Mời bạn cùng chia sẻ với blog HƯƠNG NGÀN của Nhật Thành.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

THẾ MÀ KHÔNG NÓI NGAY VỚI BỐ


Bạn nào không thích đùa thì đừng đọc nhé.
        
 Năm trước, người viết bài nay đi chấm thi ở Vinh. Từ Quỳ Hợp xuống Vinh phải mất 120 cây số nên đoàn chúng tôi không đi về như các đồng nghiệp ở các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên hay ở Cửa Lò, Vinh… mà phải thuê khách sạn để ở. Dù tiền lưu trú 250 ngàn một đêm/ người, nhưng chúng tôi thực hành “tiết kiệm” bằng cách thuê chung 5 cô vào một phòng. Chật nhưng vui.
Buổi tối, những cô giáo miền rừng chúng tôi không dám đi đâu vì sợ bị 3L: bị lạc, bị lừa, bị lôi! (Mặc dù nghe mọi người rỉ tai nhau “đánh bắt xa bờ”khoái lắm). Thôi thì chúng tôi “tự khoái” bằng cách nằm trong phòng kể chuyện cho nhau nghe vậy.
Người Nghệ có câu: “Hết chuyện khun (khôn), đùn chuyện dại” quả không sai. Hôm đó sau khi kể hết chuyện trên trời dưới đất, tôi chuyển đề tài:
“ Này, bây giờ các vị khai đi, lần đầu tiên ấy …ấy…ở đâu?”
 Hóa ra đề tài này làm cả phòng rôm rả hẳn.
  Đầu tiên, chị Mai tủm tỉm cười mà rằng: “ Lần đầu tiên mình và ông xã “ấy” ở nhà bếp ông bà ngoại bây giờ. Lúc đang “lên đỉnh” thì con Mực trời đánh ở đâu xông đến nhọn đít sủa inh ỏi. Mình cứ “xịt, xịt” nó lại càng sủa hăng. Chắc cu cậu không nhận ra chủ. Mẹ mình lồm cồm dậy, thắp đèn. Khi bà lần được xuống thì hai đứa đã biến ra cửa sau. Cũng may là hồi đó thắp đèn dầu, chứ cứ đèn điện như giờ mà “tách” một cái thì có lẽ trở tay không kịp! Nhưng mà công nhận, ăn vụng một miếng thế ngon hơn ngồi cỗ”
 Cười…Cười ngả cười nghiêng. Cười no cả bụng.
   Tôi giục: “ Ê, Thắm khai mau, nói thật vào!” Thắm đỏ bừng mặt, gãi đầu: “Nhưng các chị đừng cười…” “ Ừ, kể đi!” “ Sau nhà em có một đồi toàn cây măng đắng, hôm đó trời tối thui, thế mà anh ấy bảo em ra sau đồi ngắm trăng. Thế là em đi (yêu mà, yêu thì có phân biệt được đúng sai, phải trái gì đâu, người yêu nói là nghe ngay, các chị nhỉ?). Em cũng đồng ý với chị Mai,  ăn vụng ngon thật. Đồi măng đắng vắng vẻ, chúng em chả bị ai quấy rầy. Nhưng  về đến nhà em hoảng hồn khi phát hiện ra một con vắt to đùng lủng lẳng nơi “ngã ba đông dương”. Thật nó cũng khéo chọn cơ hội!”
 Ôi trời, hứa với nó rồi nhưng cả hội cũng ôm bụng mà cười.
  Lê Na không cần giục, kể luôn: “ Ông già em thì nghiêm lắm, cả thời gian chúng em tìm hiểu, ông canh riết. Đừng hòng cho ra khỏi nhà. Ngối nói chuyện thắp đèn sáng trưng mà thỉnh thoảng ông còn “E hèm” như có ý bảo: “ Bố vẫn thức đấy nhé.”
  Thắm ngắt lời:
-         Thế thì kể làm gì!
-         Không, phải kể tiếp chứ. Hôm đó hai bên gia đình đã gặp nhau bàn chuyện cưới xin rồi. Ông cụ cũng thả lỏng cho một chút, tức là cho em tiễn anh ấy ra cổng. Ai ngờ, đến chuồng bò, anh ấy ép em vào…hi hi…em biết ngay là anh ấy muốn gì nhưng vẫn “để thế xem sao”.
Lê Na chợt im lặng, mọi người giục: “Sao nữa, kể đi.” “ Đoạn tiếp thì mọi người biết rồi còn gì? Nhưng em nói chuyện này, cấm hé cho ông xã em biết đấy.” “Ừ, nhanh lên, sốt cả ruột” “ Con bò nhà em nhìn thấy một đám trắng lốp, thế là thè lưỡi liếm. Em nhột quá, hẩy mạnh lên. Nó vẫn không tha, cứ liếm mông em liên tục, em lại cứ hẩy liên tục…”
Hô…hô…hô…
Ha…ha…ha…
Vỡ bụng mất thôi!
“ Sau này, ông xã em cứ thắc mắc: sao lần ấy em máu thế? Vậy mà giờ cứ nằm im như tượng, chán chết! Anh ấy đâu biết là nhờ sự hỗ trợ của con bò?”
Cả Thắm và chị Mai đều vãi cả ra quần!
Còn Hương, cô bạn xinh nhất phòng nói mãi không chịu kể. Cuối cùng, em thì thầm vào tai tôi: “Em kể riêng cho chị nghe thôi, nếu chị có viết thành văn thì thay tên đổi chỗ cho em.” Tôi hứa danh dự với em. Và giờ tôi xin kể cho các bạn blog cùng nghe nhé.
 
