Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 7

   ĐI BÙ (tiếp theo)
Đúng như thầy hiệu trưởng phán đoán, mọi người vừa đi được khoảng một tiếng đồng hồ thì gió nổi lên. mây cuộn từng cục, sà xuống thấp, tưởng chừng như với tay là chạm phải. Khi thầy vừa kịp chặt cho mỗi người một cái lá cọ thì mưa ầm ào trút xuống. Rừng rùng rùng chuyển động. Tiếng mưa trong rừng nghe hoang dại và rùng rợn biết bao! Tấm lá cọ bị gió xô nghiêng, mưa ném  rát mặt. Phút chốc, quần áo ai nấy dính bết vào người.
- Lột dép ra thầy xách cho! Tiếng thầy hiệu trưởng bị gió đánh bạt vào vách núi, nghe âm âm.
Thầy cúi xuống từng đôi chân đang dầm trong nước, lấy dép xâu thành một xâu, mang lên vai.
- Xắn quần cao lên, bám chặt vào nhau mà đi!- Thầy lại hét to, vừa hét vừa lấy tay ra hiệu.  Nước trên trời trút xuống, nước hai bên sườn núi trào ra. Con đường mòn giờ trở thành dòng suối cuồn cuộn nước. Tóc Đầm bay mất lá cọ, nước mưa chảy loang loáng trên mặt, tóc  dính bết cả mắt. " Em không mở được mắt đây này!" Toc Đầm lại mếu máo.Tóc Vểnh bặm môi, mỗi bước chân như là một sự chinh phục. Nga cười răng rắc, hét lên: "Ê, đi thế này giống chơi trò "rồng rồng rắn rắn" nhỉ? Na bật cười, hét trả lại: " Vậy thầy làm đầu rồng, dang tay ra đi!" Thầy hiệu trưởng cười, vuốt nước mưa chảy dòng dòng trên mặt và cũng hét lên: " Chịu các em thôi!" Bỗng "oạch!" Tóc Vểnh trượt chân, ngã ngồi xuống. "Ha ha...chụp được con ếch to à?" Nga vừa cười vừa hét. Na vội quay lại, đưa tay ra: "Cẩn thận chứ. Nào, cầm lấy tay tớ" "Tại mình dẫm lên hòn đá trơn trượt. -  Tóc Vểnh nhăn mặt. - Ê cả đít, Na ạ" Tiếng "Na" đầy  thân tình đã làm họ nắm chặt tay nhau hơn.Mưa vẫn xối xả, cây cối vẫn rùng rùng chuyển động không ngớt. " Quẳng lá cọ đi thôi, mọi người ơi!" Nga lại hét lên. Cả bốn đứa đầu trần, chân đất tiếp tục bước lúp xúp theo thầy hiệu trưởng. Ướt rượt từ trên đỉnh đầu xuống chân. Những đường cong mềm mại của  tấm thân thiếu nữ tuổi mười chín, đôi mươi lồ lộ sau làn áo mỏng.
  Mưa tạnh. Mây cũng dần tản đi hết. Những lạch nước nhỏ vẫn chảy róc rách từ các sườn núi xuống đường.Mặt trời đã ló ra, nắng dường như rực rỡ hơn sau trận mưa rừng.
- Này, các em đi dép vào được rồi. - Thầy hiệu trưởng chìa xâu dép ra.
- Không, bọn em đi chân đất thôi!- Tóc Vểnh lắc đầu, hai bím tóc bết lại ngoe nguẩy.
- Thế bắt thầy xách thế này à?
- Thì thầy quàng vào trong cổ ấy cho gọn!
 Nga nói xong cả mấy đứa đua nhau chạy xuống con dốc thoai thoải, tiếng cười trong trẻo luồn vào những tán cây rừng đẫm nước lấp lánh trong ánh nắng chiều thu.
 Nhờ trận mưa mà không khí dịu hẳn. Nhưng  dốc bây giờ cao hơn, nhiều đoạn lởm chởm đá. Đầu người đi sau chạm gót chân người đi trước. "Bám tay cho thật chặt, đặt bàn chân thật chắc rồi hãy leo lên" Thầy hiệu trưởng nhắc. Mồ hôi lại túa ra, mũi, miệng, tai lại thi nhau thở. Nhiều chỗ, thấy phải dừng lại, kéo từng đứa lên.
  Lên dốc không mỏi nhưng lại mệt, Ngược lại xuống dốc không mệt nhưng mỏi vô cùng. Hai đầu gối  liên tiếp bị chùng xuống, tưởng chừng như long ra, rời ra, đau nhức. Gió thổi quần áo  khô dần. Đến  Hiệp Cát khi trời đã nhá nhem, bốn đứa đều rã rời tưởng như không lê thêm một bước nào nữa. 
Bốn đứa nằm  trên một cái giường khá rộng. Chiêc giường có bốn cọc tre chôn sâu xuống đất, phía trên là tấm liếp tre đặt trực tiếp lên hai thanh ngang. Nga vừa đặt lưng xuống đã ngáy o o. Tóc Đầm quay trở một lúc rồi cũng thở đều đều. Na  hết quay bên này lại cựa bên kia. Tóc Vểnh thì thầm:
- Khó ngủ hả? Mình cũng không ngủ được.
- Ừ, mình thường lạ nhà là khó ngủ.
Hai đứa nằm yên, nghe tiếng côn trùng rỉ rả. Tóc Vểnh thở dài:
- Biết khi nào cho xong nghĩa vụ mà ra, Na nhỉ?
- Thì ba năm chứ khi nào.
- Biết thế, nhưng ba năm thật là dài. Na dạy cấp hai được ở trường chính, còn bọn này, thầy nói phải đi bản lẻ.
- Ôi dào, bản lẻ hay trường chính thì cũng thế.
- Cũng thế sao được? Trường chính có mấy chục giáo viên, bản lẻ có hai người, buồn lắm.
- Thời gian rảnh, bọn mình đến chơi, lo gì.
- Nghe nói mỗi bản cách nhau đến ba bốn cây số đó Na. Này, nhìn cậu yểu điệu thục nữ vậy mà leo bù cũng cừ đấy nhỉ?
Na im lặng một lát rồi quay mặt sang bạn:
- Mình nhớ có đọc một câu đại khái thế này: Cuộc sống là một đường chạy ma-ra-tông dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì mãi mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích. Khi xác định được như thế thì mình phải cố gắng thôi.
- Ừ, mà cái đích của Na là gì vậy?
- Là cùng học trò dệt nên một thế giới diệu kì trong cánh đồng tri thức bất tận!
- Nghe lãng mạn và trừu tượng quá thể, không ngửi được! Đích của mình đơn giản hơn nhiều: được về dạy gần nhà sau mấy năm nghĩa vụ. Thế thôi.
-  Và lấy một ông chồng ga-lăng, đẹp trai. Đúng không? Hi hi...
- Đàn ông đẹp trai thì có mà ga -lăng- nhăng ấy - Tóc Vểnh  quay mặt vào vách -  Thôi, ngủ mai còn đi, nghĩ gì xa xôi cho mệt óc.

