Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

CÔ MÃI LÀ “BÉ LÊN BA”

(Thân yêu tặng các cô giáo mầm non)
Em cứ lớn dần lên
Thu qua thu lại tới
Rồi em lên lớp trên
giã từ thời thơ dại.
Còn cô thì cứ mãi
với bài “Bé lên ba...”

Cô vẫn hát vẫn ca
vẫn nặn hình, ghép chữ
vẫn tô màu xanh đỏ
cho bức tranh chú gà
vẫn hỏi thật thiết tha:
“Ồ sao bé không lắc?”

Bỗng hôm nay bắt gặp
ánh mắt lạ mà quen
- Cô ơi còn nhớ em
trò cũ cô ngày trước?
Em đưa con đến lớp
Cô ngỡ ngàng nhận ra
Ôi tiếng chào ngày xưa
giờ đậu trên môi bé!
còn cô thì vẫn thế
mãi là “Bé lên ba!”

Kết quả hình ảnh cho hoa cúc vàng đẹp





33 nhận xét:

  1. Vẫn hỏi thật thiết tha
    "Ô sao bé không lắc?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đưa tay ra nào!
      Nắm lấy cái tai này
      Lắc lư cái đầu này
      Ồ sao bé không lắc?"
      Em sẽ sửa lại ngay ạ.

      Xóa
    2. Món thơ vốn không phải là lão ưa thích . Nhưng những bài thơ thế này xuất hiện trong thời gian này đọc thấy vào trong đầu hơn những thứ khác. Đã có lần , lão cũng đọc thơ và nhận xét là Nhật Thành làm thơ hay hơn viết truyện. Nhưng nhận được câu trả lời đại ý là em không thích thơ , chỉ làm cho vui theo tâm trạng. Trước sau em vẫn thích truyện.
      Thể thơ 5 chữ luôn phù hợp với tuổi thiếu nhi . Cái hồn nhiên có cả sự thánh thiện trong đó làm người đọc thấy mình nhẹ nhàng và trẻ ra chút ít. Bài thơ trên cũng thế.
      Theo lão nghĩ , chị ST thắc mắc chỗ này là chắc do chưa đọc kỹ. Thời gian trôi đi , tuổi thơ đi qua , bé lên lớp còn cô vẫn ở lại với bài hát" Bé lên ba" và..." Sao bé không lắc" - đây cũng chính là Ý thơ .

      Xóa
    3. Yêu và hợp, hai điều đó nhiều khi không song hành với nhau. Biết hợp tuổi tác, hợp hoàn cảnh, hợp nghề nghiệp mà không yêu được,kẻ chẳng hợp gì với mình đôi khi lại yêu tha thiết, phải không lão?
      Trước khi vào Hội, nhà thơ Vân Anh bảo: "Nhật Thành vào ban thơ đi, vui lắm. Thơ làm cho con người ta trẻ trung ra." Khi vào Hội rồi, mấy nhà thơ ở Quỳnh Lưu gọi điện: " Sao NT không xin vào ban thơ? Em chuyển qua đi, bên văn xuôi lắm kẻ đa tình."
      Còn em, nếu có thời gian thì chỉ thích viết văn xuôi, khi nào bận thì ghép vần đôi câu cho vui vậy.
      Chị Song Thu thắc mắc vì em dùng ngoặc kép mà trích sai lời: "Kìa sao bé không lắc?" Phải sửa lại "Ồ sao bé không lắc?"

      Xóa
  2. Cô ngỡ ngàng nhận ra:
    "Em xin chào cô ạ"
    Là phụ huynh, trò cô
    Năm xưa còn "Lớp Lá".

    Bao thăng trầm vất vả
    Cô cũng đã già thêm
    Riêng nụ cười hồn nhiên
    Vẫn cùng em trẻ mãi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếng chào em ngày xưa
      Giờ đậu trên môi bé
      Còn cô thì vẫn trẻ
      Không ai gọi là bà!

      Xóa
  3. Xuân , Hạ , Thu , Đông bốn mùa thay đổi . Mỗi năm thêm một tuổi , tre già măng mọc , mà răng có Ngài nỏ chịu Tra là răng hầy . Mần răng mà có Ngài lại nỏ muốn Nậy hè , chắc tính cưa sừng làm Me hè

    GÀ CON GIÚP. MẸ

    Gà mẹ nằm ngủ
    Hai chú gà con
    Lon ton lon ton
    Nhảy lên lưng mẹ
    Se sẽ , se sẽ
    Nhặt những bọ gà
    Con giúp mẹ cha
    Ai mà chẳng mến

    HOA BÉ NGOAN

    Hoa nào mẹ yêu nhất
    Hoa nào thơm ngát hưng
    Hoa nào tươi thắm nhất
    Đó là hoa bé ngoan
    Em được mẹ thương nhất
    Em được cô giáo yêu
    Khi nào em ngoan nhất
    Đó là hoa bé yêu