           THẾ MÀ KHÔNG NÓI NGAY VỚI BỐ!
                          ( Truyện ngắn của Nhật Thành)

 Trời đã nhá nhem tối, ông Minh còn cặm cụi xếp xếp dọn dọn quanh nhà.
Vừa nhặt nhạnh các thứ rơi vãi: cái đinh, mảnh ván, que thép... ông vừa lầm bầm:
-  Đinh ốc thế này, lỡ ra ai dẫm phải thì khổ.
  Bỗng ông dừng lại, nghe ngóng. Hình như có tiếng động bất thường trong nhà kho? Không phải tiếng chuột. Trống ngực đổ dồn... Tiếng gì nhỉ? Đang phân vân, ông lại nghe thấy hình như có kẻ nào đó xô vật gì thật mạnh. Kẻ trộm ? Đứa nào cả gan vào giờ này? Trong kho chỉ có gỗ, thép, xi măng... các thứ vật liệu làm nhà?
Ông rón rén đến gần cửa: ổ khóa đã biến mất.Tay run run, ông đấy nhẹ cánh cửa: chốt trong ! Không xong rồi. Lùi ra mấy bước, ông vơ vội một thanh gỗ tròn...Tiếng trong kho im bặt. Ông nép vào sát vách, rình...
   Năm phút....bảy phút...mười phút... Ông nin thở chờ đợi. Phía trong nghe tiếng thầm thì. Thôi chết, ít ra là hai đứa ! Ông định vào gọi thằng con trai, nhưng lại sợ chúng chạy mất. Bỗng nghe tiếng mở chốt lách cách bên trong. “Ông quyết liều với mày”. Vừa nghĩ, ông vừa giơ cao thanh gỗ, sẵn sàng giáng xuống…
  Cửa mở. Một bóng đen lù lù hiện ra. Ông phang thật mạnh. “Cốc!” Thay vì trúng vào bóng đen to lớn kia, cái gậy chệch hướng, trúng ngay một phát vào hòn đá làm tay ông tê điếng.
 Bố, con đây mà!
 Trời, thằng Ban! Mày làm cái quái gì  vào giờ này hả?
-  Con cũng đang định hỏi bố câu đó đây!-  Ban xẵng giọng.Anh vừa lúi húi khoá cửa vừa lầm bầm: “ Tối rồi còn lò mò làm gì, thật đúng là rách việc”.
-   A, cái thằng này, sao tự nhiên mày cáu với bố ?
Ban lững thững vào nhà, không nói gì.
 Thấy thái độ lạ lùng của con, ông Minh đâm nghi ngờ. Nó làm gì trong đó? Làm gì mà chui vào nhà kho tối thui vậy? Rõ ràng lúc nãy ông nghe có tiếng thầm thì mà! Sao bây giờ nó lại khoá cửa? Hay nó tự thầm thì một mình? Không có lí. Ông chạy vào nhà, định hỏi cho rõ thì đã thấy nó nằm dài trên giường, mặt vẫn còn tức giận lắm.
 Hình như lúc nãy bố nghe mày nói chuyện với ai trong nhà kho phải không?
Ban bật dậy, nổi nóng:
-    Nói chuyện với ai? Bố thật là đồ dở hơi! Cả ngày làm chưa chán sao mà tối rồi còn lò mò thế? Bố ra ngoài cho con yên!
Ông Minh nhìn con, lắc đầu. Thái độ của thằng con làm ông mơ hồ nghĩ đến một chuyện. Ông bắt đầu lo, nỗi ám ảnh về chuyện ấy càng lớn dần, rõ dần. Thôi rồi!! Nếu thế thì ông chỉ có thắt cổ mà chết cho xong! Ông đi tìm đứa con dâu.Chẳng thấy đâu cả.Nó đi đâu vào giờ này? Ăn xong có mấy cái bát cũng chưa rửa, còn vứt chỏng chơ đó. Ông lại quay vảo:
-  Vợ mày đâu?
-   Sang ngoại!
Ômh Minh như cuồng lên trong bụng khi nghĩ về chuyện ấy. Ông phải nói với mẹ nó thôi. Giờ này, các bà đang rủ nhau đi bộ thể dục quanh hồ Thung Mây, ít ra cũng một tiếng nữa mới về. “ Thể dục thể diếc gì nữa bà ơi! Khoẻ đâu chưa biết, chết đến nơi mất rồi!” Đầu óc ông quay cuồng, rối bời bao ý nghĩ đen tối.Không chờ được nữa, ông chạy ra bờ hồ tìm bà Minh. Ông không biết rằng, khi ông vừa bước ra khỏi cổng, thằng Ban đã vội vàng ra mở cửa nhà kho. Một bóng đen nhẹ nhàng lách ra, vào nhà lấy xe, phóng thẳng…

