Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

THƯƠNG HẠI (TIẾP THEO)


(Ảnh: Internet)

Thương hại 
(Tiếp theo)

Tôi xót xa nhìn Yến đang chống cằm hướng về phía cuối chân trời với những đụn mây đen kịt dựng lên báo trước cơn dông. Yến có nhớ cái ngày đầu tiên mình đi nhận công tác? Những ngày mưa tháng tám. Mưa dầm dề suốt tuần không tạnh. Chiếc xe khách duy nhất trong ngày lầm lũi bò trên con đường rừng vắng vẻ.Yến xuống tận bến xe cách nhà 80 km để mua vé nên có chỗ ngồi. Còn tôi, đón xe dọc đường, may mắn lắm mới được ghé nhờ một chân nơi cửa lên xuống. Tay bám chặt thanh sắt phía trên, cốt sao khỏi văng xuống xe. Xe đến bến. Đúng là một sự giải thoát! Chân tay tôi tê buốt, không còn cảm nhận được gì. Mặt Yến cũng bạc đi. “ Khiếp, dễ đến mấy tạ thịt đè lên vai, lên đầu, cứ tưởng không còn thở được – Yến rên rỉ - Xe 50 chỗ ngồi mà có đến hơn một trăm khách!” “ Thôi, may nhờ lòng tham của tài xế mà mình còn được lên xe, đừng kêu nữa.” Hai đứa xách hành lí tìm đến phòng giáo dục. Mới nghỉ được một đêm, chưa hết đau nhức mình mẩy thì thầy trưởng phòng đã giục: “ Hai cô cố gắng vào trường nhé, chúng tôi đã chờ cả tuần rồi. Mười sáu lớp mà mới có bảy giáo viên, căng lắm!”
   Thầy hiệu trưởng mặt gân guốc, rất khó đoán tuổi, xăng xái giúp hai đứa gói ghém đồ đạc, gọi dân công đến mang đi trước. thầy nhìn hai tiểu thư trong bộ đồ lượt thượt, đôi guốc chín phân nhọn hoắt đang đứng phụng phịu:
-         Hai em cất guốc vào túi luôn đi, tí ra chợ mua đôi dép cao su.
 Trời vẫn mưa rả rích. Càng đi, tôi càng có cảm giác như đang lạc vào rừng sâu. Có những đoạn chúng tôi phải lội đến 30 phút. “ Nếu không mưa thì đường chỗ này khá dễ đi, nhưng vì mùa mưa nên đường trở thành suối đấy”.Tiếng thầy hiệu trưởng  chìm đi trong mưa. Hết lội nước, chúng tôi bắt đầu leo. Cứ theo từng bậc đá mà bước. Chân người đi trước chạm đầu người theo sau. Bàn chân phồng rộp, các khớp chân tưởng như rời nhau ra. Nước mắt  trộn lẫn trong mưa. Đôi dép cao su cũng trở nên nặng nề ghê gớm. Sau một ngày rưỡi đường rừng, trường đã hiện ra trước mặt...
  Còn nhớ không hả Yến, đêm đó cậu khóc thật nhiều và hỏi tớ: “ Bây giờ bọn mình là những kẻ đáng thương hại, đúng không?” Tớ gân cổ cãi: “ Vớ vẩn, mình đi dạy học, đem cái chữ đến cho các em, đem ánh sáng của Đảng đến cho đồng bào. Sứ mệnh cao cả và thiêng liêng đến thế, sao lại đáng thương hại?”
                                    *  *
Tạch...tạch...tạch...! Chiếc đồng hồ lại điểm nhịp thời gian. Ba chiếc kim đuổi nhau vòng bên phải, tâm trí tôi lại tiếp tục ngược về bên trái...
  Buổi chiều không dạy, trong kí thúc phân công nhau, số thì đi giã gạo, còn hai chúng tôi  giã chưa thạo thì được phân công đi hái rau rừng. Hai đứa tung tăng theo đường mòn, khoảng độ hơn cây số thì đến “vườn”. Cơ man nào là rau! Sau đợt mưa, những ngọn rau dún mập mạp, quấn vòng phía trên thật ngộ. Ngày đầu vào trường, nghe mọi người gọi “ rau dưới dún”, tôi cãi: “ Quê tớ cũng có, người ta gọi là rau dún”. Khi họ cười ngặt nghẽo, tôi mới hiểu ra, ngượng chín cả mặt. Đầy gùi rau, hai đứa nằm ngả lưng trên thảm lá vàng, mơ màng nhìn lên khoảng trời trong xanh. “Liễu này, hôm trước Tuất viết thư cho tớ, cứ hỏi sao không kể về nơi công tác cho anh nghe. Tớ chưa viết trả lời. Nói dối thì không nỡ...Mà nói thật, dễ thường Tuất lại thương hại mình đấy nhỉ?” “ Thương hại gì? Cậu bảo chúng ta có gì đáng để thương hại?” “ Thôi, cậu lại bắt đầu ca bài ca cách mạng rồi đấy. Tớ hỏi cậu nhé: cùng học một trường, bọn cái Lan, cái Phúc, Mai, rồi Lộc về thành phố, ung dung ngày một buổi vi vu xe máy đến trường. Đứa sắp cưới, đứa chuẩn bị làm mẹ. Còn tớ và cậu, cầm cái bằng giỏi, lên miền biên giới này bữa rau, bữa măng, bàn tay sẽ bỏng rộp rồi chai sần vì giã gạo...dạy một lũ học trò chưa biết hết tiếng phổ thông...Rồi những cơn sốt rét. Mắt sẽ bạc đi, môi thâm sì lại...Cậu cho đó là hạnh phúc đấy ư?” “ Thế chẳng lẽ ai cũng như cái Lan, cái Phúc, cái Mai, cái Lộc thì giáo dục chỉ thực hiện ở thành phố thôi sao? Cậu không thấy bọn trẻ ở đây đáng thương lắm sao? Chúng cũng là tương lại nước Việt đấy. Ừ, mình chịu khổ, chịu cực, chịu hi sinh. Nhưng đó mới là ý nghĩa cuộc đời Yến ạ. Tuổi trẻ cần phải cống hiến, mà sự cống hiến nào không chấp nhận thiệt thòi đâu? Đúng không? Nhưng thôi, nói chuyện gì vui vui một tí đi.” “ Đúng là đồ cách mạng nòi – Yến nguýt một cái sắc lẹm – À này, cậu bảo cái đôi ta gặp ở nhà bếp dạo ấy có lấy nhau không nhỉ?” “ Cậu đúng là...Loại đàn ông mà nói chuyện yêu đương cứ trơn tuột đi như thế, hứa hẹn không cần suy nghĩ như thế thì tin làm sao được? Tớ khẳng định là hắn sẽ “gút bai” nàng ngay sau khi ra trường.” Yến quay sang: “ Thế cậu thì sao? Yêu đương gì mà nóng lạnh thất thường thế?” “ Ơ, mình đang yêu giải trí mà:  Yêu anh một chút đỡ buồn/ Mai hết nghĩa vụ em chuồn về quê he he...”
                                          ( còn nữa)