  Sáng sớm, cả đoàn lại lên đường. Mây như những tấm khăn voan trắng mỏng mảnh khoác hờ trên vai núi. Gió thổi nhẹ, mang theo hơi thu lành lạnh.
 Vượt qua một dốc đá, rồi qua môt khúc quanh, thầy bảo:
- Chuẩn bị tinh thần nhé, con dốc này không có đá nhưng dài đấy, đi phải hết gần một tiếng.  Vượt dốc xong, xuống dốc là coi như về đến trường.
  Càng lên cao, dốc càng quanh co. Hai bên là rừng nứa bạt ngàn. Hồi ở nhà, Na cũng đã từng nhiều lần vào rừng chăt nứa, nhưng chưa thấy rừng nứa nào cây to và thẳng như ở đây. Nứa mọc san sát, Từ trong lớp lá khô, những búp măng trồi lên, nhọn hoắt, tua tủa .Sức sống của thiên nhiên cứ trỗi dậy, cứ sinh sôi, cứ nảy nở trong từng khắc của thời gian như thế, để rừng đại ngàn muôn đời cứ ngằn ngặt xanh một màu xanh vĩnh cửu.
  Lên đến đỉnh bù, cả bốn đứa mặt mũi đều bơ phờ, xanh tái. Chẳng đợi thầy chặt lá, cả bọn ngồi xoài giữa đất. Và thở...
- Đây gọi là bù Cà Mạ - Thầy hiệu trưởng giới thiệu - đã có thơ thế này:"Mai sau hãy nhớ bây giờ/Leo bù Cà Mạ sưng vù cả chân"
- Nhưng sao lại gọi là Cà Mạ?- Na thắc mắc.
- Ừ, thì từ thời nảo thời nào cha ông gọi thế, con cháu gọi thế. Mỗi con dốc dều có cái tên, tựa như con người vậy.
- Không đâu thầy - Na cãi - mỗi tên đất tên sông, mỗi tên làng tên bản đều có gốc tích cả đấy.
- Vậy thì lúc nào rảnh, em đi tìm hiểu xem.
- Chắc chắn là em sẽ tìm hiểu - Na khẳng định - tìm hiểu nguồn gốc tên gọi chính là tìm hiểu về lịch sử, phải không thầy?
- Này, rỗi hơi thế?- Nga xen vào - để sức mà giã gạo, mà hái măng, mà gùi lúa, nha.
- Ơ, mình đi dạy mà, sao phải làm những việc ấy?
- Sao với trăng, đi bù chứ có phải ở trường ngoài đâu mà chỉ có dạy? Thôi, đi tiếp đi thầy - Nga giục.

Khi cái bóng chỉ còn độ vài gang luẩn quẩn dưới chân thì mọi người đã đứng ở lưng chừng dốc. Gió thổi ngồn ngột. Trước mắt là một thung lũng rộng lớn đẹp như bức tranh. Núi uốn mình vẽ lên nền trời từng lượn sóng xanh thẫm. Giữa lưng núi, những nương lúa chỗ xanh nhạt,chỗ vàng chanh rập rờn trong gió. Dưới chân núi, ruộng bậc thang vẽ từng nét mềm mại như đường viền tuyệt đẹp nơi chân váy các cô gái Thái. Trong lòng thung lũng, những ngôi nhà sàn chạy theo con đường màu vàng nhạt. Từ một nóc nhà nào đó, ngọn khói bếp  bay lên thật mảnh, thật nhẹ rồi tan loãng giữa không trung, lẫn vào đám mây xốp trắng lững lờ trôi.
. Na hít một hơi thật sâu, cảm nhận  mùi dìu dịu của thiên nhiên trong gió thu, thấy có một cái gì đó trào dâng trong lồng ngực. Có lẽ là sự nẩy chồi của  niềm yêu mến mảnh đất xa lạ, nơi vẽ nên đường biên giới  vô cùng thiêng liêng và quí giá của Tổ quốc Việt Nam.
(còn nữa)


   


54 nhận xét:

  1. Thôi lần này em không có gì để ý kiến ý cò nữa, viết hay lắm rồi! Chị miêu tả hành trình đi Bù đầy hình ảnh, màu sắc, những con người đẹp - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng - giữa núi rừng bạt ngàn, hiện lên như cả một đoạn phim dài. Rồi cái đoạn hai cô bạn trẻ măng nói chuyện với nhau về cái đích của mình cũng rất thuyết phục. Cô Na tuy nói một cách rất văn chương sách vở, nhưng đúng với chất của cô. Còn cô Tóc Vểnh phản bác lại cũng ở độ vừa phải, đúng tâm lý lứa tuổi.
    Ở câu kết của đoạn này, ta có thể liên tưởng đó không hẳn chỉ là là ý nghĩ của cô Na mà còn là cảm nhận của tác giả ở thời hiện tại. Tác giả vốn "lãng mạn cách mạng" mà! Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được Om khen, mừng ơi là mừng. Nhưng chị vẫn băn khoăn mỗi khi Om chưa có ý kiến ý cò góp chỗ này, sửa chô kia đó nha. Còn về tác giả chỉ láng mạn theo kiểu của Xuân Diệu thôi, không giống Tố Hữu!
      Cảm ơn em.

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Hoa trên đỉnh núi thế đấy, không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm cô giáo NA chính là tác giả, NT đã sống một cách nồng nhiệt nhất. Thì khi còn nhiệt huyết của tuổi trẻ như nhân vật Na của NT. Sỏi nghĩ có lẽ cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. NT đã viết bằng trải nghiệm, nhà văn sáng tác về những ngày tháng, sống trong những điều kiện gian khổ. Trong lòng người viết phải có một cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của Nhật Thành. Anh viết những dòng nghiêm túc này. Vì anh đang nghĩ về em và môt tác phẩm anh cảm thấy rất nghiêm túc. Trân trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này anh, em tò mò muốn biết rõ hơn ở chỗ này: "Vì anh đang nghĩ về em", Anh nghĩ những gì về em vậy? Em này có giống với em trong bài viết TÔI ĐI CƯA của anh Sỏi không đấy?
      Ca dao có câu:
      "Nhà em có bụi mía mưng
      Có con chó dữ, anh đừng sang chơi"
      Nói như thế là bảo rằng, anh cứ sang đi, yên tâm, có em rồi. He he...