    Vợ chồng ông Minh sinh hạ được bốn người con. Ba “ vịt giời” lần lượt bay đi, đứa nào cũng công ăn việc làm ổn định, lấy chồng, có con và đều ở xa. Còn thằng út, niềm tự hào, hãnh diện của ông, cục vàng của ông thì lận đận mãi, không thi đỗ đại học. Cuối cùng, nhờ chỗ quen biết, ông đã đưa được nó vào làm công nhân nhà máy đường. Thế cũng tạm ổn. Điều ông mong ở nó là có chút vợ, đẹp xấu không quan trọng, có nghề hay không cũng không đặt ra, chỉ cần nó biết sinh cho ông thằng cháu đích tôn để nối dõi tông đường, thế là ông có chết cũng thoả nguyện. Vợ chồng ông nhắm cho nó một đối tượng ở xóm trên, ông bà bên đó cũng là bạn nối khố thưở xưa, cô bé vừa học xong trung cấp kế toán, chưa xin được việc làm. Được cái xinh gái, hiền lành nên dù là vợ cha mẹ dạm hỏi nhưng thằng Ban nhà ông đồng ý ngay.
  Nhà có một thằng con trai nên ông cũng chẳng lo gì mua đất, làm nhà.  Nhà này là của nó. Lấy vợ về sống chung với bố mẹ, ông bà có cháu làm vui, còn chúng nó cũng yên tâm đi làm mà không lo gửi con cái. Điều đó quá hợp lí. Vả lại, đất cát ở cái thị trấn toàn các “đại gia” đá và quặng này còn đắt hơn vàng. Cứ nghe nói một dằm đất tiền tỉ mà phát ớn! Cả đời làm công nhân, nay về hưu với đồng lương còm, ông bà chia ra chi tiêu trong tháng cho đủ là giỏi lắm rồi. Giá cả các mặt hàng thì cứ thi nhau nhảy như phát rồ, đẩy mức sống của những người về hưu tụt dần mãi xuống.
   Thế nhưng, khi thằng Minh lấy vợ, ông bà mới thấy hết được sự bất tiện. Một tuần sau khi cưới, nó xuống nhà máy, ông  quyết định cơi nới thêm hẳn một gian nữa. Thôi thì vì hạnh phúc con trẻ, cũng vì sự thoải mái của tuổi già, dù phải bán cốt, lột xương, dù phải vay mượn cũng đành. Công trình đang ngổn ngang vôi vữa thì hôm qua đã lại thấy nó về. Hỏi thì nó bảo cơ quan cho nghỉ bù phép. Chuyện xẩy ra hôm nay làm ông nghi ngờ cái phép của nó...
 Bà Minh nghe ông kể lại, phân tích từng cử chỉ, thái độ, thấy choáng váng. Người bà rũ ra, đầu óc quay cuồng. “Thôi rồi con ơi! Dính vào ma tuý, đời con đi tong, đời bố mẹ cũng chấm hết! Tôi làm gì nên tội mà trời bắt tôi chịu nạn thế này hả trời ???” Ông Minh vội bịt chặt miệng bà, rít lên khe khẽ:
- Tôi xin bà, đừng lu loa lên như thế. Thật đúng là đồ đàn bà, chẳng có chút nào gọi là tỉnh táo, bình tĩnh cả. Để xem thế nào rồi liệu...
 - Còn xem gì nữa, liệu gì nữa hả ông? Bao nhiêu kẻ dính vào ma tuý, cai đi cai lại rồi đâu cũng vào đấy cả thôi. Người ta có năm có mười thì tốt, mình có một thì xấu ông ơi!
   Công trình đang dở dang phải dừng lại. Ông Minh triệu tập họp gia đình khẩn cấp. Sau mấy cú điện thoại, các con gái, con rể đã về đông đủ.
 Ông Minh phát hoả:
 - Ban, con nói thật cho bố mẹ và các anh chị nghe, con dính nghiện rồi phải không? Lâu chưa?
 Ban cười to:
-   Con thấy bố buồn cười thật đấy. Khi không cũng làm như cháy nhà đến nơi không bằng. Thôi, lỡ gọi các anh chị về đây rồi, con xin nói cho mọi người yên tâm: con không bao giờ dính vào ma tuý. Được chưa?
Anh rể đầu nhẹ nhàng:
-   Cậu nói thế thì anh chị biết thế. Nhưng lỡ ra có dính nghiện thì cậu cũng nói sớm để còn biết mà lo...
-         Lo gi? – Ban lại cười  – Cai nghiện ư? Ừ thì em mới bắt nghiện đấy, nhưng em không cai. Bố mẹ, anh chị nghiện lâu rồi cũng có chịu cai đâu? Thử hỏi vợ em nó có chịu cho em cai không?
Vân đỏ bừng mặt, lí nhí:
- Em biết đâu đấy...
 Ông Minh bỗng sừng sộ:
- Mày tưởng chuyện đùa đấy à? Công tao nuôi dạy mày có học có hành đến nơi đến chốn mà bây giờ mày đổ đốn như thế sao? Tao nói cho mày biết, nếu không chịu cai thì có mày không tao, có tao không mày. Nghe chưa con? Nòi chẳng nòi thì chớ.Tao không có loại con nghiện ngập như mày, nghe chưa?
Bà Minh khóc to lên, hai tay chắp lại vái lấy vái để:
- Thôi, tôi xin  ông. Ông đừng nóng quá như vậy mà con nó khùng lên. Mẹ xin con, con ơi! Con phải biết phân biệt phải trái, đúng sai chứ.Mẹ sẽ chấp nhận theo con, dù vất vả đến mấy, khổ sở đến mấy, chỉ cần con cai được...
 Chị cả thẽ thọt:
 - Thôi em ạ, nếu lỡ dại rồi thì cai sớm vẫn kịp. Các chị sẵn sàng vì em....
Ban hét toáng lên:
- Điên ! Điên hết cả rồi! Các người điên hết cả rồi sao ? Cái gì mà cai với chả nghiện chứ? Con đã bảo là con không nghiện ma tuý!
  Cơn nóng giận bốc hoả lên đầu, ông Minh chạy vào nhà, cầm con dao huơ lên loang loáng:
 - Tao giết! Tao giết! Tao cũng sẽ chết cùng mày, con ơi!
 Cả nhà ùa đến, giằng con dao khỏi tay ông Minh. Mấy người đàn bà khóc tru tréo.
 Ban vào xách vội cái túi, đi thẳng. Vân chạy theo:
 - Anh, đừng đi. Sao anh không nói rõ ràng ra, làm thế bây giờ thành to chuyện.
 Ban quay lại nhìn vợ, ánh mắt dịu lại:
 - Em ở nhà mà nói cho rõ ràng. Anh đi đây.
Biết không giữ được chồng, Vân lủi thủi quay vào:
- Mọi người cũng hay thật đấy, chuyện chẳng có gì cũng làm ầm lên.
Bà Minh được dịp chì chiết con dâu:
- Cô bảo chuyện chẳng có gì là sao? Ừ, đúng rồi, nó có phải máu mủ ruột rà gì với cô đâu mà cô xót. Nó nghiện, cô bỏ quách đi là xong. Đấy, người ta bảo cấm có sai, đo được lòng sông, lòng biển, ai đo được lòng người. Nó xẩy ra chuyện, cô dửng dưng thế đủ biết cô có thương yêu nó hay không.
 Vân nghẹn ngào:
 - Sao mẹ lại nói thế? Anh ấy là chồng con cơ mà.
- Ôi dào, các cô bây giờ thay chông như thay áo. Không nên thì bỏ. Tôi còn lạ gì.
Chị Bông, chị gái thứ hai của Ban can mẹ:
-  Sao mẹ lại nói mự ấy như thế? Con mẹ cũng là con gái, mẹ nói cũng phải nghĩ chứ!
-  Chúng mày cút hết đi! Cút đi!- Bà Minh gào lên.
Vân khóc tức tưởi, bỏ về bên ngoại.
Các cặp gia đình cũng lần lượt phóng xe ra khỏi cổng, mang theo tâm trạng nặng nề.
Căn nhà trống hoác còn lại hai vợ chồng già.