24 nhận xét:

  1. Phần truyện này đã có kịch tính và có lẽ bắt đầu đi vào nội dung chính rồi đó.Nhiều vấn đề được đặt ra nhưng có một chi tiết mà tác giả nêu lên ko kém phần hấp dẫn"Yêu anh một chút đỡ buồn/ Mai hết nghĩa vụ em chuồn về quê" khiến độc giả rất tò mò ko biết chuyện yêu giải trí đó của Liễu kết cục ra sao? Chắc lại phải "Xem tiếp hồi sau sẽ rõ". hi hi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yêu giải trí cho vui, chia tay ko đau khổ, chẳng có gì đáng nói cả đâu anh.

      Xóa
  2. Ở quê y rau đó gọi là rau "dớn" cơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát âm theo địa phương ấy mà. Loại rau này luộc chấm, xào ớt hay nộm đều ngon cả.

      Xóa
  3. Đọc đi đọc lại và chỉ biết nói một câu thế này: THẬT TUYỆT chị à

    Trả lờiXóa
  4. Yêu anh một chút đỡ buồn/ Mai hết nghĩa vụ em chuồn về quê" Câu này hay !!!

    Trả lờiXóa
  5. Yêu như thế để đỡ khổ khi chia tay cháu à. Đã ở vùng cao, mấy ai biết trước tương lai thế nào mà quyết định gắn bó với nhau. Hơn nữa, hồi đó bọn đàn ông thường nói với nhau: yêu thì yêu giáo viên, lấy nên lấy ngoại thương, ngân hàng. Thế nên, đã là cô giáo vùng cao đừng hi vọng hão huyền.

    Trả lờiXóa
  6. Tui đọc hết rùi -đọc hết đoạn ''kể khổ '' rồi -chờ đoạn tiếp theo xem có phải đoạn ''yêu nghề '' không nhá -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhan đề là THƯƠNG HẠI mà. Đã đến lúc bị thương hại đâu Minh Lê? Sẽ đắng sau mấy ngày nữa nhá.