      Xóa
    2. Biết nhà em có mía mưng
      Giả đò qua ngõ để dừng bàn chân
      Dù cho chó dữ mười lần
      Thì anh vẫn đến chẳng phân vân gì
      Mía mưng có đọt có thì
      Anh đánh cả cụm sợ gì chó to

      Hè hè!

      Xóa
  4. ĐI BÙ phần 7 lên trang chưa ráo mực thì lão vào đọc từ hồi đêm .Đọc lôi cuốn và sống động. Nhưng bản chất cố hữu của lão vẫn thích...chê.
    Sáng nay tính sang chê , dòm ngước lên thấy 2 cây đa sừng sững đứng đầu bảng , phủ bóng toàn lời khen , tự dưng sự tự tin bay đi đâu hết và chữ nghĩa cũng xẹp mất luôn.
    Đúng như Sỏi nói - Sống rồi mới viết và viết sao cho chỉ có người từng trải mới viết được .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự tin lên nào Lão ơi! Nghe cả khen cả chê thì ta sẽ thấy được tác phẩm ở nhiều mặt, do đó đọc blog sẽ thú vị hơn!

      Xóa
    2. hehe...Mượn chê để khen là cách của người ...muốn đổ bệnh yêu rồi đó em ! Bởi vì triệu chứng của bệnh này có sự...nhút nhát . hơơ

      Xóa
    3. Ngồi chờ bài của lão, tranh thủ viết tiếp một đoạn, nghĩ lão đang bận với ả Hoe nên chưa dám bảo lão đọc để chê. Lão không chê thì coi như chưa có ý kiến, em sẽ chờ.
      Hôm nay đt réo liên tục để hỏi địa chỉ nhà lão. Coi khéo không chỉ ả Hoe mà mấy ả Cu cũng...bỏ chồng mà yêu lão mất thôi. Thật tai hại!

      Xóa
  5. Hê hê hê ! Lão Tân bị dính bùa yêu rồi nên không dám chê . Hòn Sỏi thì còn tơ tưởng , Lão Hoà Thượng thì thách Lão dám chê , Còn không chê thì không phải Salam gồi
    Các Eng các Mệ khen nhiều rồi , nên Salam không khen nữa . Hãy đọc hai đoạn văn sau
    1- Nga nói xong , cả mấy đứa đua nhau chạy xuống con dốc thoai thoải , tiếng cười trong trẻo luồn vào những tán cây rừng đẫm nước lấp lánh sau cơn mưa
    2- Nhưng dốc bây giờ cao hơn - Nhiều đoạn lởm chởm đá . Đầu người đi sau chạm gót chân người đi trước " Bám thật chắc , đặt bàn chân thật chắc rồi hãy leo lên " . Mồ hôi lại túa ra, mũi miệng , tai lại thi nhau thở, nhiều chỗ , thầy phải dừng lại , kéo từng đứa lên
    3- Lên dốc không mỏi nhưng lại mệt . Ngược lại xuống dốc không mệt nhưng lại mỏi vô cùng , hai đầu gối liên tiếp bị chùng xuống, tưởng chừng như long ra, rời ra , đau đau nhức
    Đọc mấy đoạn văn trên cho ta thấy thời gian là vào buổi chiều. ( Chiều thu ) . Từ sáng đến chiều vừa leo dốc , vừa bị mắc mưa , vừa mệt vừa đói thì còn sức đâu mà ( Đua nhau chạy xuống con dốc thoai thoả ) . Hơn nữa mưa xong thì đường rừng rất trơn cũng như Tóc Vểnh bị vồ ếch đấy thây . Đọc đoạn này cứ có cảm giác như mấy nàng đang chạy chơi ở Đồi Cù mộng mơ của Đà Lạt . Cũng như đọc đoạn 3 ta thấy được xuống dốc thì cơ cục thế nào
    ( Những đường cong mềm mại của tấm thân thiếu nữ tuổi mười chín đôi mươi lồ lộ sau làn áo mỏng ) cũng vì đoạn này mà Hòn Sỏi còn đang bị Mộng du nên chưa tỉnh , vì thế nên không dám chê . Tỉnh lại đê Sỏi ơi ! Tỉnh đê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái đoạn đua nhau chạy xuống dốc là đoạn đầu giờ chiều. Các cô đã được ăn no bụng rồi. Qua cơn mưa trầy trượt, vất vả, mưa tạnh, chạy vui như thế có gì là sai đâu! Tuổi trẻ mà!
      Ban Salam đang dẫn người đọc vào cái "mê hồn trận" do bạn tạo ra, bằng cách xáo câu chuyện lên. Bạn dẫn ra đoạn 2, đoạn 3 nói về sự khó khăn khi lên dốc và xuống dốc để quay về chỉ trích đoạn 1 là không thực tế. Tuy nhiên, bạn quên là cái dốc ở 1 nó thoai thoải chứ không phải là cái dốc 2, 3 như bạn dẫn.

      Xóa
    2. Om giải thích làm gì, Salam lúc nào chẳng chặt ra từng khúc để chắp lại với nhau như thế.
      Thông cảm, dân Vinh vào Sài Gòn sống, chưa biết cái đường miền núi nó thế nào mà. Có đoạn dốc ngược lên trời, có đoạn thoai thoải. Có đoạn đá tai mèo lởm chởm nhưng cũng có đoạn đất mịn.
      Nếu bây giờ lên vùng đó, có người lại cãi: "Đường nhựa thế này lấy đâu ra đá mà bám, mà leo? Dốc thế này thì nhằm nhò gì mà thở?" 30 năm rồi, mọi cái đã thay đổi hoàn toàn!