Những ngày sau đó, bà Minh không dám đi đâu. Không tham gia thể dục dưỡng sinh, bỏ luôn cả thói quen đi bộ vào mỗi sáng và mỗi tối.. Việc sửa nhà dừng lại. Trong nhà đọng đầy những tiếng thở dài sườn sượt.
  Quán nước chè đâm nhà ông Xin đặc biệt đông khách. Người ta đến đây để  thưởng thức thứ nước giải khát đặc biệt nguyên chất, vừa thơm,vừa ngọt, càng uống càng mê. Cái thức uống dân dã của đồng bào miền núi nay thành đặc sản của dân “sành điệu”. Người ta còn đến đây để được nghe, được nói những tin thời sự nóng hổi . Từ chuyện xung đột vũ trang trên thế giới, chuyện giá vàng, giá xăng tăng chóng mặt đến tai nạn giao thông mà  tử vong còn cao hơn căn bệnh ung thư làm mọi người ghê sợ. Từ chuyện ông cán bộ cấp cao “dính” vào đường dây buôn lậu thuốc lá đến chuyện nhà bà B trong xóm trúng to khi nuôi hai con lợn nái vào thời điểm giá thịt lợn tăng vọt từng ngày. Hôm nay, câu chuyện của mọi người xoay quanh thông tin nóng hổi: Thằng Ban con ông Minh nghiện ma tuý nặng.
   Ông Khoát hạ giọng, tỏ ra bí mật:
-  Này, nói đây bỏ đây nhé. Hôm trước tôi chạy sang trông mới khiếp! Ông Minh mặt phừng phừng, cầm dao chém lia lịa vào thằng con trai, may mà nó tránh được không thì toi đời!
-   Gớm, đã tránh được thì làm sao mà chém lia lịa cơ chứ? Ông cũng khéo tưởng tượng.- Bà Ba kéo dài giọng.
Ông Khoát biết mình hơi quá, chữa lại:
-  Ừ, thì may có mấy thằng rể xông vào, đứa thì cướp dao, đứa điểm huyệt, ông Minh đứng như trời trồng, thằng Ban nhân cơ hội đó chạy thoát thân, nếu không thì...
-  Mấy thằng rể nhà ônh Minh, đứa nào cũng  ẻo lả, sợ vợ còn hơn sợ cọp, võ vẽ gì đâu mà điểm với chả huyệt. Ông nói mà chẳng có căn cứ gì cả.-  Ông Niêm  phản bác.
-  Thì tôi tận mắt chứng kiền mà lại !  - Giọng chống chế của ông Khoát đã yếu đi.
 - Thôi đi hai ông. Chuyện đau lòng của gia đình người ta, mình đem ra bàn luận như thế có nhẫn tâm quá không? – Bà Hoạt nhỏ nhẹ - Tôi thì tôi thấy, ông bà Minh cũng là người dạy con đến nơi đến chốn, từ nhỏ đến lớn, đứa nào cũng răm rắp nghe lời, vậy sao bây giờ thằng Ban lại đổ đốn như thế.
Chủ quán nước nãy giờ nghe chuyện, thở dài:
 - Nói các ông các bà bỏ quá cho, nghe nhiều chuyện của lớp thanh niên giờ mà tôi phát hoảng. Đấy, con ông Chất lúc ở nhà hiền lành thế, học giỏi thế, thi đậu Đại học Bách Khoa, tưởng rồi bố mẹ mở mày mở mặt, ai ngờ học được hai năm, theo bạn bè rủ rê, dính vào cá cược bóng đá, không có tiền trả, bị chúng móc một mắt, đưa về cho cha mẹ lo tiền ra chuộc, nghe đâu đếm ba trăm triệu. Còn tôi cũng có đứa cháu, năm vừa rồi  dính đền hơn hai trăm triệu vì Games, vợ chồng chú thím phải bán cả mảnh hương hỏa ở quê.
 Bà Hoạt chép miệng:
- Thời buổi này, đẻ ra con gì cũng lo. Trai thì nghiện ngập, gái thì đua đòi, chưa nứt mắt đã cặp kè với đại gia để kiếm tiền ăn diện. Ai đời học sinh trung học vào bệnh viện phá thai mà mặt cứ nhơn nhơn, chẳng thấy xấu hổ là gì. Cái lão Tự xếp đá ấy, gần sáu mươi rồi mà con bé học lớp mười một còn bị hút vào như mạt sắt gặp nam châm. Chung qui lại cũng chỉ vì tiền… Thế chẳng biết bây giờ ông Minh định tính sao ấy nhỉ?
Bà Vinh ngồi cạnh, bấm bấm vào đùi bà Hoạt. Thì ra, ông Minh đang ngật ngưỡng đi vào, hơi thở nồng nặc mùi rượu, giọng rè rè như đài yếu pin:
- Ai vừa nhắc đến tên Minh đấy? Ông đây ! Ông vẫn nguyên vẹn chân tay đây! Sao? Im lặng hết cả à? Thằng con nhà ông hư. Đúng. Thì sao nào? Thiên hạ đầy người có con hư. Hư thì sửa ! Thời buổi khoa học công nghệ phát triển, cái gì hư cũng sửa được hết ! Ha ...ha...
 Mọi người nhìn nhau. Ông Xin bưng cốc nước  đặc sánh bằng cả hai tay:
- Vâng, hư thì sửa, lo gì bác. Mời bác uống cốc nước chè đâm.
- Được, để đó tôi. Gì chứ chè đâm thì tôi không chối đâu. – Ông Minh huơ tay.
“ Choang”, chiếc cốc tuột khỏi tay ông Xin, rơi xuống nền gạch, nước bắn tung toé.
- Khốn nạn ! - Ông Minh gào lên, nước mắt giàn giụa,  rồi không kìm được, ông khóc hu hu.
 Mọi người lặng lẽ nhìn nhau. Trong lúc này đây, cứ để ông khóc cho nhẹ lòng.
  Hai người đàn ông đứng dậy:
- Thôi, bác vào trong giường ông Xin nghỉ cho đỡ mệt.
Nhưng ông Minh đã xua tay:
- Không, tôi phải về.
Nhìn dáng đi xiêu vẹo của ông, ai cũng ái ngại vô cùng.
    Vân gọi điện cho chồng về. Ban không ngờ cơ sự lại đến nông nỗi này. Lúc bỏ đi xuống cơ quan, anh chỉ nghĩ là tránh lúc bố nóng quá mà thôi.Việc đâu còn có đó.
 Hôm nay chỉ có hai bố con. Vân nướng mấy con mực khô, mua một chai rượu nếp loại hảo hạng. Ông Minh đã sắp xếp bữa rượu này. Ông không muốn hai người phụ nữ trong nhà tham gia.
 Rất vui vẻ và bình tĩnh, ông mở lời:
- Ban này, bố muốn nói chuyện với con như hai người đàn ông với nhau. Con biết đấy, người đàn ông thường có lắm đam mê. Những đam mê đó phần lớn là làm khổ phụ nữ. Biết vậy nhưng mấy ai tránh được, đúng không? Nhưng theo bố nghĩ, nếu như dính vào ma tuý thì khổ cha khổ mẹ, khổ cả đời mình, khổ cả đời con. Tương lai chỉ là màu xám. Đam mê ấy cần tránh, phải không con?
Ban mỉm cười:
-  Vâng, con đồng ý với bố. Hôm nay con cũng muốn nói chuyện với bố như hai người đàn ông với nhau. Bố nghi ngờ con nghiện ma tuý vì cái hôm vô tình phát hiện ra con ở trong nhà kho, đúng không? Bố có biết con ở trong đó với ai không?
Ông Minh nhướng mắt lên:
-   Với ai?
-  Một bạn nghiện khác. Nhưng không phải nghiện ma tuý – Ban cười.
-    Mày có biết bố mẹ đã khốn khổ thế nào không con? Sao còn cười được cơ chứ?
Ban nhỏ giọng,  nói thầm thì:
-   Nhớ vợ, con xin anh em trong tổ về vài ngày, về thì thấy nhà dỡ tanh bành cả rồi. Con đã kéo vợ con vào trong đó...
Ông Minh vỗ đánh “ đét” vào đùi:
-   Trời! Có thế mà không nói ngay với bố!

