớ miền xuôi ta cũng ghìm đáy dạ
      Cũng không rời đội ngũ bỏ về xuôi"
      Ngay như gia đình em từ hồi những năm 1963 lên xây dựng vùng kinh tế mới như trong BÀI CA VỠ ĐẤT của Hoàng Trung Thông, mẹ em đã khóc hết nước mắt, bao người phụ nữ khác cũng cạn nước mắt vì quá cơ cực, vì nhớ quê. Con người ta lên một miền heo hút mà nỗi nhớ miền xuôi ghìm trong đáy dạ thì không phải là con người mà là thần thánh hay gỗ đá. Nhiều gia đình, trong đó có gia đình em, đã quay về. Nhưng chính quyền không chấp nhận, bắt quay trở ngược đấy.
      Còn nói về các cô giáo, chuyện nhận quyết định đi vùng sâu rồi trón chạy về xuôi thì không hiếm. Có những cô dạy được một học kì, về tết là biến luôn, không bao giờ quay lên.
      Còn về câu từ một vài chỗ em sẽ nghiên cứu và chỉnh sửa cho phù hợp.

      Xóa
  8. Em không ở vào cái thơi của chị, nên không hiểu thời ấy tư duy, quan điểm thế nào, không hiểu lý tưởng sống ra sao. Em chỉ thấy rằng, ngày nay, nhân vật như Na không còn nhiều, mà đa số là như Yến. Em chắc cũng sẽ như Yến thôi.
    Luận đàm thì đã có các anh bàn , phân tích thấu đấu rồi, em chỉ nói tình cảm của em ở một khía cạnh nhỏ thui. Xét ra, Na có 1 người bạn như Yến ( hiện tại ) là cũng quá tốt rùi. K nỡ để Na đi 1 mình lên vùng núi này nên cố ấy cũng đi theo dù ...k hề muốn. Coi như vậy là quá tốt rồi chị hén. hì hì
    Rảnh viết tiếp nghen chị iu ui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời của chị bắt đầu là sự chuyển mình đó Thùy à. Hồi đó người như Na vẫn còn nhưng kiểu nhận thức như Yến đã khá phổ biến. Chỉ có điều, tình bạn hồi xưa vô tư hơn, trong trẻo hơn bây giờ nhiều.
      Chỗ chị điện rất yếu, cứ viết một chặp, nhiều khi quên lưu là mất hết. Com trả lời mọi người có khi phải mấy lần mới được đó em.
      Chờ hết mùa nóng có lẽ chị mới viết tiếp được.

      Xóa
  9. Lão ít khi còm 2 ,3 lần trong một entry. Có lẽ do lười. Nhưng hôm nay tự nhiên nổi hứng muốn....ngọ nguậy! hehe
    Để có những trang sách sinh động và đi được vào lòng người,nên lão xin thêm một vài tâm tình cùng tác giả.
    1 - Thắc mắc của Salam và OM về chuyện theo bạn lên vùng rừng sâu núi thẳm là chuyện khó tin. Hoàn toàn có lý nhưng xem ra rất thực .
    - Tuổi trẻ ai cũng có một tình bạn cao cả mà có thể hy sinh vì nhau . Người xứ Nghệ vốn trọng tình, vẹn nghĩa với nhau nên có những tình bạn keo sơn , bền chặt . Vì thế quyết định theo bạn để có bạn lên công tác vùng cao là có thực tế với sự vô tư và tiếng gọi của nghĩa tình .Tình bạn của người xứ Nghệ lạ lắm , nó nồng nàn , sâu sắc và bền chặt. Cả OM và Salam đúng về lý nhưng chưa thấu về tình. Cả hai bạn đều là dân thị thành, khôn trước thiên hạ! Ngày xưa tuổi này , người miền núi lơ ngơ non nớt hơn người miền xuôi. Người miền xuôi quê mùa hơn người thị thành. Cả miền xuôi lẫn miền núi đều thua dân thị thành cả một cái đầu . Có những sự ngây ngô đến ngớ ngẩn khó tin của dân thôn quê ra thị thành. Họ sống chân thành và hết mình với một lòng tin rất đáng thương.
    Tóm lại là quyết định của Yến theo Na lên vùng cao theo lão là sự bồng bột của tuổi trẻ và nặng tình bè bạn của dân Xứ nghệ tạo nên rất thật.
    2 - Viễn dẫn bài thơ của Pham Thị Xuân Khải để nói về lòng tin của Na, Yến bị mất là không hoàn toàn chính xác.Lòng tin được hình thành trên và trong một quá trình không thể đổ vỡ như thế được. Bài thơ có thể gây sự hả hê của nhiều người nhưng chưa dễ quật đổ cả một hệ ý thức .Tuổi trẻ lúc bấy giờ chỉ có nguồn thông tin chính thống , lòng tin chưa bị hoại tử như tiếp cận nhiều nguồn như bây giờ.
    - Về tâm lý tuổi này còn háo hức với công việc chứ không phải cống hiến .Thể hiện tâm lý nhân vật già dặn trong sự non nớt là hợp lý. Những câu thoại già dặn trên đây đến dân Hànội như OM , lọc lõi như Salam dân thị thành cũng phải chạy dài . Đừng biện minh là dân Diễn châu thực dụng , chưa có giải nào đâu nhé.
    Biết là cái gì phải sửa lại cũng đều ngán ngẩm và mất hết cảm xúc. Nhưng có lẽ không thể khác được em ạ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cũng là phụ nữ mà. Có sai thì lão góp ý, nhưng dịu dàng một chút như thế này có phải em đỡ...tủi thân không. Đằng này với em là lão cứ nhăn trán! Rõ chán!
      Viện dẫn bài thơ của Phạm Thị Xuân Khải là em muốn nói, niềm tin của thế hệ trẻ đối với cuộc sống đã lung lay, hơn nữa, nhận thức về cuộc sống đã già dặn rồi chứ không thơ bé nữa.
      Háo hức về công việc cũng có, vì hoàn cảnh mà phải chấp nhận sự phân công của tổ chức cũng có (câu cuối của nhân vật Na), nhưng không thể nói rằng tâm hồn họ vẫn trong văn trong vắt, hay vì "mặt trời chân lí chói qua tim"
      Em đã bảo là sẽ sửa, nhưng để sau đã nhé.