      Xóa
  7. Đến nhà H T rồi theo avatas của em mà đến thì bị lạc vào rừng sâu núi hiểm ,nơi mà đoàn giáo viên năm nào trèo đèo lội suối dó .Cho nên anh phải quay về về nhà lục cẩm nang nhà em mà đến đó Ôi mệt lắm nhưng đọc THẢM HẠI thì quên hết mệt ví đc sống lại thời kỳ oanh liệt dù khổ nhưng mà đầy tự hào. Có thảm hại hôm đó để mà nói chuyện hôm nay Đọc xong anh phải về ngay vì hôm nay anh phải phúc trần bài mới vì anh vừa chẵn hai năm tuổi blog em à. Không bận mời em qua chơi em nhé. nếu có gà qué chi đó mang qua nhậu nhẹt góp vui nghe em

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Truyện của em có tên là THƯƠNG HẠI mà. Nếu khó vào nhà, anh có thể vào google rồi gõ HƯƠNG NGÀN là vào được.

      Xóa
  8. Ngày mới sang thăm chị, niềm vui và bình an luôn ở bên chị nhé

    Trả lờiXóa
  9. Em đã trải qua những năm tháng rất nghèo đói của thời làm giáo viên mới ra trường. En nhớ hồi đó toàn là Ba Mẹ em mang cho hai vợ chồng thức ăn. Nhưng khổ như hai cô giáo đi dạy vùng sâu vùng xa kia thì em chưa từng. Tuy khó khăn nhưng họ là những người có nhiệt huyết, đáng kính trọng. Vả lại, họ được hưởng những cái mà giáo viên miền xuôi làm sao biết: vẻ đẹp của núi rừng, những thảm lá vàng, những con suối trong vắt, con thác đục ngầu mùa lũ... Họ thật hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  10. Ngày mới đựt chân đến vùng rừng thiêng nước độc đó, lúc đầu, bằng sự lãng mạn của tuổi trẻ, chị cũng hào hứng lắm, chj đã làm những bài thơ nhỏ thú vị:
    NHÀ SÀN
    Ở Vinh chỉ có mấy nhà tầng
    Phải qua bao kĩ sư xây dựng
    Ở đây "nhà tầng" chen chúc đứng
    Chỉ qua bàn tay của nông dân.

    LÚA ĐỒI
    Lúa rủ nhau lên đồi cao tít
    Bế cùng người gắng sưacs leo lên
    Nghe lời bế, lúa về kho lương thực
    Nó mỉm cười: Người đã thắng thiên nhiên!
    (bế tức là cái gùi của người miền núi)
    Thế nhưng, có sống lâu ở nơi đó mới thấy bao vất vả cơ cực mà người giáo viên phải chịu. Muốn mơ mộng cũng không mơ mộng nổi đâu em.

    Trả lờiXóa
  11. Vâng, em hiểu chị. Cũng như em, qua hơn mười năm vất vả nuôi con một mình, em rút ra tình yêu vẫn chưa phải là tất cả, là quan trọng nhất đối với đời mình mà kiếm cái miếng gì để ngày ngày bỏ vào miệng mình, miệng Din Lu một cách bền vững mới là điều quan trọng. Ai không qua cảnh sống như em, họ sẽ nghĩ em là kẻ thực dựng. Nhưng đâu, em vẫn lãng mạn, mơ mộng lắm chứ. Nếu không vậy, làm sao em làn thơ và viết văn được. Nhưng em quá tỉnh táo trước những chuyện kiểu như yêu đương. Không bao giờ em gật đầu khi em thấy tình yêu đó sẽ chẳng đi đến đâu. Em chỉ ở bên họ với một chút lãng mạn để thấy mình còn có tình yêu thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Đọc bài nầy nhớ lúc còn ở trong chủng viện (seminaire) có những tối lẻn xuống phòng ăn lấy cắp dưa muối về ăn với cháo trắng tự nấu bằng lò đèn cầy. chỉ thiếu khâu "giả bộ yêu" thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và bây giờ anh Mẫn cũng ko giả bộ yêu được mà yêu thật, yêu hết mình, đúng ko?

      Xóa
  13. "Yêu anh một chút đỡ buồn/ Mai hết nghĩa vụ em chuồn về quê"...
    Giờ về con cái đề huề
    Em còn nhớ nữa câu thề năm nao?...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ thật ngốc làm sao
      Tình yêu giải trí có bao giờ thề?
      Giờ đây con cái đề huề
      Tình xưa gió thoảng bay về chiêm bao!
      Trêu nhà thơ "ngốc", xin đừng giận nhé.

      Xóa
    2. "Cái đôi nhà bếp dạo nào"
      Cũng thề thốt,cũng dạt dào tình tang
      Nếu như duyên phận lỡ làng
      Vẫn còn tình nghĩa thiếp chàng chứ sao?!...

      Xóa
  14. Chúc chị ngày nghỉ lễ nhiều niềm vui và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em, chúc em có 3 ngày xả láng để suy ngẫm sự đời!

      Xóa