      Xóa
    3. Hơ hơ ! Vừa bị mắc mưa ướt lướt thướt , lạnh run cầm cập , môi mặt tím tái thì làm sao có ( tiếng cười trong trẻo ) . Vừa té ngã bì bạch người ngợm thâm tím hết thì lấy sức đâu mà chạy ? Hơ nữa đường rất trơn , khi đi phải bấm ngón chân cho khỏi té thì làm sao chạy ? Salam cũng từng ở vùng Nghĩa Đàn , Quỳ Hợp , cũng như từng đi công tác ở Tây Nguyên vào mùa mưa . Cùng một chất đất rất dính , may mà thầy hiệu trưởng xách dùm giày dép chứ không mà đi vào thì hài vãi . Không tin thì trời mưa xong đi giày , hoặc xách xe đạp chạy thử coi ?
      Chuyện Lão Tân Salam đoán thế nào cũng có đoạn Ả Hoe chân ngắn và đầy sẹo , Lão đọc bài thơ này sẽ suy nghĩ lại

      Chê em chân ngắn có phải không
      May quần đỡ vải , đỡ tốn công
      Chân ngắn nhưng mà duyên không ngắn
      Có biết bao nhiêu kẻ ngóng trông

      Chê em hơi béo có phải không
      Da mặt em mịn , má em hồng
      Căng chỗ cần căng , cong đúng đoạn
      Chả đâu mà lẫn trong đám đông

      Chê em thế có thích em không
      Xấu hổ , thế nào anh cũng " Không "
      Nhưng em biết thừa ông tướng ạ
      Thích thì nhận đi , còn nói " Không "
      (. ST )

      P/s : Chân ngắn thì Salam biết zồi , còn chân nhiều Sẹo có không ta ?

      Xóa
    4. Có thành ngữ tặng anh Salam: " người chết cãi người khiêng". Tác giả viêt bằng sự trải nghiệm của 4 năm leo bù, còn Salam nhận xét bằng sự suy diễn thiếu thực tế.
      Vô lí hơn, salam còn lấy đất ở Tây Nguyên để nhận xét về đất miền biên giới Viêt - Lào, chẳng khác nào sở vòi voi mà suy ra đuôi voi.
      Em rất chân tình đấy,đừng giận nha.

      Xóa
    5. Ui da ! Ui da !
      Nói Nhật Thành nghe , Salam hay rong chơi trên mạng ảo . Bản tính của Salam rất khó tính , cũng vì thế những trang nào Salam dừng chân , điều đó đã nói lên chủ trang là người như thế nào mà giữ được Salam ở lại . Salam cũng vào mấy trang của dân Vinh , nhưng không hợp nên đọc xong ngoảy đít ra về .
      Còn không cãi không phải dân choa , Salam mang trong mình 100% tính cách dân Nghệ , cũng vì thế nếu như vào một trang nào đó có kiểu ( Con hát mẹ khen ) thì Salam ". Lặn cho nước nó trong " . Salam thích Em và OM cũng vì bản chất thành thật như vậy , hai người em và OM tuy sống ở khoảng cách xa nhau nhưng có một sự đồng điệu trong đó .Hai người đều chân thành với bạn bè và cả hai đều có chính kiến của riêng mình , không phải theo số đông . NT nếu hay lên mạng thì Em sẽ biết Salam hay dừng chân ở nhà nào .
      1- Hòn Sỏi
      2- Lão Hoà Thượng
      3- Hương Ngàn
      4- Phạm ngọc Hiệp
      5- Giao blog
      6- Nhà Gom Lá Bàng
      7- Phọt phẹt

      NT thì Salam đã biết , còn OM là một ẩn số ? .
      Mệ OM ơi ! Tem vàng lỡ khen rồi , bi giờ khó đỡ à nghen ?

      Xóa
    6. Cái tính cách hay soi và hay phản biện của bạn Salam làm cho blog sinh động hơn. Nhưng cái phản biện này thấy bạn đuối òi!
      Chị Nhật Thành ơi, chị chịu khó viết 1 phần cho nó nhiều nhiều vào. Chẳng hạn em thấy phần 6 và 7 gom vào làm một thì nó trọn vẹn hơn.

      Xóa
    7. Chị cũng định viết xong phần ĐI BÙ rồi đăng, nhưng thấy hơi dài, nên dừng lại ở phần chặng đầu khi chưa mưa. Hôm sau chị sẽ cố viết theo từng phần một cho trọn vẹn chủ đề.

      Xóa
  6. Mình cũng thích phần này. Nhiều đoạn tả thiệt đẹp và tươi nguyên cảm xúc như là tác giả vừa mới trải qua. Văn đậm chất thơ và tràn đầy hứng tùy bút.
    Lâu zùi, bận quá chỉ sang đọc thôi. Với lại thấy toàn những chàng ga lăng nhận xét tận tình cặn kẽ quá mình không dám nói thêm lời nào nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm rồi chị nha. Nhớ những lời nhận xét thấu tình đạt lí của chị lắm đấy. Chắc hôm nay cháu nội ngủ ngoan nên bà mới có thời gian...gõ?
      Em cảm ơn chị nhiều. (Mà chị nói với anh Tuân, vui bên Phây cũng phải nhớ về blog một chút chứ nhỉ?)

      Xóa
  7. Như mọi người khen phần 7 ĐI BÙ này "Rằng hay thì thật là hay" rồi. Nhưng anh thấy em viết tuy chân thực và sinh động, song vẫn "suôn sẻ" cái đoạn leo dốc trời mưa cực nhọc này. Ý anh là giá như em lồng xen diễn biến tâm lý các nhân vật khi leo dốc quá mệt mỏi và cực khổ thì mong sao gặp một trạm dừng chân hoặc một lý do gì đó để được nghỉ tạm, được người khác mang hộ hành lý chẳng hạn. Hoặc có thể liên tưởng rằng mình vất vả thế này mới thấu cảm cha ông và các thế hệ đi trước còn vượt qua mưa bom bão đạn gian khổ thế nào để tiếp lương tải đạn ra tiền tuyến trong các cuộc kháng chiến để tạo động lực cho mình vượt lên... Đó không phải là "hư cấu" hoặc tô vẽ gán ghép hoặc "diễn" gì mà thiết nghĩ cũng là điều tự nhiên thường gặp trong cuộc sống thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Quang Thứ ơi. Biết lão quan tâm chuyến du lịch saigòn vừa rồi của Nhật Thành, lão có bài ký sự của chuyến đi này , tái hiện gần chính xác . mời lão qua duyệt !