    NU NA NU NỐNG

    Nu na nu nống
    Một hồ nước trong
    Sao không rửa chân
    Cho trắng cho xinh
    Để thi chân đẹp
    Chân ai sạch sẽ
    Gót đỏ hồng hào
    Không bẩn tí nào
    Được vào đánh trống
    Từng tùng tùng tùng

    LỘN. CẦU VỒNG

    Lộn cầu vồng
    Nước trong nước chảy
    Có cô mười bảy
    Có chú mười ba
    Hai chị em ta
    Cùng lộn cầu vồng

    Hì hì hì

    Trả lờiXóa
  4. AI. LÀM. GÌ. ĐÓ

    Khù khà khù khò
    Ai làm gì đó
    A ! Là chú có
    Đang ngủ khò khò
    Cút ca cút kít
    Ai làm gì đó
    A ! Là chú chuột
    Dùng răng cắn gỗ
    Hi hí hi ha
    Al làm gì đó
    Thì ra là bé
    Đang cười rất to

    QUẢ NA

    Ăn một quả na
    Bằng ba quả quýt
    Tôi ngồi nói thiệt
    Quả quýt thì chua
    Bắt vua phải trẻ
    Quả vả thì chát
    Tôi tát mặt quan
    Quan chạy la làng
    Quăng đi quả quýt
    Quăng đi quả na
    Trả về quả na

    DUNG. DĂNG. DUNG. DẺ

    Dung dăng dung dẻ
    Dắt trẻ đi chơi
    Đến ngõ nhà trời
    Lạy cậu lạy mợ
    Cho cháu về quê
    Ho dê đi học
    Cho cóc ỏ nhà
    Cho gà bới bết
    Xì xà xì xụp
    Ngồi yhupj xuống đây

    Dung dăng dung dẻ
    Dắt trẻ đi chơi
    Đến hỏi ông trời
    Xin vài cái bánh
    Gặp xe thì tránh
    Đội mũ lên đầu
    Đi chậm đi mau
    Láu lâu lại ... ngồi

    TRÁI. CÂY

    Dưa chuột là cậu dưa gang
    Dưa gang họ hàng dưa hấu
    Dưa hấu là cậu bí ngô
    Bí ngô là cô đạu nành
    Đậu nành là anh dưa chuột

    P / s. : Choa đọc mấy bài đồng dao ni để cho trẻ lại mà tương xứng với bà Sui hý

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc sai tèm lem như Salam thì có mà tô tranh con gà ra con cắt, Răng mà tương xứng được! Hehe

      Xóa
    2. Cầu Tre ơi ! Nhớ Em quá đê
      Hồi này Em cứ phiêu bạt đi đâu vậy ? Trang nhà NT chữ nhỏ quá đê nên hay bị thiếu dấu , sai hoài à

      Xóa
    3. Cầu Tre ơi, lão Sa đã "vống đẽo" lại "vụng chữa", nhỉ? NT cho cỡ chứ to lên để cái sai nó rõ ràng hơn mà! Hi hi...
      Đùa thôi, nhiều khi gõ dài quá, không đọc lại được, đăng lên lỗi chính tả là chuyện thường mà. Nỏ can chi, người đọc hiểu được hết.

      Xóa
  5. Bài thơ đáng iu quá chị ui. Dù đọc xong, cũng có chút chnạh lòng thương thương cho cái nghề đưa đò này. Chị làm em nhớ cô dạy em thời mẫu giáo. Tình cờ về quê, cô đi sau lưng em, cô cứ kêu " bé lùn ơi ", em chẳng biết kêu ai. tới chừng vô tình em quay lại, nhận ra cô, em ngạc nhiên vì chừng ấy năm, em già ngắt rùi, con em còn lớn hơn em hồi em học cô nữa, vậy mà cô vẫn nhận ra em . rồi con em chào cô... K hiểu sao đọc baiò thơ này em nhớ lại khoảnh lkhắc ấy ghê á.
    Chị iu viết thơ dành cho trẻ con ( trẻ già như em cũng khoái ) trong veo hà chị ui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một điều rất thực tế, đó là mang tiếng tầng lớp trí thức, nhưng các cô giáo gần như chỉ có mớ kiến thức ABC dùng để dạy cho con trẻ, họ mù mờ về nhiều lĩnh vực do ít đi ra, ít tiếp xúc, quanh quẩn trường và nhà. Hầu hết học trò khi đã trưởng thành đều "lớn" hơn cô về nhiều mặt.Đúng vậy không Đan Thùy?

      Xóa
    2. Hình như là vậy thật chị ạ. Nhưng thui, nghề nào cũng có những cái buồn riêng thế này chị hén. Các cô mầm non, đa số, trò chẳng nhớ về họ như các cô thầy cấp 2, 3. Nên chuyện quay về thăm cô sau bao nhiêu năm gần như là.. không có chị hén ! hic hic

      Xóa
    3. Có em ạ. Nhưng rất ít. Tuy nhiên, các cô cũng không chờ điều đó. Bài thơ đã thể hiện điều đó đấy thôi: Cô cứ mải mê với những trò mới, ngỡ ngàng nhận ra trò cũ, một cuộc gặp gỡ tình cờ.