                                                 Tháng 7 năm 2011




21 nhận xét:

  1. Hihi, he he...
    Em khoái chuyện chuồng bò...

    Trả lờiXóa
  2. Sao chưa thấy tác giả kể chuyện của mình cho chị em nghe nhỉ? hihi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ ơi, trong một cuộc họp thì thư kí lo ngồi nghe mà ghi là chính, mấy khi phát biểu, đúng không? Hi hi...Khi nào tác giả kể riêng cho nhà thơ nghe nha.

      Xóa
    2. Anh QT thật thà quá!
      Chọn lấy một nhân vật có phong cách giông giống... Ai lại nói là chuyện của tôi đâu. Mà thường người chủ trì buổi giao lưu hay trình bày tác phẩm vào giờ cuối hoặc gần cuối.
      Híiiiiiiiiii

      Xóa
    3. Chắc anh Hải Thăng nói đúng. Truyện nhiều khi là nguyên mẫu của tác giả xây dựng nên mà. hihi.
      À, mà em "Theo dõi Blog bè bạn" thấy Blog TRANG THƠ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ xuất hiện tiêu đề THẾ MÀ KHÔNG NÓI NGAY VỚI BỐ. (Truyện ngắn của Nhật Thành). Em theo sang đọc nhưng không thấy gì... là sao anh Hải Thăng nhỉ?...