      Xóa
  10. Phần này tuy chưa có kịch tính lớn trong câu chuyện nhưng xét về cốt cách của viết truyện thì t/g khá tiến bộ so với những bài trước.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Mưa. Mọi cái mới chỉ bắt đầu Mưa ạ.

      Xóa
  11. Anh sang thăm em
    Và đọc lại
    Hoa trên đỉnh núi
    Hôn vội em một cái
    Rồi co trốc cúi anh về
    Kệ Salam
    Cứ mê mải khen chê
    Quên cả lửa nắng hè thiêu đốt
    Chỉ Laotan là khôn
    Cứ xoay trần chẳng bao giờ lỗi mốt
    Còn anh Bu đột ngột
    Mang theo dùi đi gõ mõ
    Nhà bên.

    Hết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe.
      Lão tò mò xin hỏi:
      - Sỏi hun lộ mô hí ( Sỏi hôn chỗ nào vậy ?)
      Nói vui thui . Có những người bạn luôn tâm huyết với những trang viết và lời còm trên trang blog, luôn ghé thăm thế này là rất cảm động. Lão hơi bất ngờ vì người Ha nội mà dùng tiếng Nghệ hơi....ngọt đấy .
      Nhân lời khen lão khôn của Sỏi - Lão lại thấy thương...Bu tui! Cứ đóng bộ áo xống , nón mũ thế kia thì lỡ mà hữu sự thì làm sao mà vơ chạy cho kịp ?. hehe. Cứ đánh trần , có gì thì chạy , chẳng mất mẹ gì, Sỏi nhỉ.

      Xóa
    2. Anh Sỏi
      Ngắm hoa trên đỉnh núi
      Co hai trúc cúi
      Trước khi hun tác giả một cấy
      Chưa kịp co giò chạy
      Lão Tan chặn lại
      Hỏi.
      Hun lộ mô hí
      Hoa trên đỉnh núi
      Đang viết về tiếng Thái một tí
      Nghe từ hí...hí...hí
      Cứ nhớ đến bài bên nhà Quốc Túy.
      Salam mà để ý
      Hắn gãi cho mấy cái
      Văng ghẻ sang cả anh xã Bu.
      Hu hu...

      Xóa
    3. Laotan hỏi Sỏi hun lỗ mô?
      Cứ lỗ mô gừn Sỏi nhất thì Sỏi hun. có thể chỗ không ngờ đến.
      Mà hun vội quên cái lỗ ấy rùi!
      Hì hì.

      Xóa
  12. Không phải tương múc vào buổi trưa đâu , ai lại thế ! Đó là tương đặc biệt để tiến vua đấy . Hòn Sỏi còn nói xấu em bên nhà nó kìa " em mà không tốc váy thì để mà ủ tương và làm nhút " . Hôm nay Salm tạm đình chiến với thằng chả vài hôm , chứ không thì sẽ biết tay
    Lão Tân cứ thập thò ở đây suốt ngày ý , coi chừng lLaox Hoà Thượng cho ăn dùi mõ thf chết . Sang nhà Sỏi quậy đê

    Trả lờiXóa
  13. một đoá hoa trên đỉnh núi tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
  14. Mẫn ơi !
    Chưa , chưa lên tới đỉnh , còn ở dưới chân núi ! Na và Yến còn chờ quá giang , em có phương tiện gì để cho hai em nó đi nhanh không . Hoa chưa lên đến đỉnh núi thì chưa nở được . ....cảm ơn bạn đã ghé thăm thanks

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, chưa biết người ta là ai mà gọi bằng em ngọt quá vậy ta? Tiếc là anh Mẫn chỉ hay còm 1 lần rồi dfi luôn, hông quay lại đọc trả lời của chủ nhà nên chắc ko biết có người gọi tên ảnh âu yếm như vậy.
      Còn nợ mọi người mấy cái còm bên nhà, nhưng tranh thủ lúc mạng còn vào được, nhiều chuyện bên này trước

      Xóa
    2. Lâu lâu cho anh Salam hố hàng cho đáng tội. hì hì

      Xóa