      Xóa
    2. Trước hết, mừng vì nhà thơ đã ...cắt chỉ!
      Việc tô đậm tâm lí nhân vật theo gợi ý của anh là đúng. Nhưng có điều, mọi người ngồi viết theo tưởng tượng thì mới tô đậm cái cơ cực, mệt mỏi, có lúc nản lòng...của các cô giáo vùng cao khi leo bù, nhưng với những gì em đã trải nghiệm, tuổi ấy, sức ấy tâm hồn con người ta tươi trẻ lắm, vui lắm. Đừng nghĩ leo bù chỉ có tiếng khóc, lời than hay đại khái những gì là sự cơ cực. Câu nói của Nga ở phần trước: "Đi đông thì vui nhưng thường chậm" đã được làm sáng tỏ ở phần này. Yên tâm đi anh, em vẫn bám chắc nguyên tắc: Muốn kể hay phải kể đúng, muốn kể đúng phải thực sự trải nghiệm cuộc sống, vì không có một sự sắp đặt nào hợp lí hơn sự việc thực tế ngoài đời cả.
      Nếu thêm những tâm trạng như trên thì làm cho các cô đã già thêm bao nhiêu tuổi, và chắc chắn, sắc màu cuộc sống sẽ bớt tươi tắn đi nhiều.

      Xóa
  8. - CT thích nhất là những dòng miêu tả cảnh sắc vùng núi cao. Có lẽ không phải người đã từng trải nghiệm và yêu cuộc sống vùng cao thì không thể viết được như thế!
    - Chắc do điều kiện ... nên phần này, Nhật Thành còn để nhiều lỗi vi tính. CT không thể góp ý được cho bạn. Chỉ hỏi Nhật Thành một câu hỏi nhỏ thôi: Bạn đưa chi tiết "Những đường cong mềm mại của tấm thân thiếu nữ tuổi mười chín, đôi mươi lồ lộ sau làn áo mỏng" vào phần chuyện với dụng ý gì vậy? Và không hiểu sao CT rất không thích chữ "lồ lộ" bạn ạ. CT thấy nó ảnh hưởng đến không khí rất thanh trong của chuyện.
    Vài chia sẻ mang tính cá nhân chân thành gửi Nhật Thành! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cầu Tre ơi !
      Câu ấy hay mà , cũng vì câu ấy mà Hòn Sỏi bị mộng du đấy , đang mơ mơ màng màng chưa tỉnh . Cũng vì thế nên thằng chả nỏ dạm chê . Tỉnh đê Sỏi ơi

      Xóa
    2. Cảm ơn Cầu tre, NT sẽ soát lại để chữa các lỗi nhé.
      Còn câu đó là một câu văn miêu tả nhằm thể hiện vẻ đẹp của người thiếu nữ trong cảnh sắc thiên nhiên đấy Cầu tre. Vẻ đẹp ngời ngợi sức thanh xuân bỗng lồ lộ ra bất ngờ mà chính các cô giáo trẻ cũng không để ý đến. Và từ đó mới có chi tiết các cô chạy xuống dốc, tiếng cười trong vắt luồn vào tán lá rừng ướt đẫm nước mưa đấy thôi?

      Xóa
    3. Cám ơn Nhật Thành!CT hỏi thêm câu này:)
      Đoạn gần cuối miêu tả quang cảnh nơi bù hiện ra trong tầm mắt của các cô gái phải không? Nó ở khoảng cách bao nhiêu nhỉ, xa gần thế nào? CT băn khoăn vậy là vì đọc các câu tả núi, tả ruộng bậc thang, CT thấy nó xa. Nhưng đọc câu tả nương lúa lại thấy nó gần, vì Nhật Thành dùng chữ"rập rờn"...
      Mắt CT vốn kém đấy!:))

      Xóa
    4. Salam ơi, câu ấy chỉ khiến cho anh Sỏi với Salam mộng du thôi, chớ CT thì vẫn mở nguyên cả 4 mắt xăm soi để mà ghen tị.. Khi nào Nhật Thành viết về các trai bù thì CT mới có cơ hội ạ!

      Xóa
    5. Công nhận Cầu tre cũng là thợ...soi lành nghề và kĩ càng đấy. He he...Người viết rất cần những thợ soi như thế!
      Nếu CT biết về hình ảnh thung lũng ở miền núi thì sẽ thấy cách tả thực của NT là đúng.
      Thung là dải đất hẹp nằm giữa hai sườn núi. Đó là định nghĩa trong từ điển. Khi ta đứng ở lưng chừng dốc nhìn xuống (vị trí các cô giáo trẻ), thung hiện ra như một cái lòng chảo khổng lồ. Bức tranh có cảnh xa khi nhìn sang bên kia sườn núi, có cảnh gần khi nhìn sang hai bên . Bức tranh có cảnh bao quát, có chi tiết cụ thể. Đừng lưng chừng sườn núi đánh mắt qua bên có thể thấy sóng lúa rập rờn được mà.
      Để ít hôm rảnh, NT sẽ viết về mấy chú bộ đội đồn biên phòng, CT sẽ mộng du ngay, mê mẩn ngay thôi!

      Xóa
    6. Góp 1 cái hình minh hoạ cho đoạn miêu tả của chị Nhật Thành đây ạ. Đứng nhìn xuống thung lũng, OM đoán chắc nó kiểu như thế này:
      https://www.flickr.com/photos/hatuehuong2003/15512855019/in/album-72157649110691155/lightbox/

      Xóa
    7. Đúng như thế. Chỉ có điều hình ảnh này hình như vào quãng tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi lúa nương bắt đầu chín.
      Hôm nay mở máy mới "nhìn" được, còn trên đt thì chịu.
      Chị cảm ơn Om.

      Xóa
    8. Cám ơn Nhật Thành và OM! CT quen nhìn không gian trong truyện như xem TV2D, trong khi Nhật Thành lại mời CT xem 3D.. :))