      Xóa
  6. Em thành bà mẹ bé
    Cô vẫn cứ "lên ba"
    Cô mãi hoài như thế
    Dẫu em lên chức bà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù đã ở tuổi bà
      Vẫn gọi cô như thế
      Nên bà luôn vẫn trẻ
      Chẳng bao giờ già đâu!

      Xóa
  7. Thơ trong như mắt trẻ
    Trẻ trung như thơ bà
    Có một thời rất xa
    Cũng gọi cô là mẹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Mẹ của em ở trường
      Là cô giáo mến thương"
      đúng không anh?
      Em có một bài thơ mở đầu bằng 2 câu thế này:
      "Đừng gọi cô là người mẹ thứ hai
      Bởi như thế cô sẽ là dì ghẻ"
      Và kết bằng khổ thơ:
      " Hãy gọi cô là cô giáo của em thôi
      Cô giáo dạy rồi thành cô giáo cũ
      Đừng để cô trở thành dì ghẻ
      Xin em ghi lòng như thế nghe em!"
      Đây là bài thơ khá dài nên em không muốn ghi ra hết. Nó bắt nguồn từ cách nói mĩ miều của phụ huynh rằng: "Cô giáo là người mẹ thứ hai của các em"

      Xóa
  8. Hồi này anh sao ý , làm bài thơ dài lúng túng sao chạm vào Đăng xuất. Có khổ thân tôi không chứ...
    Cho anh nợ đến tối anh đền nha! Hihi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu anh nói rằng tim anh loạn nhịp khi ...coi của em thì có phải em sướng rung rinh không? He he...

      Xóa
    2. Nợ gì mà nợ ! Nợ mà lợ sợ
      He he he ! Hôm nọ bên nhà dám nói " Cho hai anh em chúng mày chửi hai ngày nghen " ( K M và SL )
      Bên nhà nỏ dám chửi , vì nhiều người nước ngoài đọc , hôm nay tháo khoán chửi nè ! Cái đồ hâm đơ chập mạch , bỏ anh em bà con đi lên núi luện " Tich Tà Kiếm Phổ " .. Hè hè hè .. Mai chửi tiếp ( Vì còn trong tháng 6 )

      Xóa
    3. 1 - Mấy hôm nữa có hứng thú mới anh sẽ cưa cẩm NT cho vui, anh nói trước đấy, đừng có mà đổ nha.
      2 - Đang làm mai mối cho Salam bên nhà Đan Thùy đấy!

      Xóa
    4. làm mai k xong là coi chừng đền cả người chết cả cây lun á nghen anh Sỏi lựu đạn. hì hì

      Xóa
    5. Với anh Sỏi:
      Thuyền sợ sóng đánh ra xa, chấp nhận néo mũi với mỏ neo
      Cây sợ ngả nghiêng trước gió, chấp nhận cột chặt thân vào cọc gỗ.
      Nếu sợ mình bị đổ trước anh, em neo lòng mình vào một nơi nào đó.

      Xóa
    6. Em Đan Thùy:
      Người ta có câu: "Muốn ăn gắp bỏ cho người " ấy mà. Em hiểu câu ấy chứ?

      Xóa
    7. NT ơi câu này thì anh cũng hiểu, hè hè!
      Mà em đừng sắc xảo quá vậy rồi lại khổ anh !

      Xóa
    8. Muốn ăn gắp bỏ cho người
      Câu này có 3 đối tượng thì ẩn cả 3:
      Ai muốn ăn? Ăn ai?Bỏ cho người nào?
      Trong câu com của anh Sỏi: "Đang làm mai mối cho Salam bên nhà Đan Thùy đấy!" thì ẩn số đã được tìm ra đầy đủ. Nếu anh Salam muốn "lật ngược thế cờ" thì sẽ nói: "Salam đang mai mối Đan Thùy cho Sỏi đấy!"
      Chỉ thương Đan Thùy cứ đau khổ mà kêu lên: "Em có phải là quả banh đâu mà hai anh đá qua đá lại hoài zdậy?" Nhưng ĐT quên rằng, đá thì đá nhưng cầu thủ nào mà không sung sướng khi có bóng? He he...

      Xóa
  9. Nhớ thời các con đi mẫu giáo...
    Con vào ĐH, các cô thì vẫn cứ "bé lên ba...". Các cô vẫn cứ trẻ Nhật Thành hén!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như chúng ta vậy chị Phương Tâm, quanh đi quẩn lại cũ mèm mấy bài giảng. Nếu không chịu khó mở mắt nhìn bên ngoài thế giới rộng lớn thì lạc hậu vô cùng!

      Xóa