      Xóa
    4. Cũng có thể là chỉ của tác giả thôi nhưng ở những thời điểm khác nhau thì sao? Hi .hi...

      Xóa
  3. Chết chửa ai bảo cứ thích màu mè, lòe loẹt cơ.
    Anh quên mật khẩu của blog hương ngàn rồi còn đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em vẫn đăng bình thường như mọi lần, chẳng hiểu sao hôm nay nó giở chứng thế chứ.Em phải sửa màu là vì để như mọi hôm nó không nổi được chữ.

      Xóa
    2. Nền văn bản trắng - Nền Blog đen nó sinh ra vậy đó.

      Xóa
  4. hahahaha..1001 kiểu yêu..mà kiểu nào cũng lãng mạn thấy phát thèm nè.anh HAI like cho em và kèm thêm tràn vổ tay tán thưởng thiệt dài nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hai ơi, kể ra cho hết có lẽ tốn giấy mực lắm nhỉ? He...he...

      Xóa
  5. MUNG NTH TRO LAI ,BLOG CHUC EM MOT MUA GIANG SINH VUI VE AN LANH HANH PHUC NHE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Nha My. Em bận coi thi cả ngày chị ạ.

      Xóa
  6. Người con trai gãi đầu, gãi tai mãi rồi mới trả lời bố:

    - Nếu mà con nói thật với bố, thì liệu bố có còn cho chúng con tiếp tục "làm ăn" ở trong cái nhà kho đó không?

    Bố gắt lên:

    - Mày lại nói láo xược! Nhà kho là nơi cất những tài sản, đồ vật, tài sản có giá trị (thậm chí cả những gia truyền để lại) thì mày không được phép làm bậy bạ ở trong đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người con trai gãi đầu, gãi tai mãi rồi mới trả lời bố:
      - Bố à, chuyện này...mấy ai mà nói được đâu ạ. May ra có Nhật Thành kể ra thế thôi!

      Xóa
  7. Đoạn đầu thì kể về nhân vật Hương - “Em kể riêng cho chị nghe thôi, nếu chị có viết thành văn thì thay tên đổi chỗ cho em.”Và đoạn dưới là kể về nhân vật Vân.Dấu chấm hỏi đặt ra là tên nào mới đúng đây nhỉ.Hóng thôi,hóng nhiệt tình nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơ, đã bảo là thay tên đổi chỗ mà. Hương phải thay thành Vân chứ. Giáo viên phải thay là kế toán cho nó oách! Cháu nên nhớ rằng phần sau là truyện ngắn đấy nha.
      Hôm qua một người bạn của dì ở chợ Đồng Nại gọi điện và hỏi: " Này, cậu viết về ai trong cái truyện BƯỚC NGOẶT thế?" Dì bảo: " Đến đây tớ chỉ cho" He he...
      Hùng nhận được các thứ mẹ gửi chưa? Có tiền của dì nữa đó. Liệu đi làm có lương mà trả cho dì!

      Xóa
    2. Cháu biết rồi ạ,cháu cám ơn dì nhé.
      Mà ai đọc qua một lần là biết tỏng cái "thay tên,đổi họ " của dì rồi còn gì.Mà không biết sau này cháu có giống trường hợp này không đây.he he !!

      Xóa
  8. Hihi. Cười suốt cả trưa ,chảy hết nước mắt rồi đây này
    Bắt đền em đó
    Mà em cũng kể ngay ,ngày đầu tiên của em nhé
    mọi người đọc đều tò mò chuyện của tác giả đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cứ cười như thế cho khỏe nha. (Hài hước giúp ta chống được 50% bệnh tật đó chị).
      Nhưng em là thư kí kiêm chủ tọa nên không có phần kể, chỉ tổng hợp thôi.Hì...

      Xóa