      Xóa
  9. 1- Nếu Hoa trên đỉnh núi là một con voi thì những Khởi cuộc hành trình, Đêm chờ, Chị Tạp vụ, Quyết định (1,2) Đi Bù (1,2) mới là ngà, vòi, tai, đuôi…Đương nhiên mỗi bộ phận hoàn hảo thì chú voi kia mới thực sự cường tráng. Mà cũng xem chừng con voi còn trẻ mà hai chiếc ngà quá dài thì cũng không ổn..
    2- Đến phần này thì tính cách mỗi thành viên trong đoàn vẫn nhất quán như khi họ mới xuất hiện: Tóc đầm môi đỏ choét, ăn chơi sành điệu, tiếp tục mếu máo, thầy hiệu trường từng vào rừng chặt lá cọ cho các cô che nắng che mưa nay ân cần “cúi xuống từng đôi chân đang dầm trong nước, lấy dép xâu thành một xâu, mang lên vai”, Nga trong mọi hoàn cảnh vẫn vui tươi, Na trong gian khổ vẫn ôm ấp hoài bảo, mơ mộng, cô muốn “cùng học trò dệt nên một thế giới diệu kì trong cánh đồng tri thức bất tận!”. Tính cách nhân vật đa sắc, đa diện, phát triển theo quy luật tối cần thiết cho chuyện ngắn và tiểu thuyết. Có hai anh chàng gánh đồ đạc hành lý cho cả đoàn không thấy tác giả nhắc đến?
    3- “Những đường cong mềm mại của tấm thân thiếu nữ tuổi mười chín, đôi mươi lồ lộ sau làn áo mỏng” là một câu văn đẹp. Ai cũng thừa nhận tác phẩm tuyệt đẹp của hóa công tạo ra là con người. Đẹp nhất loài người là phụ nữ. Vì thế họ được gọi là phái đẹp. Qua mô tả thì các cô đang tuổi căng tràn sức khỏe, lạc quan yêu đời. Với họ mệt đó lại có thể khỏe lại ngay, cho nên “cả mấy đứa đua nhau chạy xuống con dốc thoai thoải, tiếng cười trong trẻo” là có lý.
    4- “mây cuộn từng cục, sà xuống thấp, tưởng chừng như với tay là chạm phải”. Nói cục đá, cục gạch, còn được, mây mà gọi là cục nghe không ổn. Khi mây thấp đến mức chạm tay vào được thì gọi làn mây, đám mây… một từ gì đó tác giả xem lại chăng. “Tiếng mưa trong rừng nghe hoang dại và rùng rợn biết bao!”. Bu thấy nên bỏ đi chữ “trong”. Đoàn người đi trong rừng, bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau toàn là rừng, vậy thì mưa chỗ naò cũng là mưa rừng cả. Mưa rừng với người miền núi gần như là một thành ngữ. “Sao với trăng, đi bù chứ có phải ở trường ngoài đâu mà chỉ có dạy? Thôi, đi tiếp đi thầy - Nga giục.” Đọc lại bài 6 mới nhớ “đi bù là vào trường vùng sâu”. Nhưng “trường ngoài” cũng nên chú thích vì có thể người ta không hiểu là gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Bu soi kỹ thật! Cái soi này thì khó mà chệch vào đâu được!

      Xóa
    2. Đồng ý với Om, anh xã Bu bao giờ cũng là người trên cả tuyệt vời về sự cẩn thận, chu đáo. Cảm ơn anh nhiều.
      Về từ "cục" thì em lượm của Nguyễn Thành Long trong tác phẩm LẶNG LẼ SA PA đấy. "Mây bị gió xua, cuộn thành từng cục, luồn cả vào gầm xe" Ông đã viết như thế khi tả cảnh trên đường lên Sa Pa.
      Theo em nghĩ, mưa rừng cũng là mưa ở rừng hay mưa trong rừng thôi. Nhưng đã có từ "tiếng" thì nên để "mưa trong rừng" chắc hợp lí hơn chăng?

      Xóa
  10. Bu còm nhầm vào bài 6 nên đã xóa bên đó rồi

    Trả lờiXóa
  11. Cuộc sống sẽ phong phú hơn nhiều nếu như ta có sự trải nghiệm thực tế.
    Chị và các đồng nghiệp đã có những tháng ngày tuổi trẻ thật đẹp.Đi bủ này cũng giống như Phạm Tiến Duật đã từng viết: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. Trong truyện thì sẽ là: Đường lên bù mùa này đẹp lắm. Hihi.
    À. câu văn của Nguyễn Thành Long là: "Mây bị nắng xua, cuộn tròn thành từng cục" hay là gió xua chị nhỉ? Chị xem lại xem hay là em nhớ nhầm. Với lại em thắc mắc "Hoa trên đỉnh núi" thuộc nhãn gì hả chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nhớ chính xác. " Mây bị nắng xua" mới là cách diễn tả rất hay của NTL, còn gió xua thì bình thường quá.
      Chị cũng không biết HOA TRÊN ĐỈNH NÚI nó là cái món gì, chắc là hủ tíu (miến nấu thập cẩm) . He he...
      Hôm trước chị có tâm sự ở chỗ này:
      http://nhatthanhho.blogspot.com/2015/05/lan-man-chieu-benh-vien.html
      nhưng giữa ý định và kết quả công việc là một khoảng cách xa vời, vì nó đang phụ thuộc vào năng lực.

      Xóa
  12. Chào bạn Nhật Thành!
    Đã lâu không sang đọc truyện bên Hương Ngàn; hôm nay sang thấy mới quá và mới gần như toàn diện - Chúc Mừng NT.
    Mình đã đọc HOA TRÊN ĐỈNH NÚI 7 và mới đọc một lần chưa thể nhận xét được. Xin khất NT đợt khác nhé.
    Hôm nay sang đây muốn nhờ NT một việc: Nếu có thể NT cho mình xin Code LỜI BÌNH MỚI NHẤT của blog HƯƠNG NGÀN này (Thành thật mình tìm mất khá nhiều thời gian trên các trang THỦ THUẬT BLOG mà không thấy). NT có thể gửi qua Email hay ở phần trả lời nhận xét này.
    Đồng ý hay không đồng ý mình vẫn cám ơn NT trước.
    Chúc NT luôn vui khỏe và thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã nhận được và kết quả chính xác tuyệt đối.
      Rất cám ơn! Bạn quá thông minh.

      Xóa
    2. Chết thật, anh HT khen thế làm em ế bây giờ! He he...
      Em đã trả lời thắc mắc của anh qua mail.

      Xóa
    3. Khiếp tham thế - Để phần người khác với chứ!

      Xóa
    4. Hải thăng ơi ! Salam đây nè !
      Không cần tìm ( Thủ thuật Blog ) . Chỉ cần mình sống thật với lòng mình , không giả dối khi mình trả lời những comemnt của bạn bè . Thì tự khắc Blog mình sẽ nhiều người truy cập . Bài viết mình dù không hay , nhưng bạn bè vào truy cập , những comemnt của bạn bè nhiều khi lại hay hơn bài viết của tác giả .
      Bạn Hải Thăng ơi ! Lâu lắm rồi mới gặp bạn trên trang " Hương Ngàn " này , Salam mong gặp bạn thường xuyên , mong rằng chúng mình có dịp đàm luận với nhau về nhiều vấn đề trong Văn Học ... Thân !

      Xóa
    5. Chào Alaykum Salam!
      Nó là thế này: Các cụ có câu: Ăn cho mình - Mặc cho người; bởi thế cho nên chủ nhà cũng cần chỉn cu đôi chút cho khách thăm đỡ buồn. Chắc Salam chưa vào trang của HT nên chưa biết, nhà mình mộc mạc, đơn giản lắm... Theo mình nhà không cần lòe loẹt, bộn bề tiện nghi để rồi khi khách vào nhà vấp ngã (Nhảy linh tinh do sử dụng nhiều ảnh động... nặng quá). Tuy nhiên cũng cần có đủ những tiện nghi cần thiết cho khách tham quan. Code: LỜI BÌNH MỚI NHẤT trên trang HƯƠNG NGÀN chứa đựng được nhiều lời bình mới (Vài chục) trong khi các code khác chỉ chứa được từ 5 - 10 lời bình. Do đó muốn tìm một lời bình đã qua là rất khó - Thế thôi - Tiện ích mà.
      Bạn là người sôi động, thẳng thắn; rất mong được làm bạn với Salam không chỉ trên trang HƯƠNG NGÀN mà còn trên các trang bạn khác.
      Mình là lính nên rất chân thành, sau này thành bạn chúng ta sẽ hiểu nhau hơn.
      Bạn cứ yên tâm Nhật Thành không tự ái về lời comment trên đây của mình đâu.
      Xin chào và hẹn gặp lại.
      Thân ái: Hải Thăng

      Xóa
  13. Em đã đọc bài chị giới thiệu rồi. Tiểu thuyết cần dài hơi và đúng như chị nói bây giờ chị bận nhiều thứ quá. Cho nên trước hết để bà con blog đọc đã. Chị cứ viết đều đều vào nhé. Tuy vậy em nghĩ cần manh nha một số mâu thuẫn để tạo sự cuốn hút cho mạch truyện không bị hụt hơi. ☺

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn dài lắm đó em. Nhưng manh nha mâu thuẫn thì đã có rồi đấy. Na dù có những lúc chông chênh khi chuẩn bị vào bù, nhưng vẫn là con người lãng mạn, nuôi nhiều dự định tốt đẹp cho những năn tháng đầu tiên bước vào nghề ( rải rác ở các phần trước, còn trong phần này thể hiện qua đối thoại với Tóc Vểnh, đối thoại với thầy hiệu trưởng), Khi đối mặt với thực tế cuộc sống trong bù, chắc chắn có nhiều chuyện...
      Anh Bu chê ngà hơi dài, nhưng thôi, cứ để cho Na vui được chút nào hay chút đó. Hơ hơ...

      Xóa
  14. Chào TIỂU THUYẾT GIA Nhật Thành!
    Chắc đây là phôi thai của cuốn tiểu thuyết ... gì đó đây chăng.
    Với lối viết mơm man, dàn trải để mơn trớn độc giả như thế này mình thấy là được. Cũng có sức lôi cuốn, gợi trí tò mò của người đọc đấy. Tỷ dụ:
    "- Nhưng sao lại gọi là Cà Mạ?- Na thắc mắc.
    - Không đâu thầy - Na cãi - mỗi tên đất tên sông, mỗi tên làng tên bản đều có gốc tích cả đấy.
    - Chắc chắn là em sẽ tìm hiểu - Na khẳng định - tìm hiểu nguồn gốc tên gọi chính là tìm hiểu về lịch sử, phải không thầy?
    - Này, rỗi hơi thế?- Nga xen vào - để sức mà giã gạo, mà hái măng, mà gùi lúa, nha."...
    Đây chính là những tình tiết hứa hẹn, khơi gợi tính tò mò của độc giả xem tác giả "Bịa" tiếp thế nào về những tình tiết này đây. Há há. Nhiều người khen quá rồi nay mình chê tý.
    Về hành văn theo mình nên để các cụm từ: - Nga xen vào - ; - Na khẳng định - ; - Na cãi - ... nên để vào phần cuối câu như câu: - Nhưng sao lại gọi là Cà Mạ?- Na thắc mắc. Nhưng bỏ dấu tất cả các dấu gạch ngang (-); nhiều khi chả cần các cụm từ ấy người đọc cũng hiểu được.
    Về một số tình tiết: Leo dốc mệt - Xuống dốc chồn chân thì quá đúng rồi; nhưng không phải ở trường hợp này. Sau cơn mưa các em không đi dép mà đi chân không cũng đúng; nhưng không chạy xuống dốc được ngã trợn mắt do trơn trượt đấy. Tác giả nên để các em chạy trên đường bằng thì có lý hơn.
    Nếu muốn cho gây cấn tý thì đưa vào một hai đoạn nở dất có hơn không.
    Nhìn chung mình chưa thật tâm phục, khẩu phục tác giả trong đoạn HTĐN 7 lắm.
    Tranh thủ lúc cháu ngủ đọc và viết cảm nhận.
    Đúng sai phó mặc cho trời Nhật Thành nhé.
    Chúc bạn thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Hải Thăng!
      Đây không phải phôi, mà là con rồi ạ. Đứa con mới ló cái đầu ra, nhưng mẹ nó đang nghỉ để dạy hè, lo cơm áo cho nó đã anh ạ.
      Dấu gạch ngang em viết theo qui tắc sử dụng dấu câu tiếng Việt, phần chú thích có thể đặt giữa hay cuối câu, tùy dụng ý ngắt câu của người viết anh ạ.
      Em không hiểu ý anh nói: " Leo dốc mệt - Xuống dốc chồn chân thì quá đúng rồi; nhưng không phải ở trường hợp này" Vì sao?
      Anh chưa đi đường rừng Quế Phong nên không biết được những con đường cụ thể. Nó không trơn (trừ khi leo dốc đá). Con đường này không như đường lên rẫy, vì nó là đường thông thương Việt - Lào, có đồn biên phòng, nên nó được khai phá, mở rộng nhiều đoạn. Chỉ có chỗ nào qua núi đá thì hồi ấy người ta chưa đủ phương tiện để làm nên mới phải leo, đó là những con dốc dựng ngược như em tả ấy.
      Khố, không có lở đất thì bịa làm gì, cũng như anh Quang Thứ góp ý ấy, hành lí được hai dân quân gánh rồi, vậy mà bảo nên để các cô mong gặp người xách hộ hành lí.
      Em đang viết thử, chưa biết khi nào viết tiếp, mọi cái đang ở phía trước cả anh ạ.

      Xóa
    2. Chào bạn Nhật Thành!

      Là con rồi! Khiếp mắn thế! Năm rưỡi đôi à?
      Có lẽ mình chịu ảnh hưởng nặng của hình thức giáo dục chưa cải cách (Hệ 10 năm). Nên khi đọc đoạn hội thoại ngắn, cấu trúc câu đơn giản mà có cụm chú thích ở giữa câu được cách bởi hai dấu gạch ngang(-) mình thấy gờn gợn. Vẫn biết NT viết không sai nhưng vẫn góp ý "nên" chuyển về cuối câu thôi.
      Còn chi tiết: Leo dốc mệt, xuống dốc chồn chân là đúng nhưng chưa đến mức độ như tác giả tả; chỉ khi trời khô ráo, xuống liên tục, dốc tức chân này chưa đặt xuống chân kia đã phải nhấc lên mới có cảm giác đó được.
      Về tình tiết tác giả để các cô giáo chân không chạy xuống dốc thì quả là vô lý. Về tâm lý đang chán ngán (Đến phát khóc) lại vừa trải qua một trận mưa dập gió vui như thế thử hỏi còn tâm trạng nào mà chạy với nhảy. Hơn nưa với ba ả tiểu thư chân dép, chân guốc quanh năm, đến gẫm phải gai mồng tơi còn đau cả tháng thì làm sao mà chạy được trên đường sỏi cứng ấy. Có chăng may ra có cô Nga chạy lên phía trước rồi quay lại ngắm ba ả rón rén nhảy son mỳ (Mỗi khi giẫm phải hòn sỏi) phía sau thì có rồi cười oang oang thì có. Đố NT ngay bây giờ bỏ chân đất chạy trên đường sỏi đấy.
      Ở phần6 mình rất thích tình tiết vị Hiệu trưởng dùng thổ ngữ dân tộc miền núi can ngăn Na Thị Nhật Thành cãi nhau với tóc đầm hay và sinh động. Mình có cảm giác vị chính ủy kiêm tư lệnh này chưa hoàn thành nhiêm vụ được giao đón nhận ba cục vàng mười về cho trường.
      Tình tiết: “Nhiều khi chuyện thì vui mà cười chảy nước mnắt..... "Điện thì cũng như lửa. Nước cách lửa được thì cũng cách điện được chứ sao!"”
      Tác giả lấy nhầm bên kho nguyên liệu truyện cười đưa vào mất rồi. Đây là những kiến thức vô cùng cơ bản đã học hết lớp 7(Hệ 10) và lớp 9(Hệ 12) là phải nắm chắc, ai đời lại để ông hiệu trưởng rơi vào tình thế đó bao giờ. Theo mình hoặc tác giả tìm các câu hỏi khó hơn hoặc nói rõ thầy hiệu trưởng chọc cười mọi người cho quên đi nỗi mệt nhọc. Nếu không nếu mình là giáo viên miền núi cũng tự ái chả chơi.
      Vân vân và vân vân...
      Mình thì không rành về các thể loại lắm, theo mình thể loại TIỂU THUYẾT tác giả ó quyền hư cấu, có quyền chắp vả nhiều mảng đời trong một nhân vất (Như NT vẫn làm ở một số truyện ngắn). Miễn là không có mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật; đúng với các hiện tượng tự nhiên.
      Há há NT bảo mình giống nhà thơ - Giống được thì mình quá hạnh phúc, nhưng lại sợ NT nhìn cây xanh ra cây si để mình mừng hụt thì tèo.
      Vui tý thế thôi bây giờ thì nghiên túc này: Mình đang khởi động lại hứng TẬP VIẾT TUYỆN NGĂN nên sang đây đọc để học tập. NT hãy coi những góp ý trên là những thắc mắc của học sinh giải đáp được đến đâu thì biết đến đó; không nên suy diễn làm chi cho mệt.
      Thế thôi nhé
      Chúc bạn vui và thành đạt.

      Xóa
    3. Chuyện "sai dấu" hay không bỏ qua nhé anh.
      Đọc những lời nhận xét của anh về tâm lí thất thường của mấy cô giáo trẻ cũng như chuyện đi đường, em lại nhớ đến một đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng cuẩ Mô-li-e: "Trưởng giả học làm sang""
      Ông phó may làm cho Giuốc đanh một đôi dày rất chật, Giuốc đanh kêu đau chân, ông phó may khẳng định không đâu. Giuốc đanh bảo: Nhưng mà tôi thấy đau, phó may lại bảo: đó là do ngài tưởng tượng ra thế.
      Truyện dựa trên chất liệu thật của cuộc đời, của chính bản thân tác giả trải qua, vô lí hay không thì nó vẫn là sự thực. (Anh HT cũng nên nhớ rằng, Na, Tóc Vểnh, Tóc Đầm đều là dân ở miền núi, không phải các tiểu thư thành phố đâu.
      Còn chuyện "Nước là chất cách điện" thì là chuyện dạy của một thầy giáo cấp 2 đàng hoàng đấy, không bịa đâu. Anh HT có tin rằng, hiện giờ đây, nhiều cô giáo dạy cấp 2 chưa biết tình phần trăm không? Sự thật đấy.
      NT không nói anh giống nhà thơ, mà nói anh là nhà thơ.Đúng không?
      Anh cứ viết đi, viết từ những trải nghiệm của bản thân mình. Truyện ngắn cần sự phát hiện tình huống có vấn đề trước rồi mới xây dựng cốt truyện và lựa chọn nhân vật cũng như cách kể. Em sẽ "soi" anh cẩn thận đấy.
      Chúc anh thành công.

      Xóa
    4. Này nhé cái ông thợ dày là có chủ trương xỏ Giuốc Đanh cãi cù nhằng; mà NT không phải là Giuốc Đanh , mình không phải ông thợ dày đâu nhé! Mình chỉ là người tiêu dùng thỏa sức chê bai kể cả chê sai.
      Sau ba năm làm giáo sinh thì cái chất miền núi đã gửi lại cho núi rừng quê hương rồi; lúc bấy giờ chỉ còn là ba ả thục nữ da chân mỏng dính rồi. Khiếp cãi khỏe thật.
      Đính chính: Mình không phải là nhà thơ và mình là Xanh chứ không phải si.
      Thôi chào mình đi nghỉ để sáng mai về quê ăn cỗ đây.
      À này: Từ nãy đến giờ có nhiều người truy cập vào HƯƠNG NGÀN lắm, dễ họ bênh chủ nhân ném đá mình như chơi đấy.
      Chuồn đây - Chuồn nhanh. há há!

      Xóa